Ủy Quyền Và ủy Thác Khác Nhau Như Thế Nào? - LuatVietnam

Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13

Luật Thương mại 36/2005/QH11

Khái niệm

Là việc giao cho bên được ủy quyền thay mặt sử dụng quyền hợp của mình.

Là việc giao bên được ủy thác nhân danh để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

Chủ thể thực hiện

- Cá nhân với cá nhân;

- Cá nhân với pháp nhân;

- Pháp nhân với pháp nhân.

- Cá nhân với cá nhân;

- Cá nhân với pháp nhân.

Hình thức thực hiện

Văn bản ủy quyền, gồm:

- Giấy ủy quyền;

- Hợp đồng ủy quyền;

- Quyết định ủy quyền.

Văn bản ủy thác, cụ thể là Hợp đồng ủy thác.

Nội dung văn bản

Do sự thỏa thuận của các bên, không trái với quy định của pháp luật

Phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng

Thù lao

Không bắt buộc

(Chỉ phải trả nếu 02 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định)

Bắt buộc

(Thường là chi phí hoặc trích % tiền thu được để thực hiện công việc được ủy thác)

Ủy quyền/ Ủy thác lại

Chỉ được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp:

- Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

- Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Không được ủy thác lại cho bên thứ ba trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.

Giới hạn trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền;

- Được phép thực hiện công việc ngoài phạm vi ủy quyền nếu có sự thỏa thuận hoặc được sự chấp thuận của bên ủy quyền.

- Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác;

- Tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt giới hạn trách nhiệm ủy thác.

Từ khóa » Sự ủy Thác