Ưu Và Nhược điểm Của Các Biện Pháp Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm ...
Có thể bạn quan tâm
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2013
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
Pháp luật về Sở hữu trí tuệ cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ đưa ra các biện pháp xử lý xâm phạm như Quyền tự bảo vệ (Điều 198); Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự.
(Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, tùy vào mức độ vi phạm của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà có các biện pháp xử lý hiệu quả. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Các biện pháp | Căn cứ pháp lý | Ưu điểm | Nhược điểm |
Quyền tự bảo vệ | Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2013 | -Chủ sở hữu chủ động, linh hoạt trong cách xử lý, giải quyết -Bảo mật thông tin liên quan đến quá trình giải quyết, tránh tình trạng ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu, sản phẩm. -Không phụ thuộc vào thủ tục liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp cho quá trình giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém về thời gian và chi phí | -Biện pháp này chỉ mang tính giáo dục, cảnh cáo, không mang tính chất răn đe cao nên hiệu quả giải quyết thấp. -Kết quả giải quyết hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên liên quan, không mang tính chất ép buộc thi hành |
Biện pháp hành chính | Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2013 | -Thủ tục giải quyết khá đơn giản, tốn ít thời gian, chi phí -Chấm dứt được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn, đảm bảo xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. -Đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, ổn định trật tự xã hội. | -Không bảo mật được thông tin về hàng hóa, sản phẩm, thương hiệu. -Chủ thể bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại nếu hành vi xâm phạm gây ra thiệt hại. -Có tác dụng giáo dục, răn đe quy mô nhỏ. |
Biện pháp dân sự | Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2013 | -Bằng biện pháp dân sự, giải quyết hành vi xâm phạm triệt để, khắc phục được những tổn thất, thiệt hại. -Chủ thể bị xâm phạm được bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ -Chủ thể bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ và ngăn ngừa thiệt hại. | -Không bảo mật được thông tin về hàng hóa, sản phẩm, thương hiệu. -Trình tự, thủ tục giải quyết phức tạp vì có sự can thiệp của Cơ quan nhà nước. -Tốn thời gian và chi phí giải quyết. -Chủ thể bị xâm phạm có nghĩa vụ phải chứng minh theo Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ. Trong một vài trường hợp, việc chứng minh hành vi xâm phạm không hề đơn giản. |
Biện pháp hình sự | Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ; Điều 225, 226 Bộ Luật hình sự 2015 | -Mang tính giáo dục, răn đe mạnh nhất, xử lý triệt để hành vi xâm phạm | -Không bảo mật được thông tin về hàng hóa, sản phẩm, thương hiệu. -Trình tự, thủ tục giải quyết phức tạp vì có sự can thiệp của Cơ quan nhà nước. Thời gian giải quyết kéo dài. |
Mỗi biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Để xử lý một cách hiểu quá nhất hành vi xâm phạm, tùy vào mức độ vi phạm của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà chủ thể bị xâm phạm linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp nêu trên.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Phạm Thị Vân
Yếu tố được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu của các sản... |
Quay phim trong rạp chiếu phim có là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu giải trí của con người cũng ngày càng được tăng... |
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 |
Các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan ? |
Từ khóa » Nhược điểm Của Phương Pháp Hành Chính
-
Phương Pháp Hành Chính (Administrative Methods) Trong Quản Lí ...
-
Nội Dung Chủ Yếu, đặc điểm, ưu điểm Và Hạn Chế Của Các Phương ...
-
Phân Tích Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
-
Ưu Nhược điểm Của Các Phương Pháp Quản Lí Nhà Nước - TaiLieu.VN
-
Phương Pháp Hành Chính Trong Quản Lý Kinh Tế Là Gì? Nội Dung Và ...
-
Phân Tích Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Hiện Nay ?
-
Ưu Nhược điểm Của 3 Phương Pháp Giáo Dục-hành Chính-kinh Tế ...
-
ưu Nhược điểm Của Phương Pháp Hành Chính Tổ Chức - 123doc
-
Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Quản Lý Hành ...
-
Vai Trò Và Các Phương Pháp Quản Trị ? Ưu Nhược điểm
-
Khái Niệm Và Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
-
Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước ở Nước Ta Hiện Nay
-
GT Hành Chính Nhà Nước - Page 21 - Wattpad
-
Những Hạn Chế Chủ Yếu Và Giải Pháp Khắc Phục Nhằm Nâng Cao ...