Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Nhưng Vẫn Có Thai: Nguyên Nhân Là ...

Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp để ngừa thai là phương pháp được các chị em lựa chọn sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Thế nhưng nhiều người uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai. Nguyên nhân là gì? Liệu điều này có gây ảnh hưởng gì không?

Quan hệ xuất trong uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không? Thuốc tránh thai khẩn cấp được xem là giải pháp “chữa cháy” ngay trong những trường hợp quan hệ tình dục không được bảo vệ hay khi các biện pháp ngừa thai đã được dùng không thành công như: quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, bao cao su bị rách…

Đọc thêm:

Cẩn trọng với 4 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì? 

Viên uống tránh thai khẩn cấp (ECPs) có tiếng Anh là morning-after pills. Nó cũng giống như các biện pháp ngừa thai thường xuyên khác giúp bạn ngăn ngừa việc mang thai ngoài mong muốn. Điểm khác biệt là ECPs được dùng sau khi quan hệ tình dục. 

Viên uống ngừa thai khẩn cấp thường được chia làm 2 loại: Loại 1 viên và loại 2 viên bao gồm:

  • Thuốc chứa hormon levonorgestrel giúp ngăn chặn tạm thời quá trình rụng trứng, thụ tinh hoặc ngăn trứng đã thụ tinh không cho làm tổ trong tử cung. Đây là loại dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc.
  • Thuốc chứa ulipristal (còn có tên gọi là Ella) là loại cần được bác sĩ chỉ định và kê đơn, bạn không thể tự ý mua ở tại các hiệu thuốc. Ella giúp bạn ngừa thai bằng cách ngăn chặn hoạt động của các hormon cần thiết cho quá trình thụ thai.
Dù được xem là vị cách “chữa cháy” hiệu quả sau những lần quan hệ không an toàn nhưng trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai vẫn có thể xảy ra.

Vì sao uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn có thai?

uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai

Thời gian hoạt động của thuốc 

Quan hệ bao lâu thì uống thuốc tránh thai khẩn cấp? Nếu bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục, bạn chỉ có 1-2% nguy cơ mang thai. Đối với viên uống Ella, hiệu quả này có thể kéo dài đến 5 ngày sau khi quan hệ tình dục. Vậy bạn có cần chờ đợi để uống thuốc ngừa thai khẩn cấp không? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi vì viên uống tránh thai khẩn cấp nên được dùng càng sớm càng tốt. Hơn nữa, các viên uống sẽ giảm tác dụng nếu thời gian uống càng cách xa thời gian quan hệ. Và thực sự hiệu quả bảo vệ cũng không đạt được 100%.

Điều cần lưu ý là uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai nếu bạn quan hệ tình dục sau đó mà không dùng biện pháp bảo vệ. Do đó, để tăng hiệu quả ngừa thai, hãy đảm bảo rằng bạn có biện pháp ngừa thai khác trước lần quan hệ tình dục tiếp theo.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn có thai do tương tác thuốc 

Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai là do đâu? Ngoài thời gian uống thuốc có thể quyết định hiệu quả ngừa thai, các loại thuốc hay thực phẩm chức năng bạn đang dùng cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp như:

  • Thuốc điều trị động kinh Dilantin, HIV, bệnh lao
  • Thuốc làm giảm axit dạ dày như omeprazole, pantoprazole… được dùng trong điều trị loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày
  • Một số thuốc kháng sinh như rifampicin hay griseofulvin. 

Những loại thuốc này có thể làm giảm hay ngăn chặn tác dụng ngừa thai của thuốc dẫn đến trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai.

Uống tránh thai khẩn cấp vẫn có thai do một số nguyên nhân khác 

Tác dụng phụ của thuốc ngừa thai khẩn cấp đôi khi sẽ khiến bạn nôn mửa. Trong vòng 2 giờ sau khi uống, thuốc vẫn còn lưu lại tại dạ dày hay hệ thống tiêu hóa của bạn, việc nôn mửa vô tình làm bạn tống xuất thuốc ra ngoài và ảnh hưởng đến khả năng ngừa thai của thuốc. Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai. 

Nếu điều này diễn ra trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, để yên tâm và an toàn, bạn cần đến gặp các bác sĩ sản khoa để được tư vấn dùng thuốc làm dịu dạ dày và uống liều thuốc tránh thai khẩn cấp thứ 2. 

