Vắc Xin Sputnik V - Các Loại Vắc Xin - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế ...

Vắc xin Sputnik V Ngày đăng 28/09/2021 | 15:54 | Lượt xem: 3556

Vắc xin Sputnik V với hiệu quả bảo vệ khỏi Covid-19 lên đến 91,6%, đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn an toàn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ biến chứng và tử vong gây ra do SARS-CoV-2.

TIN LIÊN QUAN

Sputnik V là gì?

Sputnik V là vắc xin có nguồn gốc từ Nga, dựa trên nền tảng vector adenovirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới. Sputnik V được đặt tên theo một vệ tinh nhân tạo đầu tiên do Liên Xô chế tạo và phóng vào vũ trụ.

Ngày 15/8/2020, Bộ Y tế Nga thông báo khởi động sản xuất vắc xin Sputnik V phòng Covid-19 và cho biết đã có hơn 50 quốc gia, trong đó có Việt Nam đặt hàng mua, dự kiến tổng cộng khoảng 1,2 tỷ liều.

Nguồn gốc của vắc xin Sputnik V

Sputnik V là vắc xin ngừa Covid-19 do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ, Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển. Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết sẽ cấp kinh phí cho việc phát triển vắc xin này. Nga cũng đã đưa ra kế hoạch phối hợp với các đối tác nước ngoài để có thể sản xuất 500 triệu liều vắc xin Sputnik V phòng Covid-19 mỗi năm tại 5 quốc gia.

Vắc xin Sputnik V đã được trình lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp và tiền kiểm định. Việc đăng ký vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) giúp đẩy nhanh quá trình cung cấp vắc xin Sputnik V trên toàn cầu. Tiền kiểm định của WHO được coi là tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của một loại vắc xin.

Vắc xin Sputnik V được phát triển dựa trên công nghệ vector adenovirus, là một trong những loại vector được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ gen. Đây cũng là công nghệ được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya nghiên cứu từ năm 1953. Vector adenovirus là công nghệ mới và đa năng, cho hiệu suất sản xuất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh.

Để đảm bảo khả năng miễn dịch lâu dài, các nhà khoa học Nga đã đưa ra một ý tưởng đột phá là sử dụng hai loại vector adenovirus khác nhau (rAd26 và rAd5) cho lần tiêm chủng thứ nhất và thứ hai. Người sử dụng vắc xin Sputnik V sẽ phải tiêm 2 mũi, sử dụng hai loại vector khác nhau là rAd5 và rAd26. Bằng cách này, sẽ kích thích miễn dịch đối với vector đầu tiên và tăng hiệu quả của vắc xin với mũi thứ hai sử dụng vector khác.

Trong lịch sử, công nghệ vector adenovirus đã từng được sử dụng để tạo ra các loại vắc xin phòng đại dịch nguy hiểm như cúm, Ebola, MERS-CoV. Các virus thường được sử dụng là adeno các typ huyết thanh rAd5, rAd26, sởi, viêm dạ dày phỏng nước (Vesicular Stomatitis Virus – VSV), vắc xin biến đổi ankara (modified vaccinia ankara – MVA), adeno tinh tinh (Chimpanzee adenovirus – ChAdOx1).

Mức độ an toàn của vắc xin Sputnik V

Vắc xin Sputnik V của Nga bắt đầu vào thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) từ ngày 11/8/2020. Đã có hơn 16.000 tình nguyện viên chia làm hai nhóm tham gia thử nghiệm vắc xin Sputnik V tại 29 trung tâm y tế Nga. Cuộc thử nghiệm diễn ra trong 21 ngày. Nhóm đầu được tiêm vắc xin Sputnik-V, nhóm thứ hai được tiêm giả dược.

Tháng 9/2020, vắc xin Sputnik V đã cho kết quả. Theo đó, chỉ có khoảng 4% người được tiêm vắc xin có triệu chứng giả cúm trong thời gian ngắn như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, không phát hiện bất kỳ hiện tượng bất thường nào. Đây là kết quả tốt đẹp vượt mức mong đợi khẳng định Sputnik V vắc xin có độ an toàn cao.

Vắc xin Sputnik V có hiệu quả lên đến 91,6%

Sputnik V của Nga thực chất là hai loại vắc xin khác nhau, được tiêm cách nhau 21 ngày. Liều thứ nhất sử dụng vector là virus rAd26, liều thứ hai là các vector rAd5.

Vào ngày 2/2/2021, một phân tích tạm thời từ thử nghiệm ở Moscow đã được công bố trên tạp chí The Lancet, cho thấy hiệu quả 91,6% sau khi tiêm vắc xin thứ hai mà không có tác dụng phụ bất thường.

Ngày 23/3/2021, Bộ Y tế phê duyệt vắc xin Sputnik V của Nga nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam.

Hương Giang (tổng hợp)

ad Sở Y Tế

Các tin khác
  • Thông tin về vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm
  • Thông tin về vắc xin phòng Covid-19 Moderna
  • Thông tin về vắc xin Comirnaty của Pfizer- BioNTech
  • Vắc xin AstraZeneca

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 324 Lượt truy cập trong tuần: 4610 Lượt truy cập trong tháng: 4610 Lượt truy cập trong năm: 2877724 Tổng số lượt truy cập: 46945112 Về đầu trang

Từ khóa » Các Loại Vaccine Covid Của Nga