Uống Rượu Giải Sầu Càng Sầu Thêm ", Vì Sao Nâng Chén Tiêu ...

(TNTT&GT) Uống rượu thể hiện bản lĩnh, uống rượu giải sầu, uống rượu để ngoại giao… Rượu thường được tặng cho nhiều “chức năng” hấp dẫn. Trên thực tế, những danh hiệu mỹ miều kia chủ yếu để biện minh cho bao tác hại nhãn tiền từ rượu

Không say xỉn vẫn có hại

Tùy theo những đặc điểm về thể chất, sinh lý và khả năng chuyển hóa rượu của cơ thể mà phản ứng với rượu bia ở mỗi người sẽ khác nhau. Với người có thâm niên nhậu nhẹt, cho rằng mình có “đô” cao, nguy cơ từ rượu vẫn không giảm đi. Rượu, dù nói giảm hay nói tránh, vẫn là một chất gây nghiện nếu uống với lượng lớn trong một thời gian dài. Vì thế những người có “đô” cao, nếu “tự thử thách” khả năng nhậu nhẹt của mình lâu ngày sẽ có nguy cơ bị nghiện rượu.

Đang xem: Uống rượu giải sầu càng sầu thêm

“Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu”, nhà thơ Lý Bạch thuở trước đã cảm khái một câu rất đúng với… khoa học: nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm. Xưa nay nhiều người giải thích cho lý do uống rượu vô độ của mình là để giải sầu. Trên thực tế, vì rượu có hiệu quả ngay lập tức đến vùng kiểm soát sự suy nghĩ và cảm xúc lo âu, vui buồn của não bộ nên có thể tạo cảm giác hưng phấn, vui vẻ, giảm đau với điều kiện chỉ dùng với liều lượng nhỏ. Nhưng nếu cứ “nâng chén” liên tục thì rượu sẽ phản tác dụng, “tấn công” ngược lại hệ thần kinh, gây nên các di chứng tai hại: tay chân thường xuyên run rẩy, mất trí nhớ, giảm phản xạ, trầm cảm, khó ngủ…

Uống 1 ly rượu vang 10cl (tương đương 1 vại bia 25cl hay 1 chung whisky 3cl) làm rượu trong máu có nồng độ 0,2g/l. Tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra mức chuẩn an toàn cho việc tiêu thụ rượu thường xuyên là mỗi ngày tối đa 3 ly rượu vang 10cl với nam và 2 với nữ. Nồng độ rượu trong máu ở mức từ 0,7g/l đến 2g/l sẽ dẫn tới trạng thái mất thăng bằng, không kiểm soát được ngôn từ và hành động. Vượt quá mức 3g/l sẽ gây hôn mê sâu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

XEM THÊM: Cách Làm Giảm Sưng Chân Tại Nhà Bạn Cần Biết, 10 Giải Pháp Tự Nhiên Giúp Giảm Sưng Chân

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện sức khỏe Hoa Kỳ còn cho thấy rượu có thể là nguyên nhân làm mất chất xám khi hình chụp scanner giữa những người nghiện rượu và người bình thường cho kết quả “đệ tử lưu linh” có thể tích chất xám thấp hơn, đặc biệt là ở nữ giới.

Thường xuyên uống rượu với liều lượng cao cũng chính là “hung thủ” gây bệnh ung thư các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nhất là gan. Với liều lượng cao, độc chất từ rượu có thể làm tổn hại, thậm chí tiêu diệt các tế bào gan, gây viêm gan, lâu ngày có thể dẫn đến xơ gan (bệnh mãn tính), gây tử vong trực tiếp hoặc chuyển sang ung thư gan. Theo thống kê từ Viện dự phòng và giáo dục sức khỏe quốc gia INPES (Pháp), tỉ lệ nhiễm bệnh thuộc hệ tiêu hóa ở những người có thâm niên uống nhiều rượu luôn cao hơn người thường bình quân 4,65 lần.

Xem thêm: Suy Nghĩ Là Gì – Phép Ẩn Dụ, Ví Von Khiến Ta Phải Suy Nghĩ

Đừng ảo tưởng về rượu!

