Ứng Dụng Phần Mềm Microstation V8i Và Gcadas Thành Lập Bản ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Nông - Lâm - Ngư
Ứng Dụng Phần Mềm Microstation V8i Và Gcadas Thành Lập Bản Đồ Địa Chính, Mảnh Bản Đồ Địa Chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM---------------------GIÁP VIỆT HÀĐỀ TÀI:ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION V8iVÀ GCADAS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH,MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 28, Tỉ Lệ 1:1000THỊ TRẤN PHỐ LUHUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPHệ đào tạo: Chính quyKhoa: Quản Lý Tài NguyênChuyên ngành: Quản lý đất đaiKhóa học: 2015-2019THÁI NGUYÊN, 2019ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM---------------------GIÁP VIỆT HÀĐỀ TÀI:ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION V8iVÀ GCADAS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH,MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 28, Tỉ Lệ 1:1000THỊ TRẤN PHỐ LUHUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPHệ đào tạo: Chính quyKhoa: Quản Lý Tài NguyênChuyên ngành: Quản lý đất đaiKhóa học: 2015-2019Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Văn ThơTHÁI NGUYÊN, 2019iLỜICẢMƠNThực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đógiúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác saunày, là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoahọc, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vàothực tế.Đế nay khóa luận đã hoàn thành, để có được kết quả này ngoài sự nỗ lựccủa bản thân còn có sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa QuảnLý Tài Nguyên, sự động viên của gia đình, bạn bè, sự giúp đỡ của Công tyTNHH VIETMAP cùng toàn thể nhân dân địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiệncho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.Với lòng biết ơn vô hạn, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhấttới thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Thơ, đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo emtrong suốt quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp của mình.Qua đây, em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể nhânviênCông ty TNHH VIETMAP đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gianthực tập và nghiên cứu đề tài.Khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mongnhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để khóa luậnđược hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!Thái Nguyên, ngàytháng năm2019SinhviênGiáp Việt HàiiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBTNMT:Bộ Tài nguyên và Môi trườngGIS:Geography Information SystemGCNQSDĐ:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtKHKT:Khoa học kỹ thuậtNĐ-CP:Nghị định-Chính phủUBND:Ủy ban nhân dânQĐ:Quyết địnhTT:Thông tưiiiMỤC LỤCLỜICẢMƠN ..................................................................................................................iDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iiMỤC LỤC .................................................................................................................. iiiDANH MỤC BẢNG....................................................................................................viDANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viiPHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................11.1.Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................11.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................................21.3.Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................2PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................32.1. Cơ sở khoa học.......................................................................................................32.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính ................................................................................32.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC ..............................................................................32.1.3. Các loại bản đồ địa chính ....................................................................................32.1.4. Các yếu tố cơ bản và Nội dung bản đồ địa chính ...............................................42.1.5.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính ...................................................................72.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính .....................................92.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................112.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay .......................................112.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính .............................112.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc ........................................122.4. Thành lập lưới khống chế trắc địa .......................................................................122.4.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính ....................................................................122.4.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ .......................132.4.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ ......................................................................142.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ ...........................................................................142.5.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu ................................................................................142.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử .....................15iv2.6. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm Gcadas ............................182.6.1. Phần mềm Microstation V8i .............................................................................18PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................223.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................223.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................223.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................223.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...........................................................................223.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................223.2.2. Thời gian tiến hành ...........................................................................................223.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................223.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ......................................................................223.3.2.Thành lập bản đồ địa chính thị trấn Phố Lu ......................................................233.3.3. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp .........................................................233.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................233.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ..............................................................233.4.2. Phương pháp đo đạc chi tiết ..............................................................................233.4.3. Phương pháp thống kê ......................................................................................253.4.4. Phương pháp đánh giá độ chính xác bản đồ .....................................................25PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................264.1.Điều tra cơ bản ......................................................................................................264.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên ..............................................................................264.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm 2018. ................................................274.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất.........................................................................284.2.1. Khảo sát lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết .............................................294.4.2. Ứng dụng phần mềm MicrostationV8i và Gcadas thành lậpbản đồ địa chính..........................................................................................................314.4.