[TUYỂN TẬP] Đề Thi Môn Luật Cạnh Tranh Và Giải Quyết Tranh Chấp
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- 1. Đề thi môn Luật Cạnh tranh lớp CLC39D – 2017
- 2. Đề thi môn Luật Cạnh tranh lớp QT39 – 2017
- 3. Đề thi môn Luật Cạnh tranh và GQTC thương mại lớp TM39 – 2018
- 4. Đề thi môn Luật Cạnh tranh lớp QTL41 – 2018
- 5. Đề thi môn Luật Cạnh tranh lớp DS41 – 2018
- 6. Đề thi Luật Cạnh tranh lớp TM41 – 2018
- 7. Đề thi môn Luật Cạnh tranh các lớp K42 – 2019
- 8. Đề thi Luật Cạnh tranh lớp HC40 – 2019
Tuyển tập đề thi môn Luật Cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, của chúng tôi được cập nhật qua mỗi học kỳ. Các bạn chú ý follows website iluatsu.com để nhận thông báo về các bài viết, đề thi mới nhất nhé! Lưu ý: Đề thi cập nhật mới nhất ở cuối bài viết.
- Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
- Đề thi môn Luật Hành chính Việt Nam
- Đề thi Luật Hiến pháp nước ngoài
- Đề thi Luật Hiến pháp Việt Nam
- Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm
TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Luật Cạnh tranh
1. Đề thi môn Luật Cạnh tranh lớp CLC39D – 2017
Cập nhật ngày 15/12/2017.- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: CLC39D
- Thời gian làm bài: 75 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Thầy Chương.
- Người đóng góp đề thi: Quốc Sang.
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1/ Mọi vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đều phải được điều tra qua hai giai đoạn là điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. (1 điểm)
Xem thêm tài liệu liên quan:
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Án lệ và Tập quán pháp
- [TUYỂN TẬP] Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật thi hành án dân sự
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Thi hành án hình sự
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Ngân hàng
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự Việt Nam
- [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Tố tụng Hành chính Việt Nam
2/ Doanh nghiệp có hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng thì vi phạm Luật Cạnh tranh. (1 điểm)
3/ Cục Quản lý Cạnh tranh có quyền điều tra và xử lý tất cả các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. (1 điểm)
4/ Thành phần của Hội đồng trọng tài có thể là một trọng tài viên nếu các bên có thỏa thuận. (1 điểm)
5/ Chỉ Tòa án mới là đối tượng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài. (1 điểm)
6/ Hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng trọng tài. (1 điểm)
Bài tập
Những hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2004 không? Giải thích tại sao?
1/ Công ty TNHH B thuê người đi mua các vỏ chai rượu ngoại của các hãng rượu nổi tiếng, sau đó dùng rượu do mình sản xuất cho vào các vỏ chai này, đóng nặp và phân phối ra thị trường. (2 điểm)
2/ Công ty A thuê phóng viên X của Báo Y viết bài phỏng vấn Giám đốc của Công ty A, trong đó Giám đốc công ty A khẳng định các nội dung sau: “Sản phẩm nước uống do Công ty A sản xuất có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay”. (2 điểm)
2. Đề thi môn Luật Cạnh tranh lớp QT39 – 2017
Cập nhật ngày 30/12/2017.- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: QT39
- Thời gian làm bài: 75 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Đang cập nhật.
- Người đóng góp đề thi: Lê Khánh Ly.
Lý thuyết
Phân tích các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 để chứng minh rằng tố tụng trọng tài được sự hỗ trợ từ các cơ quan tư pháp? Theo anh chị tính cưỡng chế thi hành giữa phán quyết trọng tài và bản án có khác nhau không? Tại sao? (3 điểm)
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?
1/ Khi phát hiện thấy có dấu hiệu rõ ràng về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh có thể ra quyết định điều tra chính thức mà không cần tiến hành điều tra sơ bộ. (1 điểm)
2/ Khi điều tra về vụ việc hạn chế cạnh tranh, nếu kết luận điều tra chính thức là không có hành vi vi phạm thì thủ trưởng cơ quan cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra. (1 điểm)
3/ Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. (1 điểm)
Bài tập
Ba đối tượng A, B và C (là các cá nhân có tham gia đầu tư chứng khoán) do có mục đích vụ lợi về kinh tế nên đã tung tin đồn trên các diễn đàn mạng với nội dung: “Công ty cổ phần M trong năm 2015 kinh doanh thua lỗ khoảng 20 tỷ đồng”. Thông tin này làm ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cổ phiếu của Công ty M trên thị trường chứng khoán.
