Ưu Và Nhược điểm Của Phong Cách Lãnh đạo Dân Chủ
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, phong cách lãnh đạo dân chủ là một giải pháp đang rất được ưa chuộng trong hoạt động quản trị nhân sự. Giải pháp này giúp khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách khai thác tối đa hiệu quả của phong cách lãnh đạo này. Bài viết sau đây của Testcenter, sẽ giải mã bản chất của phong cách lãnh đạo dân chủ, đồng thời đưa ra những lưu ý hữu ích để các nhà quản lý áp dụng giải pháp này một cách hiệu quả nhất, cùng theo dõi nhé!
Table of Contents
- Giải nghĩa “Phong cách lãnh đạo dân chủ”
- Các đặc điểm nổi bật của lãnh đạo dân chủ
- Ví dụ về lãnh đạo dân chủ tại nơi làm việc
- Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Trường hợp nào có thể dùng phong cách lãnh đạo dân chủ?
- Lãnh đạo dân chủ có phải là phong cách lãnh đạo tốt nhất?
- 3 lưu ý khi áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ
- Những tấm gương lãnh đạo theo phong cách dân chủ
- Henry Ford với đế chế xe hơi hùng mạnh toàn cầu
- Steve Jobs với thương hiệu công nghệ điện tử nổi tiếng thế giới
- Những nhà lãnh đạo vĩ đại theo phong cách dân chủ
- Tạm kết về phong cách lãnh đạo dân chủ
Giải nghĩa “Phong cách lãnh đạo dân chủ”
Phong cách lãnh đạo dân chủ bắt nguồn từ một thuật ngữ gốc là “Democratic Leadership Style”, và còn được biết đến với tên gọi “Share Leadership” – Lãnh đạo chia sẻ. Trong phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý sẽ không dùng uy quyền chức vụ để tạo áp lực lên nhân viên nhằm bắt họ làm theo ý mình. Thay vào đó, người lãnh đạo sẽ thực hiện các hành động mang tính chất tích cực như khuyến khích, cổ vũ các thành viên trong tổ chức, đội nhóm, nói lên ý kiến của mình. Như vậy, bất kỳ thành viên nào trong tập thể cũng đều có quyền nói lên ý kiến, đóng góp và xây dựng vào các dự án một cách công bằng, thay vì chỉ nhất nhất làm theo mệnh lệnh.
>>> Khám phá những phong cách lãnh đạo hiệu quả dành cho nhà quản lý
Các đặc điểm nổi bật của lãnh đạo dân chủ
Có bốn đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo dân chủ mà các nhà quản lý nên nắm rõ trước khi áp dụng:
- Động viên, khuyến khích nhân viên: Các nhà lãnh đạo áp dụng phong cách dân chủ thường đi sâu vào việc khai thác triệt để sự sáng tạo từ mọi nhân viên. Bởi vậy, họ luôn khích lệ nhân viên nêu càng nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau càng tốt.
- Tận dụng sức mạnh tập thể để giải quyết vấn đề: Những người quản lý theo phong cách dân chủ luôn cố gắng tạo ra môi trường để mọi người cùng xây dựng, đóng góp, tìm ra giải pháp cho mục tiêu chung của tổ chức. Nhiệm vụ của họ là tìm cách hướng dẫn các nhân viên trong nhóm hợp tác sao cho hiệu quả nhất để sớm tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Xác định mục tiêu, tập trung đạt được kết quả: Các nhà lãnh đạo của phong cách này thường xác định mục tiêu nhỏ và cụ thể ở từng giai đoạn dẫn đến kết quả cuối cùng. Như vậy sẽ giúp nhân viên đi đúng hướng và cải thiện hiệu suất làm việc tốt hơn.