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu ..................................................................454.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các biện pháp khắc phục ........................454.5.1. Thuận lợi ...........................................................................................................454.5.2. Khó khăn ...........................................................................................................46v4.5.3. Đề xuất các biện pháp khắc phục......................................................................46PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................485.1. Kết luận ................................................................................................................485.2. Kiến nghị ..............................................................................................................48TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................49viDANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ ........................................13Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2018 .....................................28.viiDANH MỤC HÌNHHình 2.1: Lưới chiếu gauss-kruger ...............................................................................7Hình 2.2: phép chiếu utm ..............................................................................................8Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính ....................................12Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử ............................................................15Hình 2.5: Trình tự đo ..................................................................................................16Hình 4.1: Màn hình lam việc của south Changen .......................................................31Hình 4.2: Số liệu sau khi trút từ máy toàn dạc điện tử ...............................................32Hình 4.3: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử và chọn Fomat(320350300B) đưa về dạng cột ...................................................................................32Hình 4.4: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử và chọn Meas File.tcm .................32Hình 4.5: lưu file ở đạng đuôi tcm .............................................................................33Hình 4.6: Phần mềm tính toán số liệu .........................................................................33Hình 4.7: File số liệu sau khi được xử lý ....................................................................34Hình 4.8: Khởi động khóa Gcadas và kết lôi có sở dữ liệu ........................................34Hình 4.9: Tạo tệp dữ kiệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng ......................................35Hình 4.11: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo ..........................................................35Hình 4.11: Đặt tỷ lệ bản đồ .........................................................................................36Hình 4.12: Trút điểm lên bản vẽ .................................................................................36Hình 4.13: Tìm đường dẫn để lấy số liệu ...................................................................37Hình 4.14: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ ...................................................................37Hình 4.15: Tạo topology cho bản đồ ..........................................................................38Hình 4.16: Chọn lớp tham gia tính diện tích ..............................................................39Hình 4.17: Tính diện tích ............................................................................................39Hình 4.18: Chọn lớp tính diện tích .............................................................................40Hình 4.19: Vẽ nhãn thửa quy chủ ...............................................................................40Hình 4.20: Chọn hàng và cột theo tương ứng .............................................................41Hình 4.21: Gán nhãn cho tờ bản đồ ............................................................................41Hình 4.22: Gán thông tin từ nhãn ..............................................................................42viiiHình 4.23: Vẽ nhã thửa tự động..................................................................................42Hình 4.24: Sau khi vẽ nhãn thửa .................................................................................43Hình 4.25: Tạo khung bản đồ địa chính......................................................................43Hình 4.26: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh ............................................441PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1.Tính cấp thiết của đề tàiTừ ngày xưa, con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đấtđể tạo ra của cải vật chất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụngđất đai, đặc biệt là việc là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phốivà quản lý đất đai. Vấn đề sở hữu đất đai đóng vai trò cốt lõi cho việc tạo nêncủa cải và sự giàu có cho mỗi cá nhân.Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, đất đai là nguồn tàinguyên vô cùng quý giá. Mọi quá trình sống của sinh vật đều phải dựa vào đất.đất đai là sản phẩm của quá trình phong hóa đá dựa vào các phản ứng lý – hóavà sinh vật. Đất đai là thành phần cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, tạo ra môi trườngsinh sống cho các loài và còn là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cáckhu dân cư, xây dựng kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh. Đồng thời đất đai lànguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian và chứađựng dinh dưỡng…chính vì vậy công tác quản lý đất đai là việc quan trọng củamỗi quốc gia.Việt Nam là nước đang phát triển nên kinh tế theo hướng thị trường, sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. cùng với nó là sựgia tăng dân số một cách nhanh chóng. Sự tồn tại và phát triển của các ngànhkinh tế phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quỹ đất để phát triển, vì thế quỹ đất chongành nông nghiệp ngày càng giảm do có sự phát triển của các ngành côngnghiệp, dịch vụ. Đây là một quy luật tất yếu chính vì thế chúng ta cần chủ độngquản lý và quy hoạch quỹ đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững.Bản đồ địa chính là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản lýnhà nước đối với đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã, phường,thị trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là tài liệu cơbản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ quản lý chặt2chẽ đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng. Do đó, bản đồ địa chính cóvai trò rất quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nướcvề đất đai.Thị trấn Phố Lu có địa hình, địa mạo khá phức tạp. Vì vậy, công tác quảnlý Nhà nước về đất đai tại xã còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống bản đồ, hồ sơđịa chính và các tài liệu liên quan chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đaitrong thời kỳ hiện nay. Do đó, việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vàothành lập bản đồ địa chính là thực sự cần thiết và cấp báchTrước đòi hỏi thực tế khách quan, được sự phân công của khoa Quản LýTài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn củaPGS.TS. Lê Văn Thơvà sự hỗ trợ của Công ty TNHH VIETMAPem đã tiếnhành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation v8i và Gcadasthành lập bản đồ địa chính, mảnh BĐĐC tờ 28 thị trấn Phố Lu – huyện BảoThắng – tỉnh Lào Cai”.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tàiỨng dụng phần mềmMicrostation V8i và Gcadas thành lập tờ bản đồ địachính số 28, thị trấn Phố Lu – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai.1.3.Ý nghĩa của đề tài- Trong học tập và nghiên cứu khoa học. Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đãđược học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc.- Trong thực tiễn. Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng phần mềm Microstation V8i vàGcadasthành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đấtđai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo côngnghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyênvà Môi Trường3PHẦN 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. Cơ sở khoa học2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chínhTheo mục 4 điều 3 luật đất đai 2013: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiệncác thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã,phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐCBản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lýcao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện mộtsố nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như:- Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.- Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từngthửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giảiquyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai.2.1.3. Các loại bản đồ địa chính-Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính.Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trựcquan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy.Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, songcác thông tin này được số hóa , mã hóa và lưu trữ dưới dạng số trong máy tính.Trong đó các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộctính sẽ được mã hoá.-Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại:4+ Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụngđất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địachính theo đơn vị cấp xã.+Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới,diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng và đượchoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính2.1.4. Các yếu tố cơ bản và Nội dung bản đồ địa chính2.1.4.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chínhMột sô yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địachính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất.Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc. Trongthực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng của địa vật, chúng ta cần chúý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng.Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đường cong. Đối với đoạnthẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối. Đối với đường gấpkhúc và Các đường cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó và đưavề dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trưng.Thửa đất: là một mảnh đất tồn tại ở thực địa được giới hạn bởi một đườngbao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhấtđịnh. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất.Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đườngranh giới phân chia không ổn định, có các khu được sử dụng vào các mục đíchkhác nhau, mức tính thuế khác nhau. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơnvị tính thuế.Lô đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đấtđược giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lôtheo điều kiện tương đồng nhất định (độ cao, độ dốc, ...mục đích sử dụng)Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu5đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu.Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư , cộng đồng người cùng sốngvà lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự kết mạnhvề các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp...Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản, tổ dân phố.Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năngquản lý nhà nước một cách toàn diện trong phạm vi lãnh thổ của mình.2.1.4.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính.Vì vậy, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu củacông tác quản lý đất đai. Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau:- Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủcác điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểmkhống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạngđiểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ.- Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốcgia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính ,các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đườngđịa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đườngđịa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quannhà nước.- Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranhgiới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấpkhúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thủa đất cần đo vẽ chính xác các điểmđặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểm ngoặt, điểm congcủa đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếutố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng.- Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nôngnghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Trên bảnđồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết.6- Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùngđất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiệnchính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, . ..Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trìnhcòn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng.- Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư,ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội,doanh trại quân đội, . . .- Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ,đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, . . .Đo vẽ chính xácvị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cấu cống trên đườngvà tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân đường,đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏhơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng.- Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ,Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớnhơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trênbản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu vực dân cư thìphải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cầnphải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy.- Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa địnhhướng.- Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quyhoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảovệ đê điều.- Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đấtbằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.72.1.5.Cơ sở toán học của bản đồ địa chínhĐể đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thôngtin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhấtvề cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thốngnhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khilựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởngcủa biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ.Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồđịa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểmbiến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau:2.1.5.1: Lưới chiếu Gauss – KrugerHình 2.1: Lưới chiếu GAUSS-KRUGERLưới này được thiết lập theo các điều kiện sau:* Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với:- Bán trục lớn a=6378245m- Bán trục nhỏ b=6356863.01877m* Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữakhông thay đổi (m=1)8* Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau:60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu bằng chữsố Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múichiếu và gần xích đạo2.1.5.2: Phép chiếu UTMHình 2.2: phép chiếu UTMLợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ vàtương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 0 là m0 = 0,9996,trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1,trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây vàtrong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưuđiểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trongcông việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhànước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế.Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụngphép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưavào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000.Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có:- Bán trục lớn a=6378137,0m9- Độ dẹt =1/298,25723563- Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s- Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s.Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đườngHoàng Quốc Việt, Hà Nội.Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặcthành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quyphạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nướccó 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗitỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090.2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chínhHiện nay nước ta đang sử dụng phương pháp chia mảnh bản đồ địa chínhtheo ô vuông tọa độ thẳng góc. Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 được xácđịnh như sau:Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thướcthực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ở thực địa.Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 sốđầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X,03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khungtrong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.-Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.10Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểmgóc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000.Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa.Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạchnối (-) và số thứ tự ô vuông.- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuôngcó kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷlệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa.Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từtrái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tựô vuông.- Bản đồ tỷ lệ 1:500Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuôngcó kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chínhtỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính11tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) vàsố thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.- Bản đồ tỷ lệ 1:200Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷlệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chínhtỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) vàsố thứ tự ô vuông.2.2. Cơ sở thực tiễnHiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địachính bằng phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử. công ty cổ phần TrắcĐịa – Địa Chính – Xây Dựng Thăng Longđã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnhtrên nước ta như: Thái Nguyên, ... Đây là phương pháp cho kết quả và độ chínhxác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay.Vì vậy, khi đi thực tập ở công ty cổ phần Trắc Địa – Địa Chính – XâyDựng Thăng Long em tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và máytoàn đạc điện tử đo vẽ chi tiết để chỉnh lý bản đồ địa chính cho xã Yên Trạch,huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên,2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay2.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chínhHiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trongcác phương pháp sau:- Phương pháp toàn đạc (đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa ).- Phương pháp ảnh hàng không.- Biên tập, biên vẽ từ bản đồ có sẵn.Quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước.12Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc ( bản đồ địa chính cơ sở )Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hànhchính cấp xã ( gọi tắt là bản đồ địa chính ).2.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạcXác định khu vực thành lập bản đồ, Xácđịnh ranh giới hành chính cấp xãXây dựng lưới khống chế đo vẽĐo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đấtNhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản vẽ,kiểm tra thực địa,đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đấtTự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; đánh số thửaBiên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số- In bản đồ giấy- Ghi bản số trên đĩa CDLập hồ sơ, giao nộp sản phẩmHình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính2.4. Thành lập lưới khống chế trắc địa2.4.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chínhLưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trêncác vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính13tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1: 500; 1: 200 ởcác vùng đô thị.Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùngcác điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọađộ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước.Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lướihạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chínhcấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp.Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lướiđịa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toànđạc điện tử.2.4.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩBảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩSTTTiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính1Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai2Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai3Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 msau bình saiChỉ tiêu kỹthuật≤ 5 cm≤ 1:50000≤ 1,2 cmTrị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai:4- Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m≤ 5 giây- Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m≤ 10 giâyTrị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai:5- Vùng đồng bằng≤ 10 cm- Vùng núi≤ 12 cm(Nguồn:TT25-2014 ngày 19.05.2014 quy định về thành lậpbản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường)142.4.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩLưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địachính của khu đo. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấphạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2.Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểmđịa chính trở lên.Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chínhxác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên.2.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ2.5.1. Đo chi tiết và xử lý số liệuĐể đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệuthành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như.Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc,phương pháp toạ độ cực, vv ...... Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều vàđòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháptoạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất.2.5.1.1. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết:Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việcđo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máyđưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâmbằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 vàđưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đếnđiểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứngchiều dài . Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạcđiện tử .2.5.1.2. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết:Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + DXA1-PYP = YA1 + DYA1-P15Trong đó DXA1-P = Cos DA1 - P * SDYA1-P = Sin DA1 - P * S2.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử2.5.2.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết:Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toántrắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉtrình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính.Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máyđo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.(CentralProcessing Unit- Micropocessor).Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tửĐặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từđiểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ ( điểm chi tiết ), còn đối với kinh vĩsố DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng  ) và góc đứng v (hay thiênđỉnh z ). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy(K), sốliệu khí tượng môi trường đo ( nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao ( X,Y,H )của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy( i m), chiều caogương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU màvới các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Sốliệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớtrong (RAM- Random Access Memory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field booksổ tay điện tử) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốcđược thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS)cài đặt trong máy tính.