1/ Hành vi trên có vi phạm Luật Cạnh tranh 2004 không? Tại sao? (2 điểm)
2/ Công ty M cho rằng các đối tượng trên có hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty nên dự định khởi kiện ra trọng tài thương mại để giải quyết. Anh chị hãy cho biết ý kiến của mình về dự định của Công ty M. (2 điểm)
3. Đề thi môn Luật Cạnh tranh và GQTC thương mại lớp TM39 – 2018
Cập nhật ngày 02/01/2018.- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: TM39
- Thời gian làm bài: 75 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Thầy Chương.
- Người đóng góp đề thi: Lê Ngọc Bích.
Lý thuyết
Phân tích tiêu chuẩn làm trọng tài viên theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010? Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì có ưu điểm gì nếu xét trên tiêu chí trọng tài viên?
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?
1/ Sau khi có báo cáo điều tra về hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải mở phiên điều trần để xử lý vụ việc. (1 điểm)
2/ Các doanh nghiệp được tự do tập trung kinh tế nếu sau khi thực hiện vẫn thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. (1 điểm)
3/ Khi nhận thấy có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh gây thiệt hại cho mình, các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh hoặc Hội đồng cạnh tranh. (1 điểm)
Bài tập
Doanh nghiệp A kinh doanh sản phẩm nội thất, thỏa thuận trong hợp đồng đại lý với Doanh nghiệp B (là một trong các đại lý của doanh nghiệp A) như sau: “Doanh nghiệp B chỉ được ký kết các hợp đồng bán hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng, các hợp đồng có giá trị cao hơn thì phải thông báo đến A trực tiếp ký kết, Doanh nghiệp B vẫn được hưởng hoa hồng như trường hợp trực tiếp ký kết”.
Hãy xác định thỏa thuận nêu trên có vi phạm Luật Cạnh tranh năm 2004 không, biết rằng thị phần của A là 24%, thị phần của B là 5% và hai doanh nghiệp này hoạt động trong cùng một thị trường liên quan. (4 điểm)
4. Đề thi môn Luật Cạnh tranh lớp QTL41 – 2018
Cập nhật ngày 17/06/2018.- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: QTL41
- Thời gian làm bài: 75 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Thầy Hùng.
- Người đóng góp đề thi: Nguyễn Thanh Tân.
Nhận định
Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao?
1/ Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp. (1 điểm)
2/ Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. (1 điểm)
3/ Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên. (1 điểm)
4/ Mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện. (1 điểm)
5/ Để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xác định chính xác đối tượng và mức độ thiệt hại vật chất cụ thể. (1 điểm)
Xem thêm:
- Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm
- Đề thi môn Công pháp Quốc tế
- Đề thi môn Luật Ngân hàng
Bài tập
Anh chị hãy cho biết hành vi sau đây có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Tại sao? (5 điểm)
1/ Công ty Ánh Dương ký hợp đồng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó có điều khoản yêu cầu các khách sạn, khu nghĩ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương đốivới du khách đến từ Nga, Ukraine và các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). (2.5 điểm)
2/ Công ty Cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán ngân hàng có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 100%. Smartlink đã thực hiện việc sáp nhập vào Banknetvn./. (2.5 điểm)
5. Đề thi môn Luật Cạnh tranh lớp DS41 – 2018
Cập nhật ngày 20/12/2018.- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: DS41
- Thời gian làm bài: 75 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Phạm Hoài Huấn.
- Người đóng góp đề thi: Nguyễn Gia Kỳ.
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?
1/ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là các hành vi được quy định trong Luật Cạnh tranh. (1 điểm)
2/ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận thống nhất hành động nhằm thu lợi bất chính giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan. (1 điểm)
3/ Thị trường liên quan là yếu tố bắt buộc phải xác định khi điều tra hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. (1 điểm)
4/ Chính sách khoan hồng không áp dụng đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. (1 điểm)
Lý thuyết
Bằng quy định của Luật Cạnh tranh 2018, anh chị hãy phân biệt hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường và hành vi lạm dụng vị trí của nhóm bốn (04) doanh nghiệp thống lĩnh thị trường ngăn cản doanh nghiệp khác mở rộng thị trường. (3 điểm)
Bài tập
Công ty cổ phần An Bình (An Bình) sở hữu chuỗi cửa hàng cà phê dành cho giới trẻ, chiếm thị phần 38% trên thị trường liên quan. Nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, An Bình đã lên kế hoạch mua chuỗi cửa hàng bánh ngọt Hà Phương (thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV Hà Phương). Nếu kế hoạch này thành công, sản phẩm kinh doanh của An Bình sẽ đa dạng và đáp ứng hơn nhu cầu của các khách hàng trẻ tuổi của Công ty.