Cởi mở và sẻ chia trong đội nhóm: Vì hướng đến việc khuyến khích mọi người cùng chung tay xây dựng tổ chức, nên những nhà lãnh đạo dân chủ thường công khai mọi thông tin cần thiết với nhân viên. Như vậy sẽ giúp họ thu thập được những phương án hữu ích nhất để giải quyết vấn đề. Đồng thời họ có thể tăng sự tín nhiệm của các thành viên trong nhóm dành cho mình.
Ví dụ về lãnh đạo dân chủ tại nơi làm việc
Sau đây là những ví dụ của phong cách lãnh đạo dân chủ tại nơi làm việc để bạn có thể hình dung rõ nét hơn về cách quản lý nhân sự này:
- Các nhà quản lý chấp nhận việc vây quanh mình toàn là những người có quan điểm khác nhau. Họ không sợ bị thử thách hay mắc sai lầm.
- Các nhà quản lý trao quyền cho những nhân viên xung quanh và không quan tâm đến việc phải nắm toàn bộ quyền lực.
- Nhân viên được khuyến khích phát biểu trong các cuộc họp nhóm và chia sẻ ý tưởng của họ.
- Các nhà lãnh đạo có chính sách cởi mở để nhân viên có thể tiếp cận họ để xin lời khuyên và bày tỏ những thắc mắc riêng.
- Các cuộc họp được coi giống như các cuộc thảo luận nhóm hơn nên thoải mái hơn.
- Nhân viên được tổ chức thành các nhóm nhỏ để làm việc trên các dự án và dễ thảo luận dân chủ hơn.
- Việc giao tiếp cởi mở được khuyến khích và tạo ra một môi trường an toàn để chia sẻ suy nghĩ.
Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Tìm hiểu thêm:
>> 4 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho nhà quản lý tài ba
>> 5 kỹ năng quản trị cần có mà nhà quản lý nào cũng cần nắm vững
>> Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn ở đâu trong 4 phong cách này?
Với đặc điểm như vậy, việc áp dụng phong cách lãnh đạo sẽ có những ưu và nhược điểm như thế nào?
Ưu điểm
- Khích lệ các thành viên góp sức vào công việc chung:
Lãnh đạo theo phong cách này sẽ tìm cách tạo ra sự gắn kết và khuyến khích các thành viên trong nhóm hòa nhập với tập thể. Điều này sẽ giúp các thành viên cảm thấy bản thân mình quan trọng, từ đó nỗ lực góp phần xây dựng mục tiêu chung. Khi lãnh đạo thể hiện thái độ cởi mở, tâm thế sẵn sàng lắng nghe, nhân viên sẽ thoải mái tinh thần, cảm thấy được coi trọng và có tinh thần cống hiến hơn.
- Tạo ra góc nhìn đa chiều và quan điểm sáng tạo:
Càng có nhiều góc nhìn đa chiều, nhiều quan điểm mới mẻ cũng có nghĩa là có nhiều thông tin để tham khảo cặn kẽ phục vụ cho việc ra quyết định. Nhờ vậy mà không chỉ cấp quản lý, lãnh đạo mà các thành viên trong nhóm có nhiều cơ sở để cân nhắc đưa ra kế hoạch toàn diện và đảm bảo hiệu quả tốt hơn.
- Xử lý các vấn đề một cách tối ưu, hiệu quả hơn:
Như đã nói ở trên, những góc nhìn đa chiều và các quan điểm sáng tạo xuất nhiều hơn đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều hướng giải quyết vấn đề tốt hơn được đề xuất. Lãnh đạo cùng tập thể nhân viên sẽ thống nhất một ý kiến thông qua quy trình đánh giá nghiêm ngặt hơn trước khi ra quyết định cuối cùng. Do đó, nhà quản lý có thể dễ dàng phát hiện rủi ro, xác định hạn chế để điều chỉnh một cách kịp thời.