Tài liệu liên quan

  • tiểu luận ứng dụng phần mềm kế toán và internet của công ty vi na tiểu luận ứng dụng phần mềm kế toán và internet của công ty vi na
    • 15
    • 736
    • 1
  • Đề tài ứng dụng phần mềm Topo_HsMo trong công tác thành lập bản đồ và tính khối lượng khai thác mỏ pdf Đề tài ứng dụng phần mềm Topo_HsMo trong công tác thành lập bản đồ và tính khối lượng khai thác mỏ pdf
    • 92
    • 782
    • 1
  • “Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis trong việc thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số một của xã Phú hiệp, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, 2012”. potx “Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis trong việc thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số một của xã Phú hiệp, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, 2012”. potx
    • 40
    • 2
    • 4
  • Ứng dụng phần mềm simatic s7-200 để thành lập chương trình điều khiển Ứng dụng phần mềm simatic s7-200 để thành lập chương trình điều khiển
    • 76
    • 358
    • 0
  • Thiết kế chương trình nhận dạng biển số xe và quản lý nhà xe ứng dụng phần mềm net frarework và microsoft SQL server Thiết kế chương trình nhận dạng biển số xe và quản lý nhà xe ứng dụng phần mềm net frarework và microsoft SQL server
    • 95
    • 915
    • 1
  • Ứng dụng phần mềm microstation và TMV map trong công tác biên tập bản đồ và lập hồ sơ địa chính từ kết quả đo ngoại nghiệp Ứng dụng phần mềm microstation và TMV map trong công tác biên tập bản đồ và lập hồ sơ địa chính từ kết quả đo ngoại nghiệp
    • 85
    • 4
    • 46
  • Báo cáo thực tập ứng dụng phần mềm microstation thành lập bản đồ địa chính Báo cáo thực tập ứng dụng phần mềm microstation thành lập bản đồ địa chính
    • 44
    • 741
    • 3
  • Ứng dụng phần mềm microstationv8i và gcadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Ứng dụng phần mềm microstationv8i và gcadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
    • 93
    • 1
    • 12
  • Ứng dụng phần mềm microstation SE và famis vào thành lập bản đồ địa chính Ứng dụng phần mềm microstation SE và famis vào thành lập bản đồ địa chính
    • 113
    • 2
    • 7
  • Ứng dụng phần mềm microstation và TMV map thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1 1000 khu vực xã hoa sơn, huyện ứng hòa, thành phố hà nội Ứng dụng phần mềm microstation và TMV map thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1 1000 khu vực xã hoa sơn, huyện ứng hòa, thành phố hà nội
    • 85
    • 882
    • 11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.77 MB - 68 trang) - Ứng Dụng Phần Mềm Microstation V8i Và Gcadas Thành Lập Bản Đồ Địa Chính, Mảnh Bản Đồ Địa Chính Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Phần Mềm đọc Bản đồ địa Chính Microstation V8