Uncle Tetsu âm Thầm đến Việt Nam Và Cách Bán Hàng Rất… Nhật Bản

TIN MỚI

Tại Việt Nam, Uncle Tetsu trước kia là dòng bánh "xách tay" thường được các chị em phụ nữ, giới nghệ sĩ rỉ tai nhau mua bán, trao đổi qua các diễn đàn. Nó cũng được xem là món quà tặng vừa thiết thực, vừa không quá cầu kỳ nhưng không kém phần trân quý. Người nhận và người cho thường mang một tâm trạng tự hào riêng khi được độc quyền thưởng thức một món độc đáo, hiếm có tại Việt Nam của đất nước mặt trời mọc.

Âm thầm đến Việt Nam sau mùa dịch

Thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam và Statista cho thấy, ngành F&B Việt Nam hiện có 540.000 cửa hàng ăn uống, 22.000 cửa hàng cà phê, quầy bar và trên 80.000 nhà hàng theo mô hình chuỗi. Thị trường trị giá 200 tỷ USD vào năm 2019 (dự đoán có thể lên tới 403 tỷ USD vào 2023) rõ ràng có một sức hút vô cùng lớn với các nhà đầu tư. Tất nhiên, đó là khi chưa có sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu Covid-19. Covid-19 xuất hiện như là 1 cú knock-out vào ngành kinh doanh béo bở này. Tới nay, dù Việt Nam vẫn chưa có thông tin về ước tính thiệt hại cụ thể của ngành F&B nhưng, một khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế vào tháng 3 được thực hiện trên hơn 1.200 đơn vị cho biết ngành ăn uống thuộc nhóm chịu tác động tức thì của COVID-19.

Chưa bao giờ người ta chứng kiến cảnh hàng loạt của các cửa hàng ăn uống đóng cửa, hàng loạt các mặt bằng đắc địa vốn luôn được các thương hiệu canh chừng nhau săn đón phải treo bảng cho thuê như hiện nay. Đối với các thương hiệu có tên tuổi thì họ chọn cách co lại, không mở thêm cửa hàng mới để lách mình qua mình qua đại địch. Hơn nửa năm dịch hoành hành, thật hiếm khi người ta bắt gặp cảnh khai trương tưng bừng của một nhãn hàng nào đó, cảnh vốn gần như gặp mỗi ngày khi đi trên đường Sài Gòn.

Nhưng vào giữa tháng 5.2020, ngay khi chính phủ cho phép dở bỏ lệnh giãn cách xã hội, khách hàng rỉ tai nhau về một cửa hàng bánh Nhật mới toanh, mở tại một trong những con đường đẹp nhất của Sài Gòn, Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1. Đó chính là Uncle Tetsu.

Thông tin trên cổng thông tin quốc gia, cửa hàng này thuộc công ty TNHH Uncle Tetsu Việt Nam, đây cũng là đơn vị đăng ký nhượng quyền thương hiệu với Bộ công thương thương hiệu Uncle Tetsu hồi năm 2019. Như vậy có thể thấy, đây chính là cửa hàng chính thức của Uncle Tetsu nhưng thông tin về thương hiệu này gần như rất hiếm, thậm chí kể cả thông tin trên NOW, GRAB đến hồi cuối tháng 6.2020 vẫn chưa có hiển thị.

Uncle Tetsu âm thầm đến Việt Nam và cách bán hàng rất… Nhật Bản - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Ốc Thanh Vân, Huỳnh Lập cùng các bạn trẻ háo hức săn những chiếc bánh Uncle Tetsu đầu tiên

Kinh doanh rất… Nhật Bản

Cửa hàng Uncle Tetsu tại số 78, Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Tp HCM, được cải tạo từ một căn biệt thự cổ, kiểu Sài Gòn xưa, với trang trí và thiết kế đồng bộ với các cửa hàng khác trên thế giới với các tông màu đỏ, vàng cam đặc trưng. Vì thế, dù cửa hàng nép mình dưới cây dầu cổ thụ nhưng cũng rất dễ nhận ra từ xa.

Cửa hàng chỉ bán mang đi nên không gian phía trước khá nhỏ và thiết kế tối giản đúng chất người Nhật: đủ để kê 02 tủ mát, quầy tính tiền và khu vực giao bánh. Chỉ có hai nhân viên: một phụ trách nhận order và một giao hàng cho khách.

Dòng bánh cũng chỉ giới hạn ở con số 02: bánh phô mai truyền thống và bánh phô mai mật ong. Trong đó, bánh phô mai mật ong chỉ phục vụ vào ngày cuối tuần. Khá bất ngờ khi giá chỉ được định ở mức 149.000 đồng cho dòng truyền thống và 159.000 đồng cho dòng mật ong. Tại Úc, mức giá tương đương từ 240,000 đến 290,000 đồng Việt Nam.

Giờ mở bán khá trễ và đóng cửa khá sớm (10 giờ sáng đến 8 giờ tối) nhưng khi chúng tôi đến, tầm 16h30, nhân viên đã báo hết bánh, xin nhận order cho ngày hôm sau. Hỏi ra mới biết, một ngày các đầu bếp chỉ làm việc vào một khung giờ và tạo ra số lượng bánh nhất định.