- Góp phần kiến tạo văn hóa doanh nghiệp lành mạnh:
Việc khuyến khích các thành viên đưa ra quan điểm và lắng nghe, để cùng thảo luận một cách nghiêm túc sẽ giúp kết nối các cá nhân với tập thể dễ dàng hơn. Nhân viên sẽ cảm thấy bản thân mình có tiếng nói, được góp phần xây dựng tập thể và như vậy sẽ góp phần xây dựng một văn hóa lành mạnh, nơi mọi người được chia sẻ và lắng nghe.
Nhược điểm
Mặc dù sở hữu rất nhiều đặc điểm đáng nể, song phong cách lãnh đạo dân chủ vẫn còn nhiều mặt hạn chế như sau:
- Quyết định chậm trễ hay bị trì hoãn:
Khi tất cả mọi ý kiến đều được khuyến khích đưa ra cũng tạo ra một điểm hạn chế lớn, chính là vai trò của các thành viên không rõ ràng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng đùn đẩy, trì hoãn trong việc đưa ra quyết định cuối cùng. Phong cách dân chủ có thể khiến nhân viên quá tự do, khiến cho việc giao tiếp nội bộ đi quá xa, thậm chí có thể dẫn đến xung đột nội bộ, ảnh hưởng đến việc ra giải pháp cuối cùng.
- Dễ tạo ra những giải pháp chất lượng kém:
Nếu các thành viên không đủ kiến thức và năng lực để đóng góp ý kiến vào quá trình ra quyết định. Thì có thể thấy rõ ràng việc khuyến khích họ xây dựng bằng ý kiến cá nhân sẽ không đem đến hiệu quả tốt. Trước khi áp dụng lãnh đạo dân chủ trong trường hợp này, nhà quản lý cần phải đào tạo nhân viên trước.
- Dễ xảy ra bất đồng quan điểm với mâu thuẫn nội bộ:
Khi tất cả cùng được nêu ý kiến, sẽ xuất hiện nhiều chiều ý kiến, quan điểm đa dạng. Đó là lý do việc bất đồng là không thể tránh khỏi, nhiều trường hợp một số nhân viên còn nghi ngờ liệu quản lý có thực sự đủ năng lực để đánh giá ý kiến của họ không. Trường hợp xấu hơn, khi ý kiến của mình bị bác bỏ, các nhân viên có thể bất mãn, suy giảm tinh thần, làm việc kém hiệu quả đi.
Tóm lại, phong cách lãnh đạo dân chủ cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên phong cách lãnh đạo này cũng có những ưu điểm tuyệt vời, để các nhà lãnh đạo cân nhắc áp dụng. Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã thực sự hữu ích với bạn.
Trường hợp nào có thể dùng phong cách lãnh đạo dân chủ?
Từ các ưu nhược điểm kể trên, có thể thấy rõ ràng phong cách lãnh đạo dân chủ chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi các thành viên trong nhóm thực sự có năng lực. Đồng thời những người này phải muốn chia sẻ kiến thức và quan điểm của mình để góp phần xây dựng tổ chức. Đồng thời với những vấn đề yêu cầu phải giải quyết nhanh thì việc áp dụng lãnh đạo dân chủ cũng sẽ không phù hợp. Bởi lẽ một vấn đề đưa ra cần được thảo luận hội họp và thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Đối với một số môi trường mang tính đặc thù như sản xuất, hoặc quân đội thì cơ hội áp dụng phương pháp lãnh đạo dân chủ sẽ khá hạn chế. Nhưng với các môi trường khác, phong cách lãnh đạo này có thể phát huy tác dụng hiệu quả và mang lại lợi ích cho tập thể. Chắc hạn với các công ty truyền thông quảng cáo cần ý tưởng sáng tạo, các phòng ban về marketing, bán hàng cần những ý kiến quan điểm khác biệt để xây dựng được dự án hoàn chỉnh nhất.
Vậy phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ hợp với điều kiện là nhân viên phải có trình độ kiến thức tốt, có đủ thời gian để thực hiện quy trình dân chủ. Đồng thời những vấn đề cần được giải quyết không có vấn đề nào mang tính riêng tư, bởi như vậy sẽ khó có thể thảo luận một cách dân chủ.