Công ty TNHH Đông Phong (Đông Phong) sở hữu chuỗi cà phê D&P, là đối thủ cạnh tranh của An Bình trên thị trường cà phê với thị phần là 42%. Trong trường hợp An Bình mua được Hà Phương, thì D&P sẽ gặp bất lợi trong kinh doanh vì Hà Phương đang tạo nên cơ sốt trong giới trẻ khi chuỗi bánh ngọt này đang có những sản phẩm bánh được yêu thích.
Trong cuộc đua mua lại Hà Phương, An Bình và Đông Phong đều đưa ra mức giá cao hơn giá trị thực tế của Hà Phương. Ngày 8 tháng 11, An Bình và Đông Phong thỏa thuận sẽ thành lập Công ty TNHH A&D (A&D) để mua 51% phần góp vốn của Hà Phương. Theo đó mức giá mà A&D đề xuất sẽ thấp hơn mức giá mà An Bình và Đông Phong đề xuất với Hà Phương trước đó.
Câu hỏi:
Bằng quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành, anh chị hãy cho biết:
1/ Dự định thành lập A&D như trên có phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
2/ Dự định thành lập A&D có bắt buộc phải báo cáo với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
6. Đề thi Luật Cạnh tranh lớp TM41 – 2018
Cập nhật ngày 24/12/2018.- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: TM41
- Thời gian làm bài: 75 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Thầy Chương.
- Người đóng góp đề thi: Giấu tên.
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?
1/ Mở phiên điều trần là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh. (1 điểm)
2/ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ chỉ bị cấm khi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận kinh doanh cùng thị trường liên quan. (1 điểm)
3/ Doanh nghiệp chỉ được tập trung kinh tế có điều kiện sau khi đã thẩm định chính thức. (1 điểm)
4/ Điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải là cán bộ, công chức thuộc Bộ Công thương. (1 điểm)
5/ Đưa thông tin gian dối về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác là hành vi lôi kéo kháng hàng bất chính. (1 điểm)
6/ Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn chứ không phải là Thủ trưởng cơ quan điều tra. (1 điểm)
Bài tập
Căn cứ vào các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018, anh chị hãy giải quyết các tình huống sau đây:
1/ A và B là hai chủ hộ kinh doanh lần lượt kinh doanh quán ăn và dịch vụ sửa chữa xe gắn máy. Do khá thân thiết với nhau nên trong một lần ngồi nhậu, A đã hỏi B công thức làm nước sốt thịt bò của món bò nướng mà theo A đây là yếu tố quyết định làm cho món bò nướng của quán B trở nên nổi tiêng và có rất đông khách hàng.
Vì nghĩ rằng A là bạn thân thiết lại kinh doanh ở lĩnh vực không có tính cạnh tranh với mình nên B đã vui vẻ kể cho A nghe về công thức làm nước sốt ướp thịt bò. Hai tháng sau, cách quán của B 500 mét có một quán bò nướng mới được khai trương mà theo thông tin của hàng xóm xung quan, B biết được quán này là do A mới mở để kinh doanh. (2 điểm)
Tình tiết bổ sung
2/ Nhân dịp khai trương quán bò nướng của mình, A đã công bố giá bán món bò nướng của mình thấp hơn 40% so với giá bán của món bò nướng cùng loại và kích cỡ ở quán của B. B cho rằng quán nhậu của A đã có hành vi vi phạm khoản 6, Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 nên dự định khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. (2 điểm)
7. Đề thi môn Luật Cạnh tranh các lớp K42 – 2019
Cập nhật ngày 11/01/2019.- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: Các lớp Khóa 42
- Thời gian làm bài: 75 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Thầy Phạm Hoài Huấn.
- Người đóng góp đề thi: Thu Hồng.
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?
