Tỷ Giá Ghi Nhận Vốn Góp - Gonnapass

Bạn hỏi Tỷ giá ghi nhận vốn góp của chủ đầu tư là tỷ giá theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay tỷ giá giao dịch thực tế?

ty gia ghi nhan von gop cua chua dau tu la

Gonna Pass trả lời

Theo quy định, các công ty phải góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Với nhà đầu tư nước ngoài, thông thường số vốn ghi trong các giấy tờ đăng ký thành lập thường được quy định bằng một lượng ngoại tệ. Trường hợp này xảy ra khá phổ biến, vậy làm thế nào để ghi nhận vốn góp?

  1. Nguyên tắc ghi nhận

Việc xác định vốn góp khi hạch toán kế toán được quy định trong thông tư 200/2014/TT-BTC:

  • Nguyên tệ: Ghi nhận theo số vốn thực góp
  • Quy đổi ra VND theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm góp nếu công ty hạch toán theo VND và nhận vốn góp bằng ngoại tệ (Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại tại ngày nhận tiền) Tham khảo công văn hướng dẫn số 5437/BKHĐT-ĐKKD ngày 12 tháng 07 năm 2016.

2/ Một số trường hợp đặc biệt

Tình huống thực tế xảy ra, một số trường hợp, mặc dù số tiền chuyển  khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn đúng bằng với số vốn nhưng tỷ giá quy đổi ra Việt Nam đồng thấp hơn tại thời điểm đăng ký vốn với Phòng đăng ký kinh doanh, dẫn tới số vốn VNĐ bị thiếu thì hướng xử lý là gì?

  • Phương án 1: Nộp bổ sung số vốn thiếu

Tham khảo Công văn 1185/CT-TTHT ngày 23/05/2019 của Cục thuế tỉnh Long An doanh nghiệp phải nộp thêm vốn thiếu do chênh lệch tỷ giá khi thực góp vốn và tỷ giá trên GCNĐT

  • Phương án 2: Không nộp bổ sung và giải trình

Về bản chất bên công ty góp vốn đã góp vốn đủ nên cần giải trinh với cơ quan chức năng dựa trên đầy đủ các chứng từ và căn cứ pháp lý như

  • Giấy báo Có
  • Sao kê tài khoản
  • Bảng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận được tiền góp vốn
  • Chứng từ khác: Biên bản góp vốn, chứng từ ngân hàng bên chuyển tiền…

Tham khảo công văn 5107/CT-TTHT:

“Trường hợp giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của Công ty được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam Đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo giấy phép đầu tư.”

Theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 67 và điểm 1.3 Khoản 1 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014:

Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra Đồng Việt Nam và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu…

Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn”

Biên soạn: Nguyễn Thị Minh Tâm/ Nguyễn Việt Anh –  Manager ( Manabox Việt Nam )

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, Tòa nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

Từ khóa » Chênh Lệch Tỷ Giá Khi Góp Vốn Bằng Ngoại Tệ