Lãnh đạo dân chủ có phải là phong cách lãnh đạo tốt nhất?
Trước tiên, có thể khẳng định lãnh đạo dân chủ không phải là phong cách lãnh đạo tốt nhất. Và chắc chắn không có một phương pháp nào gọi là tốt nhất, mỗi phương pháp sở hữu những đặc điểm riêng biệt, áp dụng cho các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó việc một phương pháp có phát huy tối đa hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào năng lực của người lãnh đạo. Như vậy, phong cách lãnh đạo dân chủ có thể là một giải pháp hiệu quả, nhất là trong một môi trường cần đến những phương án sáng tạo, những góc nhìn mới mẻ, nơi sự đổi mới được ưu tiên trên hết.
Những nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ khuyến khích thành viên trong nhóm của mình cũng xây dựng dự án, đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề. Vô hình trung họ sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa các thành viên trong đội nhóm trở nên khăng khít hơn. Tất cả thành viên đều cảm thấy bản thân hữu ích, được coi trọng và đam mê cống hiến hơn.
Điều này sẽ giúp các nhà lãnh đạo tìm kiếm được nhiều giải pháp hữu ích cho công việc. Bởi không phải nhà quản lý nào cũng đủ năng lực giải quyết mọi vấn đề, những ý kiến sáng tạo những góc nhìn mới mẻ sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp.
>>> Khám phá phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất
3 lưu ý khi áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ
Nếu bạn đang dự định áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ cho chính đội nhóm của mình thì hãy tham khảo ba lưu ý sau đây để áp dụng giải pháp quản trị này một cách hiệu quả nhất:
- Xác định độ phù hợp của phong cách lãnh đạo
Như những gì đã phân tích ở phần ưu nhược điểm và điều kiện để áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, rõ ràng không phải tổ chức nào cũng áp dụng được phong cách lãnh đạo này. Và không phải nhân viên nào cũng thích được dân chủ, bởi một số người thực sự không có kĩ năng cao và khả năng làm việc một cách chủ động. Rất nhiều nhân viên làm việc xuất sắc khi được chỉ đích danh công việc cần làm thay vì được thảo luận ý kiến một cách khách quan và dân chủ. Các nhà quản lý nên xem xét về trình độ của nhân viên, thời gian để cho các cuộc thảo luận có nhiều không.
>>> Tham khảo thêm cách đánh giá năng lực nhân viên online
Đặc biệt nên xem xét là điều kiện công việc có phù hợp với cách lãnh đạo dân chủ hay không, ví dụ với các doanh nghiệp sản xuất nếu cố chấp dùng phương thức lãnh đạo dân chủ thì rất không hợp lý. Bạn có thể áp dụng từ từ phong cách này trong tổ chức để xem xét cách nhân viên phản ứng và hiệu quả mang lại ra sao. Sau đó mới nên quyết định có nên dùng phương thức lãnh đạo dân chủ hay không.
- Động viên mọi người đưa ra quan điểm riêng
Sự thảo luận và các góc nhìn khác nhau, cũng như những quan điểm trái chiều là yếu tố cốt lõi của phong cách lãnh đạo dân chủ. Một nhà lãnh đạo dân chủ thường phải biết cách khuyến khích các thành viên cùng tham gia thảo luận. Chính sự tham gia thảo luận tích cực của mọi thành viên trong tổ chức sẽ giúp giải quyết các vấn đề tốt hơn.
