Tỷ Lệ Sống Của Người Hiến Gan Và Tuổi Thọ Sau Khi Hiến ?

Tổng quan

Ghép tạng, mô… từ người hiến còn sống là phẫu thuật thực hiện loại bỏ một cơ quan hay một phần của cơ quan từ một người còn sống và chuyển cho người đang có cơ quan không còn hoạt động bình thường.

Sự phổ biến của phẫu thuật ghép tạng, mô… từ người hiến còn sống đang tăng lên rõ ràng trong những năm gần đây được coi như một giải pháp thay thế cho việc ghép tạng từ người hiến đã chết. Nguyên nhân được đưa ra là do nhu cầu người cần được thay tạng ngày càng tăng cũng như không còn đủ nguồn tạng được hiến từ người chết.

Thường gặp nhất là phẫu thuật ghép thận và ghép gan, một số các phẫu thuât ghép mô, tế bào gốc (tế bào máu), tủy xương khác từ người hiến sống do các cơ quan này của người bệnh đã bị hư hại và phá hủy do bệnh tật, thuốc hay phóng xạ.

Phân loại

  • Hiến trực tiếp:
  • Người thân ruột thịt cùng huyết thống trong gia đình: Cha, mẹ, anh, chị, con cái…
  • Họ hàng thân thích: Chú, bác, gì, anh em họ…
  • Những người không cùng huyết thống nhưng có mối liên hệ quan trọng với người bệnh như vợ, chồng hay bạn bè, đồng nghiệp.
  • Một người biết đến nhu cầu cần được cấy ghép từ người bệnh
  • Hiến gián tiếp

Người hiến nội tạng còn sống không lựa chọn người được hiến tặng. Sự tương thích sẽ dựa trên nhu cầu y tế và nhóm máu. Trong một số trường hợp, người cho nội tạng có thể lựa chọn không biết thông tin của nhận hiến tặng hoặc người cho và người nhận có thể gặp nhau nếu cả hai đồng ý và phù hợp với chính sách của trung tâm ghép tạng.

Rủi ro chung với người hiến còn sống

Những rủi ro liên quan đến người còn sống hiến tạng bao gồm rủi ro ngắn hạn và dài hạn khi phẫu thuật, của chức năng nội tạng và tâm sinh lý sau hiến tạng. Đối với người nhận nội tạng, các nguy cơ xảy ra được đánh giá là thấp vì đây là biện pháp có thể cứu sống người bệnh. Nhưng việc hiến tặng một cơ quan có thể khiến một người khỏe mạnh gặp các rủi ro và cần được phục hồi sau một cuộc phẫu thuật lớn.

Những rủi ro ảnh hưởng ngay sau khi phẫu thuật như đau đớn, nhiễm trùng, thoát vị, chảy máu, cục máu đông, biến chứng vết thương và, trong trường hợp hiếm gặp là tử vong.

Về các rủi ro hay việc theo dõi tình trạng của người hiến vẫn chưa có nhiều thông báo và đang trong quá trình nghiên cứu. Nhìn chung, kết quả từ các dữ liệu sẵn có cho thấy những người hiến đang sống trong tình trạng sức khỏe tốt trong thời gian dài. Những người hiến cũng có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý tinh thần như lo lắng, trầm cảm, một số trường hợp cảm thấy tức giận, phẫn nộ, hối tiếc khi kết quả phẫu thuật ghép cho người nhận không thành công.

Mỗi một loại ghép tạng sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Trước khi được cho phép, người hiến tạng sẽ phải thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để đảm bảo đủ điều kiện hiến tặng.

Rủi ro với người hiến gan

Gan là cơ quan có khối lượng lớn nhất của cơ thể, khi một số tế bào gan bị tổn thương thì những tế bào gan bình thường còn lại vẫn hoạt động, nên vẫn đảm bảo chức năng của cả cơ thể. Do đó, người bị bệnh gan ít triệu chứng (mặc dù gan đã và đang bị tổn thương âm ỉ trong nhiều năm).

Nếu một người có chức năng gan còn tốt, thể tích gan tối đa có thể cắt đi là 75%. Những tế bào gan còn lại (nếu khỏe mạnh, và được cung cấp đủ dinh dưỡng, cũng như không bị tác nhân bệnh lý khác tấn công) thì sẽ tích cực tái tạo trở lại và có thể đạt đến trọng lượng đủ lớn để đáp ứng chức năng gan của cơ thể.

Với tỷ lệ mắc bệnh gan, cũng như tỉ lệ tử vong do ung thư gan tăng cao, nhu cầu ghép gan ngày càng tăng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Toàn thế giới đang thiếu hụt nguồn hiến gan từ người đã qua đời và thậm chí những người được hiến cũng chỉ ưu tiên trong phạm vi công dân của quốc gia đó. Vậy nên người cho sống sẽ có thể cứu chữa những ngưởi bệnh cần thay gan có thể cứu sống họ.

Như với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, hiến gan từ ngưởi cho sống có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng, chảy máu, cục máu đông, phần gan còn lại không phát triển đầy đủ… và hiếm gặp là tử vong. Do vậy, ngưới hiến cần lựa chọn các cơ sở y tế đảm uy tín để thực hiện hiến gan (Bệnh viện TƯQĐ 108, Bệnh viện Việt Đức…).

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Người hiến sẽ có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường ngay sau khi phẫu thuật. Trừ khi có các vấn đề sức khỏe khác, người hiến sẽ không có bất kỳ hạn chế chế độ ăn uống cụ thể nào liên quan đến việc hiến tạng.

Hãy tham khảo ý kiến từ các bác sỹ, chuyên gia về nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật.

Tập thể dục

Duy trì lối sống lành mạnh thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục cũng quan trọng đối với người hiến tạng sống cũng như đối với những người khác.

Người hiến tạng sống có thể sẽ trở lại mức hoạt động thể chất bình thường trong vòng một vài tuần hoặc vài tháng sau khi phẫu thuật hiến tạng. Người hiến cũng nên thảo luận với các bác sỹ thực hiện phẫu thuật nếu muốn thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất mới nào.

Từ khóa » Gan Có Hại Không