Tỳ Thận Dương Hư Là Gì? Lời Khuyên Của Chuyên Gia Y Học Cổ Truyền

Tỳ thận dương hư là khái niệm thuộc phạm trù Y học cổ truyền, đề cập đến sự suy giảm chức năng của tạng tỳ và tạng thận. Nguyên nhân của tỳ thận dương hư là gì? Triệu chứng ra sao và làm thế nào để cải thiện? Hãy cùng TTƯT, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam đi tìm lời giải.

5/5 - (292 bình chọn)
  1. 1. Tỳ thận dương hư là gì? Chức năng của từng tạng
    1. 1.1 Chức năng tạng tỳ
    2. 1.2 Chức năng tạng thận
  2. 2. Nguyên nhân tỳ thận dương hư
  3. 3. Triệu chứng tỳ thận dương hư
  4. 4. Phương pháp điều trị chứng tỳ thận dương hư
    1. 4.1 Chữa tỳ thận dương hư bằng những bài thuốc Đông y
      1. 4.1.1 Bài thuốc trợ dương từ gừng, nhân sâm và quế
      2. 4.1.2 Bài thuốc ôn tỳ bổ thận
      3. 4.2.3 Bài thuốc trị phù thũng do tỳ thận dương hư
    2. 4.2 Bấm huyệt chữa tỳ thận dương hư
    3. 4.3 Châm cứu
  5. 5. Phòng tránh tỳ thận dương hư

1. Tỳ thận dương hư là gì? Chức năng của từng tạng

Tỳ thận dương hư là chứng thiếu hụt dương khí của tạng tỳ và tạng thận dẫn đến phần âm lấn át và biểu hiện ra ngoài trội hơn phần dương. Chứng bệnh này có thể xuất hiện phổ biến ở người trung niên và người già. Tuy nhiên, độ tuổi nào cũng có khả năng mắc tỳ thận dương hư.

tỳ thận dương hư

Tỳ thận dương hư có nguy hiểm không? Chứng bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Để trả lời câu hỏi trên, cần hiểu về vai trò, chức năng cụ thể của từng tạng.

1.1 Chức năng tạng tỳ

Tỳ là cơ quan phụ trách tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Chúng bao gồm các cơ quan như: dạ dày, đại tràng, tiểu tràng, tuyến nước bọt, tuyến tụy… Theo cách nói của Đông y, tỳ sinh khí huyết, tỳ chủ nhiếp hiếp cũng chính là đề cập đến vai trò tiêu hóa và vận hành dinh dưỡng của tạng này.

Bên cạnh đó, tạng tỳ còn liên quan đến việc duy trì, phát triển của cơ bắp và tứ chi.

1.2 Chức năng tạng thận

Thận là tạng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong 5 tạng của cơ thể. Theo y học cổ truyền, tạng thận có liên quan đến hầu hết các hoạt động sống trong cơ thể. Cụ thể là: thận tàng tinh, thận chủ cốt tủy, thận chủ thủy, thận chủ nạp khí, thận chủ sinh dục và phát dục…

Như vậy, quá trình trưởng thành, sức khỏe và các trạng thái của con người đều có mối liên hệ mật thiết tới tỳ thận. Mỗi tạng đều có phần âm và phần dương. Cơ thể nếu không tự điều hòa được, dẫn đến mất cân bằng âm – dương, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Có thể coi đó là tiền đề phát sinh nhiều bệnh tật trong cơ thể.

Xem thêm Thận yếu là gì? Tổng hợp những thông tin về bệnh học

2. Nguyên nhân tỳ thận dương hư

Tỳ và thận là hai tạng có mối liên hệ mật thiết với nhau, đặc biệt là phần dương khí. Thận góp phần điều tiết hoạt động của tỳ. Vì thế, thận dương hư dẫn đến tỳ dương suy giảm. Tương tự vậy, tỳ dương hư khiến việc tiêu hóa, chuyển hóa dinh dưỡng bị ảnh hưởng, không đủ cung cấp dưỡng chất cho thận.