Nhiệm vụ của người quản lý lúc này là tạo ra một môi trường cởi mở, đón nhận mọi ý kiến của mọi thành viên. Để tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái khi được tham gia đóng góp xây dựng cho công việc của tổ chức
- Thật sự lắng nghe và cố gắng thấu hiểu nhân sự:
Khi áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, việc lắng nghe là vô cùng cần thiết. Đối với phong cách này, người lãnh đạo không chỉ cần lắng nghe rồi tự quyết mà còn phải lắng nghe và thấu hiểu. Việc nhân viên đưa ra quan điểm mới và lãnh đạo phải lắng nghe, phản hồi và các thành viên có sự bổ sung đóng góp để hoàn thiện hơn vấn đề. Nhà quản lý dù chọn hay loại bỏ bất cứ giải pháp nào cũng đều phải có lời giải thích phù hợp và đáng thuyết phục. Có như vậy, mới tránh được tình trạng nhân viên bất mãn với quản lý làm sa sút hiệu quả công việc.
Những tấm gương lãnh đạo theo phong cách dân chủ
Có rất nhiều nhà lãnh đạo đã áp dụng phong cách dân chủ thành công trong sự nghiệp của họ. Hãy cùng tìm hiểu qua về những tấm gương tiêu biểu này ngay sau đây!
Henry Ford với đế chế xe hơi hùng mạnh toàn cầu
Henry Ford chính là một ví dụ tiêu biểu cho sự thành công của phong cách lãnh đạo dân chủ. Ông đã áp dụng triết lý quản trị và phong cách lãnh đạo của mình để thay đổi quan niệm về cái gọi là “lãnh đạo” trong giới tư bản vào thế kỷ 20. Henry Ford không đặt mục tiêu cao nhất là lợi nhuận, điều ông chú trọng xây dựng chính là mối quan hệ với khách và sự chăm sóc nhân viên chu đáo hơn. Ford không phải là người quản lý cả buổi thảo luận với nhân viên mà luôn là người trung gian, khích lệ nhân viên nêu ý kiến, tranh luận để xây dựng các giải pháp tốt nhất. Chính điều này đã giúp nhân viên của ông nâng cao tinh thần và cố gắng hơn vì tập thể, bởi họ cảm thấy mình được coi trọng và là một phần của cả team.
Steve Jobs với thương hiệu công nghệ điện tử nổi tiếng thế giới
Steve Jobs cũng là một nhà quản lý theo phong cách lãnh đạo dân chủ, ông trao quyền cho nhân viên quyết định. Steve lui lại và đóng vai trò hướng dẫn và truyền cảm hứng để nghe mọi người nêu lên ý kiến của mình. Tuy nhiên sau đó, Steve lại có xu hướng chuyển sang phong cách lãnh đạo độc đoán dẫn đến câu chuyện từ chức chẳng mấy vui vẻ của mình. Sau khi trở lại với Apple, ông đã quay về với phong cách lãnh đạo dân chủ, những người được mời về làm việc sẽ được trao quyền quyết định trong công việc và tự phát triển. Steve Jobs sẽ chỉ xuất hiện ở những việc cần quyết định quan trọng, ông giống như một vị cố vấn hơn là một nhà quản lý. Và việc này cũng đã giúp Apple phát triển rất hiệu quả với nhiều sản phẩm sáng tạo vượt bậc.
Những nhà lãnh đạo vĩ đại theo phong cách dân chủ
Trước khi được áp dụng rộng rãi vào việc quản lý doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo dân chủ đã được các vị lãnh tụ vĩ đại trên thế giới và tại Việt Nam áp dụng một cách hiệu quả.
- Chủ tịch nước Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam:
Chủ tịch nước Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vị đại, điển hình theo phong cách lãnh đạo dân chủ. Theo Bác, phong cách lãnh đạo dân chủ là đề cao quyền bình đẳng, vai trò của mọi thành viên trong tổ chức. Đồng thời khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến để xây dựng mục tiêu chung của tập thể.
- Abraham Lincoln:
Abraham Lincoln là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, ông tin tưởng vào nền dân chủ và luôn thực hiện các hành động đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi công dân trên đất nước mình. Vị tổng thống này nổi tiếng nhất trên cương vị một nhà lãnh đạo giải phóng người dân khỏi chế độ nô lệ trong thời kỳ Nội chiến căng thẳng.
