Uống Theo Cách Này, Nước Dừa Thành ... 'thuốc độc'
Có thể bạn quan tâm
Nước dừa vẫn được coi là thứ nước uống cao cấp, không chỉ trong sạch vô trùng mà lại ngon ngọt, mát mẻ. Tuy nhiên, nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Đặc biệt, trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…, thì không nên dùng nước dừa.
Không nên uống vào buổi tối
Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là uống chung với nước đá).
Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Ảnh minh hoạ: Internet
Không nên uống nước dừa thường xuyên
Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Vì thế, nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm kcal ở những món khác khi đã uống nước dừa.
Uống nước dừa sau khi đi nắng dễ bị bệnh
Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.
Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.
Trẻ 6 tháng trở lên mới được uống nước dừa
Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Ảnh minh hoạ: Internet |
Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.
Phụ nữ mới mang thai không nên uống nước dừa
Thông thường, phụ nữ mang bầu thích uống nước dừa để con trắng trẻo. Nhưng thực tế, nước dừa chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt cho mẹ bầu những tháng đầu, có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu, bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống rất bổ dưỡng.
Theo Tiền phong
Ai không nên uống dừa tươi mỗi ngày?
Nước dừa là thức uống giải khát ưa thích của nhiều người nhưng uống bao nhiêu là đủ và những ai không nên uống loại nước này?
Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Dừa
-
Nước Dừa để được Bao Lâu? Sau Một Ngày Có Nên Uống Không?
-
Mách Bạn Cách Bảo Quản Nước Dừa, Dừa Tươi Gọt Vỏ Và Dừa Chưa ...
-
Bảo Quản Nước Dừa Bao Lâu, Cách Nào Giữ Nguyên Hương Vị Mà ...
-
Nước Dừa để được Bao Lâu? Nước Dừa Chua Có Nên Uống?
-
Nước Dừa Tươi để được Bao Lâu - Bí Quyết Bảo Quản Nước Dừa
-
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Cơm Dừa
-
Nước Dừa để Tủ Lạnh được Bao Lâu Là Hợp Lý
-
Cách Bảo Quản Nước Cốt Dừa Tại Nhà, Giữ được Lâu | Cleanipedia
-
Nước Cốt Dừa để được Bao Lâu? Cách Bảo Quản đúng Cách | VinID
-
Cách Bảo Quản Nước Dừa Tươi Giữ Nguyên Vị Ngọt Mát
-
Thiết Kế Thi Công Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Thạch Dừa
-
Nước Cốt Dừa đóng Hộp Có Hết Hạn Không? - Bách Hóa XANH
-
Cách Làm Và Cách Bảo Quản Nước Cốt Dừa Ngon Cả Tháng Không Lo ...
-
Bật Mí Cách Uống Nước Dừa Chữa Trào Ngược Dạ Dày - Thuốc Dân Tộc