Uniferon B9 - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - VNA-4890-02
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc
- Nhà thuốc
- Phòng khám
- Bệnh viện
- Công ty
- Trang chủ
- Thuốc mới
- Cập nhật thuốc
- Hỏi đáp
thuốc Uniferon B9 là gì
thành phần thuốc Uniferon B9
công dụng của thuốc Uniferon B9
chỉ định của thuốc Uniferon B9
chống chỉ định của thuốc Uniferon B9
liều dùng của thuốc Uniferon B9
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máuDạng bào chế:Viên bao đườngĐóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên bao đườngThành phần:
Fe sulfate, Folic acid SĐK:VNA-4890-02Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược TW MEDIPLANTEX - VIỆT NAM | Estore> |
Nhà đăng ký: | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Thông tin thành phần Ferrous sulfate
Dược lực:Là loại muối sắt vô cơ, bổ sung yếu tố vi lượng là ion sắt rất quan trọng trong cơ thể.Dược động học :Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hoá hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrocloric và vitamin C. Do vậy đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C. Sắt được dự trữ trogn cơ thể dưới 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân. Hấp thu sắt phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và vào tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể.Tác dụng :Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt. Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 - 1 mg sắt nguyên tố hàng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1 - 2 mg/ngày ở phụ nữ hành kinh bình thường và có thể tăng tới 3 - 4 mg/ngày ở người mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trogn thời kỳ phát triển mạnh. Đôi khi acid folic được thêm vào sắt (II) sulfat để dùng cho người mang thai nhằm phòng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Phối hợp acid folic với sắt có tác dụng tốt đối với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn độc.Chỉ định :Phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt như: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.Liều lượng - cách dùng:Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói, nhưng thuốc có khả năng gây kíhc ứng niêm mạc dạ dày, nên thường uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước. Không nhai viên thuốc khi uống. Bắt đầu dùng liều tối thiểu và tăng khi đáp ứng với thuốc. Liều sau đây tính theo sắt nguyên tố (đường uống): Người lớn: Bổ sung chế độ ăn: nam 10 mg sắt nguyên tố/ngày, nữ 15 nmg sắt nguyên tố/ngày. Điều trị: 2 - 3 mg sắt nguyên tố /kg/ngày chia làm 2 - 3 lần. Sau khi lượng hemoglobin trở lại bình thường, tiếp tục điều trị trong 3 - 6 tháng. Trẻ em:Bổ sung chế độ ăn: trẻ em dưới 12 tháng tuổi: 6 mg sắt nguyên tố/ngày; 1 - 10 tuổi: 10 mg sắt nguyên tố/ngày (nữ), 12 mg sắt nguyên tố/ngày. Người mang thai: nhu cầu sắt gấp đôi bình thường, cần bổ sung chế độ ăn để đạt 30 mg sắt nguyên tố/ngày.Điều trị: 60 -100 mg sắt nguyên tố/ngày, kèm theo 0,4 mg acid folic, chia làm 3 - 4 lần/ngày.Chống chỉ định :Mn cảm với sắt (II) sulfat. Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu. Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hoá. Viên sắt sulfat không được chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.Tác dụng phụKhông thường xuyên: một số phản ứng phụ ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón. Phân đen (không có ý nghĩa lâm sàng). Răng đen (nếu dùng thuốc nước): nên hút bằng ống hút. Trong rất ít trường hợp, có thể thấy nổi ban da. Đã thấy thông báo có nguy cơ ung thư liên quan đến dự trữ quá thừa sắt.Thông tin thành phần Folic acid
Dược lực:
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B ( vitamin B9 ).Dược động học :
- Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu. - Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ. - Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu. Tác dụng :Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12. Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9. Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.Chỉ định :Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat. Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.Liều lượng - cách dùng:Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ: Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày. Duy trì: 5 mg, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh. Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày; Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn. Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 - 400 microgam mỗi ngày. Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 - 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.Chống chỉ định :Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.Tác dụng phụNói chung acid folic dung nạp tốt. Hiếm gặp: Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa. Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ |
Uniferon B9
SĐK:VD-4416-07
Inbionethemona soft capsule
SĐK:VN-9328-05
Thuốc gốcApixaban
Apixaban
Edoxaban
Edoxaban
Cilostazol
Cilostazol
Etamsylate
Etamsylate
Fondaparinux
Fondaparinux natri
Lusutrombopag
Lusutrombopag
Acid zoledronic
Zoledronic acid
Nadroparin
Nadroparin calcium
Pentoxifylline
Pentoxifyllin
Ferrous gluconate
Sắt gluconate
Mua thuốc: 0868552633Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em |
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com |
Từ khóa » Tác Dụng Thuốc Uniferon B9
-
Thuốc Uniferon B9 Mediplantex Trị Thiếu Máu, Thiếu Sắt (hộp 30 Viên)
-
Công Dụng Thuốc Uniferon B9 | Vinmec
-
Uniferon B9 | BvNTP
-
Uniferon B9 | Bổ Sung Sắt, Acid Folic Cho Phụ Nữ Mang Thai, đang ...
-
Thuốc Uniferon B9 - Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu
-
Uniferon B9-B12 : Dự Phòng Và điều Trị Thiếu Máu - Central Pharmacy
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Uniferon B9 - Thuốc Bổ Sung Sắt Và Acid Folic
-
Thuốc Uniferon B9: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác ...
-
Uniferon B9 - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - VD-4416-07
-
Thuốc Bổ Sung Sắt, Acid Folic Uniferon B9 Hộp 30 Viên | Medigo
-
Thân Nhân Bệnh Nhân : 1. Đọc Tờ Hướng Dẫn
-
Thuốc Uniferon B9 Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền?
-
Uniferon B9 - Thuốc điều Trị Thiếu Máu Hiệu Quả - Ung Thư TAP
-
Uniferon B9 - Tác Dụng Thuốc, Công Dụng, Liều Dùng, Sử Dụng