Ứng Dụng Nào Của Công Nghệ Tế Bào Tạo được Giống Mới Mang đặc ...

Câu hỏi:

Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loại khác nhau?

A. Dung hợp tế bào trần B. Cấy truyền phôi C. Nuôi cấy hạt phấn D. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật

Đáp án đúng A.

Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loại khác nhau: dung hợp tế bào trần, hai tế bào trần có khả năng dung hợp với nhau tạo thành các dòng tế bào khác nhau và phát triển thành giống mới.

Giải thích vì sao chọn A là đáp án đúng:

* Tạo giống bằng công nghệ tế bào:

– Công nghệ tế bào thực vật:

+ Nuôi cấy hạt phấn

Các hạt phấn đơn bội có thể mọc trên môi trường nuôi nhân tạo thành các dòng tế bào đơn bội. Các dòng này có kiểu gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình cho phép chọn lọc in vitro những dòng có các đặc tính mong muốn. Sau đó có thể lưỡng bội hóa để tạo dòng thuần

+ Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo

Nhờ tìm ra môi trường nuôi cấy chuẩn kết hợp với việc sử dụng các hormone sinh trưởng như auxin, giberelin, xitokinin… người ta có thể nuôi cấy nhiều loại tế bào thực vật tạo mô sẹo

+ Tạo giống bằng chọn dòng tế bào soma có biến dị

Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau, các biến dị này gọi là biến dị dòng tế bào soma.

+ Dung hợp tế bào trần

Hai tế bào trần có khả năng dung hợp với nhau tạo thành các dòng tế bào khác nhau và phát triển thành giống mới mang đặc điểm của cả 2 tế bào.

* Tạo giống bằng tế bào động vật:

– Cấy truyền phôi

Là thao tác chuyển phôi từ cơ thể động vật cho sang các cơ thể động vật nhận.

+ Từ một phôi có thể tách và cho phát triển thành nhiều phôi khác nhau

+ Có thể phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm, có ý nghĩa trong tạo ra loài mới

+ Có thể làm biến đổi thành phần của tế bào phôi theo hướng có lợi cho con người

– Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển gen

Đã thành công trong việc tạo ra cừu Dolly 1997

Nhân bản vô tính có thể nhân nhanh các giống vật nuôi quí hiếm hoặc tăng năng suất trong chăn nuôi.

Từ khóa » Công Nghệ Tế Bào Thực Vật ứng Dụng