Việc thưởng thức và giao bánh khá cầu kỳ, vì là bánh phô mai, nên bạn sẽ được nhân viên yêu cầu kiểm tra bánh, niêm phong bánh trước khi nhận. Bánh có 03 cách để thưởng thức: nóng, nguội và lạnh.

Uncle Tetsu âm thầm đến Việt Nam và cách bán hàng rất… Nhật Bản - Ảnh 2.

Trái ngược với bên ngoài, không gian bên trong bếp lại rộng thênh thang và không khí làm việc rất tấp cập. Hệ thống bếp, thiết bị, dụng cụ làm bánh chuyên nghiệp và hoành tráng. Nhiều trong số đó phải nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản. Đội ngũ khoảng 10 đầu bếp, mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau để kịp tạo ra những mẻ bánh cho khách hàng.

Bếp được camera ghi lại toàn bộ quá trình làm bánh và được giám sát bởi đối tác Nhật Bản. Khách hàng có thể đứng từ bên ngoài quan sát tất cả các khâu bên trong và ngửi thấy mùi thơm, nghe được tiếng động của máy nhào bột, đánh trứng. Dường như đó cũng là chủ đích và điểm thu hút riêng của nhãn hàng này.

Uncle Tetsu âm thầm đến Việt Nam và cách bán hàng rất… Nhật Bản - Ảnh 3.

Nghệ nhân Tetsushi Mizokami, nhà sáng lập thương hiệu Uncle Tetsu. Tại Việt Nam, các đầu bếp được đào tạo bài bản và mất gần 03 năm mới được cấp phép hoạt động.

Vận hành bởi đối tác có kinh nghiệm

Liên hệ công ty TNHH Uncle Tetsu để tìm hiểu thông tin thì chúng tôi vô cùng bất ngờ khi tiếp chúng tôi là ông Nguyễn Hoài Phương, cũng là CEO công ty TNHH Golden Trust, đơn vị nhượng quyền độc quyền Gong Cha tại Việt Nam. Ông Phương xác nhận Uncle Tetsu cũng chính là thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam, dưới pháp nhân công ty TNHH Unlce Tetsu.

Cũng theo ông Phương, ông đã mất hơn 03 năm để làm việc với nghệ nhân Tetsushi Mizokami để đưa thương hiệu Uncle Tetsu về Việt Nam. Người Nhật nổi tiếng là tỉ mỉ và khó tính nên mọi hoạt động của cửa hàng tại Việt Nam dường như tuyệt đối phải tuân thủ theo quy trình của họ để đảm bảo nguyên vị của bánh tại mọi thị trường.

Trả lời câu hỏi vì sao lại chọn thời điểm đầy khó khăn để mở cửa hàng, ra mắt sản phẩm mới và kế hoạch mở rộng thương hiệu tại Việt Nam, ông Phương cho rằng: "Chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình cần làm đúng theo kế hoạch trước đó: mang thêm một loại bánh mới, được nhiều người yêu thích đến gần hơn với người dùng Việt Nam. Hiện, đối tác chỉ cho chúng tôi mở duy nhất 1 cửa hàng tại Tp Hồ Chí Minh và giới hạn số lượng bán mỗi ngày nên doanh số và việc mở rộng thị trường không phải là áp lực. Áp lực lớn nhất hiện nay chính là đảm bảo tay nghề của đầu bếp, nghệ nhân, tạo ra những chiếc bánh đạt chuẩn để phục vụ khách hàng, vốn luôn có rất nhiều lựa chọn."

Uncle Tetsu âm thầm đến Việt Nam và cách bán hàng rất… Nhật Bản - Ảnh 4.

Với kinh nghiệm vận hành chuỗi nhượng quyền, Uncle Tetsu Việt Nam đã có sự bắt đầu khá suôn sẻ khi bánh luôn hết trước giờ đóng cửa.

Một food blogger cho đánh giá bánh Uncle Tetsu có hương vị phô mai thanh nhẹ hơn bánh của Mỹ, độ ngọt cân bằng phù hợp khẩu vị châu Á, kết cấu bánh vừa mịn màng như bông khi cầm, lại chắc chắn không dính tay nhưng lại dễ dàng tan chảy khi cho vào miệng. Uncle Tetsu luôn được các kênh ẩm thực quốc tế như Food Insider, các food blogger quốc tế …dành cho những lời khen tặng và đánh giá đặc biệt.

Cửa hàng Uncle Tetsu’s Cheesecake đầu tiên được sáng lập từ năm 1990 tại Oyafukou – Fukuoka, bởi nghệ nhân Tetsushi Mizokami, cũng chính là tạo hình nhân vật bác Uncle Tetsu đáng yêu trên mặt bánh. Trải qua hơn 30 năm phát triển, thương hiệu Uncle Tetsu’s Cheesecake đã gặt hái được nhiều thành công tại rất nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kì, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia… Điều làm nên sự độc nhất của bánh Uncle Tetsu đó là: nguyên liệu chọn lọc, công thức bí truyền, cách chế biến tỉ mỉ và cẩn trọng.

Từ khóa » Giá Bánh Uncle Tetsu