Tuyên Ngôn Độc Lập Việt Nam – Wikisource Tiếng Việt

Bước tới nội dung
  • Văn kiện
  • Nguồn
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Xem mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Xem mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Tải lên tập tin
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn văn kiện này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In/xuất ra
  • Tải về bản in
  • Tải về EPUB
  • Tải về MOBI
  • Tải về PDF
  • Định dạng khác
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikipedia
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Tác phẩm chọn lọc Tải về Văn thư lưu trữ mở Wikisource ←Wikisource:Văn kiện lập hiến Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam  (1945)  của Hồ Chí Minh 
  • Tài liệu hướng dẫn của bản mẫu Thông tin văn kiện.thông tin về bản này. 
  • Các dự án wiki khác.các dự án wiki khác: bài viết Wikipedia, thể loại Commons, mục Wikidata.

Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, sau khi giành độc lập từ thực dân Pháp và Nhật, đã được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) 2 tháng 9 năm 1945.

Nội dung dưới đây được đăng trên báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền của Việt Minh, số 36, ngày 5 tháng 9 năm 1945, 3 ngày sau khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn tại Hà Nội. — Trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam của Wikipedia, bách khoa toàn thư mở.

16630Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam1945Hồ Chí Minh

TUYÊN-NGÔN ĐỘC-LẬPcủa nước Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa

« Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo-hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm-phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự-do và quyền mưu cầu hạnh-phúc. »

Lời bất-hủ ấy ở trong bản Tuyên-ngôn Độc-lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân-tộc trên thế-giới đều sinh ra bình-đẳng; dân-tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung-sướng và quyền tự-do.

Bản Tuyên-ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách-mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

« Người ta sinh ra tự-do và bình-đẳng về quyền-lợi, và phải luôn luôn được tự-do và bình đẳng về quyền-lợi. »

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng là có tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị. — Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những pháp luật dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng-buộc dư luận, thi-hành chính-sách ngu-dân.

Chúng dùng thuốc-phiện, rượu, cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh-tế. — Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy khiến cho dân nghèo-nàn thiếu-thốn, nước ta xơ-xác, tiêu-điều.

Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên-liệu.

Chúng giữ độc-quyền in giấy bạc, xuất-cảng và nhập-cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư-sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công-nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm-lăng Đông-Dương để mở thêm căn-cứ đánh Đồng-Minh, thì bọn thực-dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng-xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng-trị đến Bắc-kỳ, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay Nhật tước khí-giới của quân đội Pháp. Bọn thực-dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không « bảo-hộ » được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã « bán » nước ta 2 lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt-Minh đã kêu gọi người Pháp liên-minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt-Minh hơn trước. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính-trị ở Yên-Báy và Cao-Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt-Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ.

Sự thực là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng-Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy dành chính quyền, lập nên nước VIỆT-NAM CỘNG-HÒA DÂN-CHỦ.

Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt-Nam từ tay Nhật, chứ không phải tự tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo-Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt-Nam độc-lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân-chủ Cộng-hòa.

Bởi thế cho nên chúng tôi — Lâm-thời Chính-phủ của nước Việt-Nam mới — đại biểu cho toàn dân Việt-Nam tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt-Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt-Nam.

Toàn dân Việt-Nam trên dưới một lòng quyết liệt chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng-Minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không nhận quyền độc-lập của dân Việt-Nam.

Một dân-tộc đã gan-góc chống ách nô-lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân-tộc đã gan-góc đứng về phe Đồng minh chống Phát-xít mấy năm nay, dân-tộc đó phải được tự do! Dân-tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi — Chính-phủ lâm-thời của nước Việt-Nam dân-chủ cộng-hòa — trịnh-trọng tuyên-bố với thế-giới rằng:

« Nước Việt-Nam có quyền hưởng tự-do và độc-lập, và sự thực đã thành một nước tự-do và độc-lập. Toàn thể dân Việt-Nam quyết đem tất cả tinh-thần và lực-lượng, tính-mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc-lập ấy ».

Ký tên:

Hồ-chí-Minh, chủ-tịch, Trần-huy-Liệu, Võ-nguyên-Giáp, Chu-văn-Tấn, Dương-đức-Hiền, Nguyễn-văn-Tố, Nguyễn-mạnh-Hà, Cù-huy-Cận, Phạm-ngọc-Thạch, Nguyễn-văn-Xuân, Vũ-trọng-Khánh, Phạm-văn-Đồng, Đào-trọng-Kim, Vũ-đình-Hòe, Lê-văn-Hiến.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".

Public domainPublic domainfalsefalse

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)

Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)

Public domainPublic domainfalsefalse Lấy từ “https://vi.wikisource.org/w/index.php?title=Tuyên_ngôn_Độc_lập_Việt_Nam&oldid=85294” Thể loại:
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Tác phẩm 1945
  • PVCC-CPVN
  • PVCC-Việt Nam
  • Diễn văn
  • Tuyên ngôn

Từ khóa » Bởi Thế Cho Nên