Ứng Dụng Lâm Sàng Một Số Xét Nghiệm Vi Sinh Trên Hệ Thống Miễn ...
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinBệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang
04/12/2024 Chi tiếtThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Giới thiệu | Kỹ thuật xét nghiệm Ứng dụng lâm sàng một số xét nghiệm vi sinh trên hệ thống miễn dịch tự động hóa phát quang 12:34 AM 19/10/2017 Ứng dụng lâm sàng của 1 số xét nghiệm bộ TORCH tại khoa Vi sinh trên Hệ thống máy Miễn dịch tự động hóa phát quang Laision (TORCH là chữ viết tắt của các bệnh của mẹ có thể truyền và gây dị tật ở thai nhi hoặc gây tai biến sản khoa, gồm: TO: Toxoplasma gondii, R: Rubella, C: Cytomegalovirus (CMV), H: Herpes simplex virus (HSV). Chữ O cũng còn được hiểu như “Other” để chỉ một số bệnh khác như: Treponema pallidum (giang mai), viêm gan B, Epstein-Bar virus (EBV), HIV, Varicella zoster (thủy đậu). Các xét nghiệm bộ TORCH cần được chỉ định chủ yếu trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng cũng có thể được chỉ định ở những trẻ nghi ngờ bị nhiễm trùng. Các xét nghiệm chủ yếu dựa trên sự phát hiện các kháng thể đặc hiệu để xác định tình trạng miễn dịch của người mẹ, giúp phân biệt giữa nhiễm trùng cấp trong thai kỳ và nhiễm trước khi có thai. 1. Xét nghiệm CMV IgG và IgM quan trong ở những bệnh nhân: - Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch - Giai đoạn chuẩn bị có thai hoặc mang thai, để tránh truyền virus cho thai nhi. - Những người nhận tạng cấy ghép và người hiến. - Người hiến máu. Các tế bào bạch cầu, cụ thể là bạch cầu đa nhân, có thể mang theo CMV mà có thể lây nhiễm máu hoặc tạng người nhận. Sự kết hợp xét nghiệm IgM và IgG trong chẩn đoán: - IgG –, IgM - : Không nhiễm - IgG +, IgM –: Đã từng nhiễm - IgG + IgM + : Nhiễm cấp hoặc nhiễm mạn hay tái nhiễm (khuyến cáo làm XN avidity) Xét nghiệm CMV IgG advidity: xác định háo lực của kháng thể IgG, giúp xác định thời gian nhiễm virus và đánh giá nguy cơ đối với thai nhi ở những bệnh nhân dương tính với XN kháng thể CMV IgG 2. Xét nghiệm Toxoplasma IgG và IgM Ứng dụng để sàng lọc cho phụ nữ trong giai đoạn trước và đang mang thai do những ảnh hưởng nghiệm trong của Toxoplasma đối với thai nhi: - Giai đoạn 3 tháng đầu: gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến sảy thai - Giai đoạn 3 tháng giữa: dẫn tới tràn dịch màng não, chậm phát triển thần kinh và tâm thần,mù lòa và vôi hóa não - Giai đoạn phổ biến và thường gặp nhất là 3 tháng cuối với các tổn thương: viêm võng mạc màng mạch và các tổn thương mắt khác, tổn thương hệ thống thần kinh trung ương và nhiễm trùng không có triệu chứng nguyên nhân tiềm ẩn, sau cùng có thể phát triển thành bệnh toàn thân 3. Xét nghiệm rubella Ứng dụng để sàng lọc cho phụ nữ trong giai đoạn trước và đang mang thai do những ảnh hưởng nghiệm trong của Rubella đối với thai nhi: 4. HSV: - Phụ nữ có thai để tránh lây truyền từ mẹ sang con. Do có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi: tổn thương thần kinh nghiêm trọng, thiểu năng trí tuệ hoặc chết. Nhiễm herpes bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con khi tiếp xúc với HSV – 1 và 2 trong khi sinh - Đối tượng ủ bệnh với HSV-2 để giảm sự lây lan của virus - Người có nguy cơ để giảm sự lây truyền khi sàng lọc HIV 5. EBV Các kháng thể EBV trong huyết tương có thể được chỉ định trong các trường hợp sau: - Khi bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân - Khi một thai phụ có các triệu chứng giống như cúm và người thầy thuốc muốn xác định xem các triệu chứng có phải là do EBV hay do vi sinh vật khác như Toxoplasma goldii, CMV, Rubella, Herpes Simplex, … - Các xét nghiệm này đôi khi có thể được lặp lại khi người thầy thuốc muốn theo dõi sự thay đổi mức độ kháng thể khi xét nghiệm đầu tiên (-) tính, nhưng vẫn còn nghi ngờ về nhiễm EBV. - Biến chứng thường gặp nhất của nhiễm EBV là vỡ lách. Các biến chứng khác của nhiễm EBV có thể là khó thở do sưng họng, vàng da, phát ban, viêm tụy, co giật, và / hoặc viêm não. Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, EBV có thể liên quan đến một số dạng ung thư hiếm gặp như u lympho Burkitt, Hodgkin lymphoma, ung thư biểu mô mũi họng hoặc bệnh đa xơ cứng 6. Sởi (Measles) Virus sởi lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch Các marker cho virus Sởi - Measles IgM: xác định giai đoạn cấp của bệnh - Measles IgG: xác định tình trạng miễn dịch của bệnh nhân 7. Mycoplasma Mycoplasma pneumoniae là một loại vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng thường gặp ở trẻ em với bệnh cảnh thường gặp là: nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản, các dạng ít gặp hơn là sốt kéo dài, tổn thương thần kinh, da, tim mạch, cơ, xương.. 8. Treponema Giang mai là một bệnh, thường lây truyền qua được, bệnh do nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum. Ngoài ra, sự lây truyền Treponema pallidum còn có thể trong giai đoạn sơ sinh khi lây truyền trong giai đoạn chuyển dạ từ người mẹ bị nhiễm hoặc qua đường truyền máu. Xét nghiệm Treponema Screen giúp sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm hoặc từng nhiễm Treponema để phòng tránh sự lây truyền Giang mai khi quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, truyền máu hoặc hiến ghép nội tạng. ThS.CN. Nguyễn Văn Trọng Khoa Vi sinh vật – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Ứng dụng hiệu quả kỹ thuật DXA trong đánh giá thành phần khối cơ thể
09:46 01/07/2021Từ khóa » Xét Nghiệm Toxoplasma Gondii Igg Là Gì
-
Toxoplasma Gondii IgG
-
Xét Nghiệm Toxoplasma Cảnh Báo Bệnh Gì? | Vinmec
-
Bệnh Toxoplasma: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán & Cách Trị
-
Bệnh Do Toxoplasma - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
TOXOPLASMA GONDII IgG MIỄN DỊCH BÁN TỰ ĐỘNG
-
Xét Nghiệm Toxoplasma Gondii Bằng PCR - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Bệnh Nhiễm Ký Sinh Trùng Toxoplasma (Toxoplasmosis)
-
Nhiễm Toxoplasma (nhiễm Ký Sinh Trùng Toxoplasma) - Hello Bacsi
-
Thời Gian Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Trên Người Bao ...
-
Quy Trình Xét Nghiệm Máu ELISA Tầm Soát Bệnh Toxoplasma Gondii
-
Bệnh Toxoplasma Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
[PDF] Thực Trạng Nhiễm Toxoplasma Trong Lúc Mang Thai
-
Muốn Trị Dứt điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Làm Sao?