1/ Tiết lộ thông tin bí mật trong kinh doanh của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bị cấm. (1 điểm)
2/ Doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. (1 điểm)
3/ Luật Cạnh tranh 2018 có thể được áp dụng đối với các hành vi thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. (1 điểm)
4/ Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh năm 2018. (1 điểm)
5/ Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thuộc thẩm quyền của Tòa án có thẩm quyền. (1 điểm)
6/ Luật Cạnh tranh năm 2018 chỉ điều chỉnh các hành vi tập trung kinh tế được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. (1 điểm)
Bài tập
Anh chị hãy cho biết các hành vi sau đây có vi phạm pháp luật cạnh tranh hiện hành hay không? Giải thích tại sao? (4 điểm)
1/ Công ty X là doanh nghiệp sản xuất nước đóng chai ký hợp đồng với Công ty TNHH Y để Công ty TNHH Y phân phối sản phẩm của Công ty CP X. Trong hợp đồng có điều khoản theo đó Công ty TNHH Y cam kết không bán hàng thấp hơn bảng giá được liệt kê tại phụ lục bán lẻ của Hợp đồng phân phối. (2 điểm)
2/ Công ty TNHH M bị thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định điều tra vì bị nghi ngờ thực hiện hành vi cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của Công ty CP N. Công ty TNHH M khiếu nại quyết định này lên Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quốc gia vì cho rằng việc điều tra chỉ được thực hiện trên cơ sở khiếu nại của Công ty CP N. (2 điểm)
8. Đề thi Luật Cạnh tranh lớp HC40 – 2019
Cập nhật ngày 15/01/2019.- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: HC40
- Thời gian làm bài: 75 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Thầy Phạm Hoài Huấn.
- Người đóng góp đề thi: Phuoc.
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?
1/ Thỏa thuận trọng tài phải được lập trước khi xảy ra tranh chấp. (1 điểm)
2/ Hợp đồng vô hiệu không đương nhiên làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu. (1 điểm)
3/ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường sẽ không được miễn trừ theo Luật Cạnh tranh 2018. (1 điểm)
4/ Mọi hành vi có mục đích làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường đều bị cấm theo Luật Cạnh tranh năm 2018. (1 điểm)
Lý thuyết
Bằng quy định của Luật Cạnh tranh 2018, anh chị hãy phân biệt hành vi thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm và hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra thiệt hại cho khách hàng được tiến hành bởi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. (3 điểm)
Bài tập
Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hoàng Ngân (Hoàng Ngân) là doanh nghiệp có thị phần 47% trên thị trường bia tại Việt Nam. Tuy vậy, thị trường tiêu thụ bia của Hoàng Ngân chỉ phổ biến ở các đô thị lớn. Tại các khu vực nông thôn bia của Hoàng Ngân không được đón nhận vì giá cao.
Năm 2018, Hoàng Ngân đẩy mạnh việc mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc áp dụng hai mức chiết khấu với các nhà phân phối. Cụ thể:
Các nhà phân phối ở các thành phố trực thuộc trung ương sẽ hưởng mức chiết khấu là 11%.
Các nhà phân phối ở các khu vực khác sẽ hưởng mức chiết khấu là 16%.
Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách này, Hoàng Ngân sẽ gặp rủi ro trong việc kiểm soát chuỗi phân phối. Theo đó, với việc hưởng chiết khấu cao hơn, có khả năng các nhà phân phối ở các khu vực lân cận các thành phố trực thuộc trung ương sẽ vận chuyển bia về bán ở các khu vực này. Kết quả là tạo nên những cạnh tranh không cần thiết trong hệ thống phân phối.
Vì vậy, điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp muốn làm nhà phân phối bia cho Hoàng Ngân là: chỉ được bán bia ở những địa điểm mà Hoàng Ngân chỉ định.
Câu hỏi:
Bằng các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018, theo anh, chị hành vi của Hoàng Ngân có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Tại sao? (3 điểm)
Chia sẻ bài viết:- Share on Facebook
Từ khóa » đề Thi Luật Cạnh Tranh Hutech
-
[PDF] ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ HÈ LẦN 1NĂM HỌC 2018-2019 - Hutech
-
Top 15 đề Thi Luật Cạnh Tranh Hutech
-
(PDF) [6] ĐỀ THI LUẬT CẠNH TRANH | Pham Thanh
-
TỔNG Hợp đề THI Môn LUẬT CẠNH TRANH Có đáp án - Tài Liệu Text
-
Bài Tập Tình Huống Luật Cạnh Tranh (có đáp án)
-
[DOC] đáp án đề Thi Môn Luật Kinh Tế - 5pdf
-
[DOC] đề Thi Môn Thương Mại điện Tử Có đáp án - 5pdf
-
Tài Liệu Tổng Hợp đề Thi Môn Luật Cạnh Tranh Có đáp án - Xemtailieu
-
HUTECH - Khoa Luật - Bài Viết - Facebook
-
Chuyên Ngành Luật Kinh Tế - Đại Học Công Nghệ TPHCM - Hocmai
-
De Cuong On Tap KTCT Hutech 2022 - Kinh Tế Chính Trị - StuDocu
-
Báo Chí đồng Hành Cùng Cơ Sở Giáo Dục đại Học Gỡ Khó Trong Tự Chủ
-
Xoac69