Nguyên nhân của chứng tỳ thận dương hư là:

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao, dương khí càng hao hụt dẫn đến mất cân bằng.
  • Do mắc các bệnh về thận và đường tiêu hóa như: suy thận, thận có sỏi, viêm thận, viêm loét dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng…
  • Do quan hệ tình dục thiếu kiểm soát với tần suất cao.
  • Do thường xuyên uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá.
  • Do lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng liều lượng.
  • Do thừa cân, béo phì.
  • Do ăn nhiều đồ ăn có tính hàn.
  • Do căng thẳng, stress kéo dài, không có thời gian nghỉ ngơi…

3. Triệu chứng tỳ thận dương hư

dấu hiệu thận hư tỳ hư

Tỳ thận dương hư có những biểu hiện gì? Dưới đây là những triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất:

  • Cơ thể ốm yếu, da xanh xao, tái nhợt do khí huyết sinh ra không đủ, thiếu dinh dưỡng.
  • Người lạnh, chân tay không ấm.
  • Người mệt mỏi, tinh thần uể oải, không thích giao lưu, nói chuyện.
  • Lạnh phần eo lưng, bụng dưới, đầu gối, xương khớp đau nhức do kinh mạch ngưng trệ.
  • Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, phân sống. Hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn về đêm hoặc lúc rạng sáng. Nguyên nhân do suy giảm chức năng tỳ vị, một phần thức ăn chưa kịp tiêu hóa đã bị đào thải ra ngoài.
  • Phù chân tay, phù mặt, chướng bụng do tích nước. Triệu chứng này thường xảy ra với người thận dương hư.
  • Tiểu tiện khó khăn, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
  • Lưỡi nhợt nhạt, có nhiều mảng trắng và rêu lưỡi.
  • Nam giới yếu sinh lý, di tinh, giảm ham muốn.
  • Phụ nữ khó có con.

4. Phương pháp điều trị chứng tỳ thận dương hư

Đối với những người mắc chứng tỳ thận dương hư, nếu không có phương pháp cải thiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tùy vào tình trạng, người bệnh có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tốt. Dưới đây là những phương pháp điều trị cụ thể:

4.1 Chữa tỳ thận dương hư bằng những bài thuốc Đông y

Tỳ thận dương hư là khái niệm thuộc phạm trù y học cổ truyền. Chính vì thế, việc điều trị bằng đông y với các loại dược liệu dân gian đem đến những tác dụng nhất định. Dưới đây là gợi ý những bài thuốc dân gian chữa tỳ thận dương hư:

điều trị tỳ thận dương hư

4.1.1 Bài thuốc trợ dương từ gừng, nhân sâm và quế

– Công dụng:

Hỗ trợ tăng cường dương khí, giảm đau lưng, mỏi gối do thận dương hư; thúc đẩy tiêu hóa, giảm triệu chứng ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.

– Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 50g
  • Nhân sâm: 50g
  • Thanh quế: 50g

– Cách làm:

  • Gừng tươi rửa sạch, dùng dao mỏng cạo hết phần vỏ rồi chần qua nước sôi.
  • Thái gừng thành từng lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô.
  • Nhân sâm thái lát.
  • Đem gừng khô, nhân sâm và quế tán thành bột mịn rồi trộn đều.
  • Bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp đậy kín.

Mỗi ngày nên dùng 3 lần vào sáng, trưa và tối. Mỗi bữa dùng nửa thìa cà phê. Có thể pha với nước lọc hoặc một chút mật ong cho dễ uống.

4.1.2 Bài thuốc ôn tỳ bổ thận

– Công dụng:

Bài thuốc có tác dụng bồi bổ nguyên khí, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, bồi bổ thận, chữa ỉa chảy, sống phân do tỳ hư.

– Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Phụ tử, ngũ vị tử, can khương, bạch truật, nhân sâm, cam thảo: Mỗi loại 20g.
  • Ngô thù du: 10g
  • Phá cố chỉ: 40g
  • Mật ong

– Cách làm:

  • Tất cả các loại dược liệu trên đem rửa sạch, phơi khô.
  • Cắt thành từng đoạn ngắn và đem nghiền thành bột.
  • Trộn tất cả nguyên liệu sau khi nghiền thành bột đem trộn chung với mật ong sao cho mềm dẻo và nặn thành hoàn.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 10g, ngày dùng 2 đến 3 lần.

4.2.3 Bài thuốc trị phù thũng do tỳ thận dương hư

– Tác dụng:

Bài thuốc giúp ôn dương, lợi thủy, giải phù thũng do thận hư, tiểu tiện không thông, giúp bổ thận dương và tăng cường chức năng đào thải của thận. Bên cạnh đó, bài thuốc còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng sợ lạnh, lưỡi nhợt nhạt, có rêu.

– Chuẩn bị nguyên liệu:

TÊN DƯỢC LIỆU

LIỀU LƯỢNG

Thục phụ tử ⭐ 8-12g
Phục linh ⭐ 8-12g
Sinh khương ⭐ 8-12g
Bạch truật ⭐ 8-12g
Bạch thược ⭐ 12-16g

– Cách làm:

  • Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, phơi ráo nước.
  • Cắt nhỏ thành từng khúc rồi cho vào ấm đất.
  • Thêm 1,5 lít nước rồi sắc cho đến khi cạn còn khoảng 600ml thì tắt bếp.

4.2 Bấm huyệt chữa tỳ thận dương hư

Bên cạnh sử dụng thuốc, phương pháp bấm huyệt chứa tỳ thận dương hư cũng đem lại những tác dụng nhất định. Việc sử dụng tay tác động vào các huyệt đạo có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy khí huyết lưu thông. Bên cạnh đó, bấm huyệt còn giúp loại bỏ yếu tố dương hàn và làm ấm cơ thể, giúp tinh thần thoải mái, gân cốt thư giãn.

Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là phương pháp hỗ trợ. Đồng thời cần lựa chọn người có chuyên môn cao để thực hiện bấm huyệt, không tự ý tác động vào huyệt đạo.

4.3 Châm cứu

Tương tự như bấm huyệt, châm cứu trong điều trị tỳ thận dương hư cũng mang lại hiệu quả đáng kể. Các huyệt cần tác động là:

  • Hư bổ mấu
  • Du mộ
  • Hư tắc hổ
  • Thận du
  • Quan nguyên
  • Mệnh môn…

Tuy nhiên, cần đến cơ sở Đông y với trang thiết bị đảm bảo, kim châm cứu vô trùng. Đặc biệt, người thực hiện phải có chuyên môn để việc điều trị mang lại tác dụng.

5. Phòng tránh tỳ thận dương hư

Tỳ thận dương hư gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa, làm suy giảm hoạt động của hệ bài tiết, giảm chức năng sinh lý ở nam giới. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh chứng mất cân bằng âm dương ở tỳ và thận, cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt tăng cường thực phẩn giúp bổ thận, tốt cho đường tiêu hóa như thịt cá, hải sản, rau củ quả giàu vitamin và chất xơ…
  • Ăn ít đồ ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Vận động, thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, tăng sức mạnh của cơ thể. Nam giới cần lưu ý lựa chọn những bài tập và môn thể thao phù hợp, không tập luyện quá sức.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, làm việc quá sức làm ảnh hưởng đến lưng và các tạng phủ.
  • Tiết giảm rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Quan hệ tình dục với tần suất vừa phải, không lạm dụng thủ dâm và quan hệ bừa bãi.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoái mái.
  • Có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress…

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng tỳ thận dương hư ở nam giới và phương pháp điều trị, phòng tránh. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

>>> XEM THÊM:

  • Phân biệt thận âm, thận dương: Dấu hiệu nhận biết sự mất cân bằng
  • Thận yếu gây đau lưng: Làm sao để nhận biết?
  • Thận ứ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Từ khóa » Thận Lưỡng Hư