Vaccine Ngừa Covid-19 Sau Khi Tiêm Bao Lâu Thì Sốt Và Cách Xử Trí

1. Khái quát về những biểu hiện sau tiêm vaccine

Vaccine phòng ngừa Covid-19 ra đời trước bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra đang lây lan và gieo rắc hàng triệu ca tử vong trên toàn cầu. Với việc phát minh ra vaccine ngừa Covid-19, con người khi nhiễm virus cũng sẽ bớt trải qua các biến chứng nặng, từ đó giúp làm giảm nguy cơ tử vong hơn trước rất nhiều.

Bên cạnh công dụng chính là giúp cơ thể chống lại SARS-CoV-2, vaccine cũng gây ra một số phản ứng phụ cho người được tiêm chủng. Tuy nhiên đó phần lớn là những phản ứng nhẹ và có thể hết trong vòng một vài ngày sau khi tiêm.

Mối lo ngại của nhiều người khi đi tiêm - sau tiêm bao lâu thì sốt

Mối lo ngại của nhiều người khi đi tiêm - sau tiêm bao lâu thì sốt

Các phản ứng sau tiêm chủng có thể bao gồm: sốt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, đau, sưng, đỏ, ngứa tại vị trí tiêm,... Trong đó triệu chứng sốt nhẹ (dưới 38 độ C) là phản ứng thường gặp sau khi tiêm khoảng một vài giờ đến một vài ngày. Đó là biểu hiện bình thường của cơ thể đối với vaccine.

2. Giải thích về cơ chế gây sốt sau tiêm vaccine

Trên thực tế, sốt là một dấu hiệu biểu thị sự gia tăng của nhiệt độ cơ thể cao hơn mức trạng thái bình thường (khi không sốt nhiệt độ cơ thể con người là khoảng 36,5 - 37 độ C).

Trường hợp thứ nhất, triệu chứng sốt xảy ra khi cơ thể đáp trả lại hiện tượng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, kéo dài trong khoảng từ 2 - 3 ngày.

Trường hợp thứ 2, sốt có thể là do cơ thể tiếp xúc với một chất lạ, ví dụ như khi tiêm vaccine - một kháng nguyên xa lạ nhưng không có khả năng gây hại cho cơ thể chúng ta. Sau khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch sẽ nhận thấy đây là một kẻ địch và huy động các kháng thể để chống lại kẻ địch này. Qua cuộc tập trận “nháp", một trí nhớ miễn dịch sẽ được hình thành. Nếu lần sau cơ thể bị tác nhân gây bệnh thực sự từ ngoài môi trường như virus SARS-CoV-2 (có đặc điểm tương tự như vaccine đã được tiêm) tấn công, hệ miễn dịch sẽ “nhớ mặt chỉ tên” và huy động lực lượng lớn các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh.

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể trước sự xâm nhập của các nhân tố lạ

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể trước sự xâm nhập của các nhân tố lạ

Sốt hình thành như thế nào?

Bộ não con người có một vùng mang tên là vùng hạ đồi. Nhiệm vụ chính của khu vực này là giúp điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể. Đối với người bình thường mức nhiệt sẽ giao động xung quanh 37 độ C.

Khi các yếu tố gây bệnh như virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ làm suy yếu cơ thể. Khi đó vùng hạ đồi nhận ra mối đe dọa này sẽ lập tức điều chỉnh mức nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, gây nên hiện tượng sốt. Đây chính là tín hiệu báo động cho biết cơ thể đang bị nhiễm trùng làm tổn thương. Khi chúng ta tiêm vaccine thì cơ chế sốt cũng diễn ra tương tự như vậy, chứng minh hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể.

Vì sao sau khi tiêm có người bị sốt, có người lại không?

Phản ứng sau khi tiêm vaccine ở mỗi người có thể khác nhau. Những người bị sốt, thậm chí sốt cao là do phản ứng của hệ miễn dịch diễn ra mạnh mẽ, các chuỗi phản ứng được kích hoạt nhanh chóng và hoạt động mạnh khiến cho cơ thể có những biểu hiện rầm rộ như trên. Ở những người không có biểu hiện sốt không phải là do vaccine không hiệu quả hoặc do hệ miễn dịch không sản sinh ra kháng thể, mà hàng rào bảo vệ này đã chiến đấu theo cách nhẹ nhàng hơn.

Bất kể là người được tiêm chủng có bị sốt hay không sau khi tiêm vaccine thì hệ miễn dịch đã ghi nhớ và sẽ phát huy khả năng chống lại virus nếu lần tới chúng tấn công cơ thể.

3. Sau tiêm bị sốt cần làm gì?

Theo như hướng dẫn của Bộ Y tế, người được tiêm chủng cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Cụ thể:

Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì nên áp dụng các cách sau để hạ thân nhiệt:

  • Mặc quần áo mỏng thoáng mát, thấm mồ hôi;

  • Lau, chườm khăn ấm vào các vị trí trán, bẹn, hố nách;

  • Uống đủ nước (1,5 - 2L/ngày): có thể là nước lọc, đan xen nước gạo rang, hoa quả ép, cháo loãng, sữa hoặc Oresol. Uống từ từ không nên uống một lượng quá nhiều trong cùng một lúc;

  • Cứ 30 phút lại kiểm tra thân nhiệt 1 lần;

  • Nằm trong phòng thoáng khí tránh để gió lùa, không để cơ thể bị nhiễm lạnh;

  • Ngủ đủ giấc tầm 7 - 8 tiếng/ngày và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể hồi phục nhanh và làm tăng sức đề kháng;

  • Thực đơn ăn uống cần đa dạng và lành mạnh: ăn thịt, ngũ cốc nguyên hạt, cá, trứng, sữa, rau xanh giàu chất xơ và trái cây tươi. Những nhóm thực phẩm này chứa nhiều Vitamin A, C, D, E, kẽm, protein,... có tác dụng duy trì thể lực, giảm cảm giác mệt mỏi do sốt gây nên.

Người dân cần lưu ý thời điểm sau tiêm bao lâu thì sốt và áp dụng những biện pháp giúp hạ sốt hiệu quả tại nhà

Người dân cần lưu ý thời điểm sau tiêm bao lâu thì sốt và áp dụng những biện pháp giúp hạ sốt hiệu quả tại nhà

Nếu bị sốt trên 38,5 độ C mà đã áp dụng những cách trên nhưng vẫn không giảm, người được tiêm chủng có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế:

  • Dùng đúng liều, đúng thời điểm và lưu ý khoảng cách giữa 2 các liều. Nếu thuốc hạ sốt là Paracetamol thì mỗi lần sử dụng từ 10 - 15mg/kg, liều sau cách liều trước từ 4 - 6 tiếng. Trong trường hợp dùng Hapacol 650, giữa 2 liều cách nhau trên 4 tiếng và uống không quá 6 viên/ngày;

  • Việc dùng thuốc hạ sốt chỉ giúp làm giảm triệu chứng khó chịu, làm giảm tình trạng mất nước và điện giải, bớt mệt mỏi, không gây ảnh hưởng tới quá trình sinh miễn dịch và hiệu quả của vaccine.

Sau 2 giờ đồng hồ mà không cắt cơn sốt mặc dù đã dùng thuốc, người được tiêm chủng cần thông báo cho cán bộ y tế và đi tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

Như vậy bài viết đã giúp giải thích rõ hơn các thông tin cần thiết về cơ chế sốt sau tiêm vaccine Covid-19 và sau tiêm bao lâu thì sốt. Mọi kiến thức về tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe sau tiêm xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của BVĐK MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Từ khóa » Cách Tiêm Phòng Về Không Sốt