- Winston Churchill:
Winston Churchill được biết đến là một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng trong thời kỳ đen tối nhất của nước Anh những năm 1940 – 1955. Ông cũng là người theo phong cách lãnh đạo dân chủ, ủng hộ cho quyền bình đẳng của người dân chống lại chủ nghĩa phát xít và chế độ chuyên chế.
Tạm kết về phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ không chỉ là một phương tiện quản lý nhân sự, mà còn là một tư tưởng phản ánh những nét quản trị đặc trưng của thời hiện đại. Phong cách lãnh đạo này tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà những sự sáng tạo, các đóng góp từ các nhân viên được khuyến khích. Bởi vậy cũng có thể nói phong cách này góp phần tạo ra một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
Tuy nhiên, để áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ một cách hiệu quả, những nhà quản lý cần phải nhận thức rõ về những đặc điểm nổi bật của nó, để điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình quản lý. Cần phải tạo ra một môi trường, nơi mọi người có thể tự do thể ý kiến, nhưng đồng thời cũng phải giữ cho quá trình ra quyết định diễn ra hợp lý không bị chậm trễ. Bạn cần hiểu rằng không có phong cách lãnh đạo nào là tuyệt đối tốt nhất. Tùy thuộc vào bối cảnh, yêu cầu công việc cũng như đặc tính của đội ngũ, việc chọn lựa phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ giúp đưa doanh nghiệp phát triển và đứng vững trong thời đại đầy thách thức này.
Do đó, dù áp dụng phong cách lãnh đạo nào, trước hết nhà quản lý đều phải hiểu rõ về nhân sự của mình, biết được năng lực làm việc của họ đến đâu. Và cách đơn giản nhất để xác định năng lực của nhân viên đó chính là các kỳ thi đánh giá năng lực. Hiện nay, Testcenter với công cụ tạo bài test online chưa đầy 5 phút cùng ngân hàng đề test online hơn 300 mẫu, sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà quản lý khi muốn tìm hiểu về năng lực của nhân viên. Hệ thống tổng hợp, phân tích và báo cáo kết quả đánh giá trực quan, rõ ràng sẽ giúp nhà quản lý đánh giá khách quan về nhân sự trong doanh nghiệp, để từ đó áp dụng phong cách lãnh đạo phù hợp, hiệu quả nhất.
Nếu bạn quan tâm đến việc xác định cụ thể trình độ của nhân viên trong tổ chức để tiến hành áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn có thể tham khảo TestCenter.vn – Công cụ tạo bài test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Bởi thấu hiểu nhân viên là chìa khóa mở cửa cho mọi dự định xây dựng và phát triển đội ngũ vững mạnh, doanh nghiệp vươn xa.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Từ khóa » đặc Trưng Của Ra Quyết định Lãnh đạo
-
Quyết định – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quy Trình 5 Bước Ra Quyết định Của Một Nhà Lãnh đạo Tuyệt Vời
-
Chuyên đề 5: Ra Quyết định Lãnh đạo - Học Viện Chính Trị Khu Vực I
-
[PDF] Phần II KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH Chuyên đề ...
-
LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH RA QUYẾT ĐỊNH
-
Quyết định Quản Lý Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Quyết định Quản Lý?
-
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN Lý Của LÃNH đạo Cấp PHÒNG
-
Lãnh đạo Là Gì? Những đặc điểm Và Tố Chất Cần Có
-
[PDF] BÀI 7: LÃNH ĐẠO VÀ QUYỀN LỰC
-
[PDF] CHƯƠNG 7: CÁC LÝ THUYẾT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
-
[PDF] BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LÃNH ĐẠO VÀ Ê KÍP LÃNH ĐẠO - Topica
-
7 Bước Quy Trình Ra Quyết Định Hiệu Quả - Kỹ Năng - Glints
-
LÃNH ĐẠO CHUYÊN QUYỀN - CareerToday
-
Lãnh đạo Và Quản Lý Hiệu Quả - Health Việt Nam