Theo nhiều nghiên cứu, chỉ số BMI của phụ nữ ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của viên uống ngừa thai  khẩn cấp. Chỉ số BMI càng cao thì tỷ lệ ngừa thai thất bại càng lớn. Do đó, với những phụ nữ có BMI trên 30, thuốc có thể sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. 

[embed-health-tool-bmi]

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai có ảnh hưởng gì không?

uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai

Các tác dụng phụ của thuốc là gì?

Viên uống ngừa thai khẩn cấp được xem là an toàn với hầu hết phụ nữ, ít có tác dụng phụ nào từ thuốc. Nhưng bạn có thể có những biểu hiện nhẹ như: 

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau đầu
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Căng ngực
  • Chảy máu giữa kỳ kinh hay ra máu kinh nguyệt nhiều hơn 
  • Đau bụng dưới hoặc chuột rút 
  • Kỳ kinh tiếp theo chậm hơn 1-2 tuần. Nhưng nếu bạn không có kinh trong vòng 3-4 tuần sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn nên thử thai ngay vì đây có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai. 

Những triệu chứng này đều thường tự khỏi vài ngày sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng sau đây cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ sản khoa: 

  • Ra máu như kinh nguyệt thành đốm nhỏ hay xuất huyết kéo dài trong 1 tuần 
  • Đau bụng dưới dữ dội từ 3-5 tuần. 

Những dấu hiệu này cho thấy bạn có thể bị những biến chứng thai kỳ như sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, cần được can thiệp y khoa kịp thời. 

Đọc thêm:

Thuốc tránh thai khẩn cấp và hàng ngày: Bạn nên dùng loại nào?

Thuốc tránh thai khẩn cấp có bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục  (STDs) không?

Các loại viên uống ngừa thai không có khả năng ngăn ngừa lây truyền bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục như HIV, lậu, chlamydia… Sự lựa chọn thích hợp hơn lúc này là sử dụng một màn chắn vật lý để ngừa thai và bảo vệ bạn khỏi STDs như bao cao su – an toàn, ít tác dụng phụ và không để lại rủi ro. 

Thuốc tránh thai khẩn cấp có làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai? 

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai có ảnh hưởng gì không? Theo một số nghiên cứu, thuốc viên ngừa thai khẩn cấp không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh con và mang thai của phụ nữ về sau. Nhưng nếu bạn đã mang thai, chắc chắn rằng việc dùng thuốc không được khuyến khích, vì không chỉ không có hiệu quả ngừa thai mà nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi của những loại thuốc này còn chưa thể xác định.

Do đó, nếu đã nghi ngờ mang thai, bạn và “đối tác” nên bàn bạc để thay đổi phương pháp tránh thai khác như bao cao su hoặc nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi xác định được bạn có đang mang thai hay không. 

Có nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên không?

Nhiều người băn khoăn rằng có nên sử dụng viên ngừa thai khẩn cấp thường xuyên không? Theo chỉ định từ các bác sĩ sản khoa, bạn không nên sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp quá 2 lần trong một chu kỳ kinh nguyệt. Việc lạm dụng viên uống tránh thai khẩn cấp có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc và để lại các biến chứng lâu dài. Thay vào đó, khi cần ngừa thai lâu dài, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản phụ khoa để có kế hoạch ngừa thai đảm bảo an toàn hiệu quả và phù hợp với điều kiện bản thân.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai phải làm sao?

uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai

Theo cơ chế hoạt động, thuốc tránh thai khẩn cấp có khả năng làm chậm quá trình rụng trứng ở phụ nữ để hạn chế khả năng thụ thai. Thuốc không có khả năng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng không làm ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi. Vì thế, nếu muốn giữ thai, bạn hãy giữ tâm lý thoải mái để lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ. Đặc biệt, bạn cần thăm khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách dưỡng thai.

Nếu chưa sẵn sàng làm mẹ hoặc không có khả năng đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cũng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có cách xử lý đúng đắn, hạn chế nguy cơ biến chứng thai kỳ hoặc khả năng sinh sản sau này.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai do nguyên nhân nào và những kiến thức liên quan đến việc sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp. Như vậy, bạn đừng quá chủ quan vào các phương pháp ngừa thai mà ngó lơ biểu hiện của cơ thể. Ngay khi nghi ngờ có thai dù đã uống thuốc ngừa thai khẩn cấp, bạn cần được bác sĩ kiểm tra, thăm khám để có những lời khuyên chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Từ khóa » Có K