Ương Giống Và Nuôi Thương Phẩm Cá Chạch Lấu

Ngày 22/5/2013, Sở KH&CN tỉnh An Giang tổ chức hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu”. Hội đồng do TS. Nguyễn Văn Kiểm (Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ) làm chủ tịch Hội đồng.

– Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Phương Loan, Giảng viên Trường Đại học An Giang.

– Cơ quan chủ trì: Trường Đại học An Giang.

– Thời gian thực hiện: 2010-2013.

– Địa điểm thực hiện đề tài: Xã Mỹ Khánh, Thành phố Long Xuyên.

cá chạch lấu

– Mục tiêu đề tài: Xây dựng quy trình công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu, góp phần chủ động sản xuất và cung cấp con giống cá chạch lấu có chất lượng cho người sản xuất trong các mô hình nuôi (bè và ao đất) và làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đa dạng loài nuôi.

– Các nội dung chính của đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ương giống cá chạch lấu trong điều kiện thức ăn và mật độ khác nhau; Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch lấu trong ao đất và bè với thức ăn và mật độ khác nhau; Khảo sát các yếu tố môi trường nước ảnh hưởng đến quá trình ương và nuôi thương phẩm cá chạch lấu; Phân tích hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi.

– Các kết quả đạt được:

1- Nghiên cứu kỹ thuật ương cá chạch lấu giống: Nội dung này thực hiện hai nghiệm thức: a) Ương cá chạch lấu trong điều kiện khác nhau về mật độ (500 con, 1000 con, 1500 con/m2); b) Ương cá chạch lấu trong điều kiện khác nhau về thức ăn (nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng trùn chỉ, nghiệm thức cho ăn 50% trùn chỉ + 50% thức ăn công nghiệp, nghiệm thức cho ăn 50% cá tạp + 50% thức ăn công nghiệp 40% protein). Tỷ lệ cá ương nuôi sau 60 ngày tuổi đạt 40%.

2- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch lấu: Nội dung này thực hiện hai mô hình: a) Nuôi trong ao đất thời gian nuôi là 12 tháng với nhiều nghiệm thức khác nhau; b) Nuôi trong bè thời gian 7 tháng với nhiều nghiệm thức khác nhau. Kết quả tỷ lệ cá sống dao động từ 50-60%.

3- Qua báo cáo của tác giả và các nhận xét của thành viên hội đồng cho thấy: Về quy trình kỹ thuật ương nuôi cá giống chạch lấu là tốt chấp nhận được, tuy nhiên cũng cần cụ thể thêm những số liệu trong quá trình theo dõi, cho ăn, khẩu phần ăn cho từng giai đoạn cá giống. Về nuôi thương phẩm cần thêm thời gian dài thực tiễn để chứng minh tính hiệu quả kinh tế, do đây là loài nuôi mới hoàn toàn, cho nên chưa thể khẳng định được.

Trần Văn Đông – Sở KH&CN An Giang, 23/05/2013

Nuôi cá chạch lấu lồng bè

Ông Võ Văn Thọ ở ấp 1, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang) đã nuôi được 4 bè cá chạch lấu trên sông Bình Di.

Ông Thọ cho biết, cá chạch lấu dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên đã đầu tư nuôi mỗi bè 2.000 con. Ông thả con giống loại 200 – 300 gram/con vào tháng 5 – 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 – 3 năm sau. Thức ăn chính của cá chạch lấu là cá, tép.

Theo ThS Phan Phương Loan, Bộ môn Thủy sản, ĐH An Giang, bộ môn đã ương thành công giống cá chạch lấu và được tỉnh hỗ trợ kinh phí nghiên cứu đề tài khoa học SX giống nhân tạo cá chạch lấu. Nếu ngư dân có nhu cầu nuôi sẽ được cung cấp đầy đủ con giống và kỹ thuật để đạt hiệu quả.

Nông nghiệp VN – 29/10/2012

Câu Hỏi Thường Gặp

Kỹ thuật ương cá chạch lấu giống ra sao?

Nội dung này thực hiện hai nghiệm thức: (1) Ương cá chạch lấu trong điều kiện khác nhau về mật độ (500 con, 1000 con, 1500 con/m2); (2) Ương cá chạch lấu trong điều kiện khác nhau về thức ăn (nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng trùn chỉ, nghiệm thức cho ăn 50% trùn chỉ + 50% thức ăn công nghiệp, nghiệm thức cho ăn 50% cá tạp + 50% thức ăn công nghiệp 40% protein). Tỷ lệ cá ương nuôi sau 60 ngày tuổi đạt 40%.

Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch lấu như thế nào?

Nội dung này thực hiện hai mô hình: (1) Nuôi trong ao đất thời gian nuôi là 12 tháng với nhiều nghiệm thức khác nhau; (2) Nuôi trong bè thời gian 7 tháng với nhiều nghiệm thức khác nhau. Kết quả tỷ lệ cá sống dao động từ 50-60%.

Print Friendly, PDF & Email

Từ khóa » Cá Chạch Lấu Giống An Giang