Rượu không làm ấm cơ thể như xưa nay mọi người vẫn tưởng. Quá trình hấp thụ rượu của cơ thể khiến các mạch máu dưới da giãn ra, làm giải tỏa nhiệt, gây nên cảm giác ấm áp đồng thời tạo hiện tượng đỏ mặt. Hơi ấm này hoàn toàn là ảo giác: nhiệt lượng bên trong cơ thể đã bị “đẩy” ra sưởi ấm cho bề mặt dưới da, khiến hệ thần kinh bị “đánh lừa”. Khi không còn ảnh hưởng của rượu, ảo giác biến mất, cái lạnh đang tạm lánh kéo về càng dữ dội hơn do nhiệt lượng bị thoát qua da và cơ thể hao tốn năng lượng cho quá trình trên. Trung bình nhiệt độ cơ thể giảm khoảng 1,5 độ sau khi uống 5 ly rượu vang 10cl. Người uống quá nhiều rượu trong cùng một lúc có nguy cơ bị hạ nhiệt độ, thậm chí gây tử vong.

XEM THÊM: Xì Hơi Liên Tục - Bụng Sôi Xì Hơi Nhiều

Xem thêm: đồng hồ nam dây thép

Rượu cũng chẳng làm tăng “bản lĩnh đàn ông” như giới mày râu vẫn hay phân trần. Về sức mạnh thể chất, nguồn năng lượng do rượu mang lại không đáng kể. Chuyển hóa 10g rượu nguyên chất trong 1 ly rượu vang chỉ có thể sản xuất ra 70 calo và quá trình này còn đồng thời tạo ra acid lactic gây cản trở hoạt động của cơ bắp. Số năng lượng ít ỏi này từ rượu gần như không đem lại lợi ích gì về dinh dưỡng khi nó chẳng hề “khuyến mãi” thêm chất khoáng, vitamin hay protein. Ngược lại, uống nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến vị giác, làm ăn kém ngon. Điều này giải thích cơ thể ốm o tiều tụy của các “đệ tử lưu linh”.

Về đời sống vợ chồng, “bản lĩnh đàn ông” của dân nhậu lại càng bị ảnh hưởng nặng, chỉ cần một lượng nhỏ chất men cay “nạp” vào cơ thể cũng đủ làm giảm hẳn “năng suất” phái mạnh.

Mẹ uống rượu, con cũng “xỉn”! Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên nói không một cách dứt khoát với rượu. Rượu thấm rất dễ dàng qua màng nhau nên khi mẹ uống rượu, nồng độ rượu trong nước ối cũng ngang bằng với nồng độ rượu trong máu của mẹ, gây nhiều hậu quả xấu cho thai nhi. 3 tháng đầu tiên, thai nhi đang trong quá trình hình thành, ảnh hưởng từ rượu có thể làm bé bị dị tật. 6 tháng cuối, rượu có thể khiến thai chậm phát triển và tăng nguy cơ sinh non. Theo nghiên cứu của Viện Inserm (Pháp), các em bé có mẹ uống từ 2 đến 3 ly rượu mỗi ngày trong thời gian mang thai sẽ giảm chỉ số IQ từ 5 đến 7 điểm và đến độ tuổi thiếu niên, các em gặp nhiều vấn đề về trí nhớ, ngôn ngữ, hành vi… Phụ nữ sẽ vô tình… chuốc rượu con mình nếu “nâng ly” vào thời gian cho con bú. Nồng độ rượu trong máu ngang với nồng độ rượu ở sữa mẹ, mẹ mà “bí tỉ” thì con chắc chắn sẽ “ngất ngư”!

*

 

Nên uống có liều lượng Rượu vang có chứa chất polyphenol chống oxy hóa. Thưởng thức một, hai ly rượu vang mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch (đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến động mạch vành). Uống rượu nhẹ và bia với liều lượng hợp lý giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Các bậc cao niên có thói quen nhấm nháp rượu vang mỗi ngày sẽ có tinh thần minh mẫn hơn, trí nhớ được “gia cố”, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, lạm dụng rượu bia sẽ gây phản tác dụng hoàn toàn, làm tăng cao nguy cơ mắc những bệnh kể trên.

Từ khóa » Cử Bôi Tiêu Sầu