Vạch 3.1 Là Gì? Tìm Hiểu ý Nghĩa Của Một Số Loại Vạch Kẻ đường

Dù chỉ được thể hiện đơn thuần bằng các nét đứt, nét liền song hệ thống vạch kẻ đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống chỉ dẫn giao thông. Hai trong số đó là vạch 3.2, 3.1. Vậy chúng được sử dụng để chỉ dẫn với ý nghĩa gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn tại bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

vạch 3.1
Hình ảnh vạch 3.1

Contents

  • 1 Vạch kẻ đường là gì? 
  • 2 Vạch 3.1 có ý nghĩa gì? Một số ký hiệu vạch kẻ đường quan trọng dành cho bạn 
  • 3 Tìm hiểu về một số dạng vạch kẻ đường hiện nay

Vạch kẻ đường là gì? 

Được sử dụng cho việc phân, chia và giới hạn làm đường di chuyển việc tuân thủ và chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy vạch kẻ đường là gì? Hệ thống vạch kẻ đường tại Việt Nam gồm những dạng vạch nào?

Hiểu một cách đơn giản, vạch kẻ đường được biết đến là một dạng báo hiệu để chỉ dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn đồng thời phân làn di chuyển cực kỳ hiệu quả. 

Tại những khu vực vừa có vạch kẻ, vừa có biển bảo thì người điều khiển phương tiện cần ưu tiên tuân thủ biển báo hiệu. Tuy nhiên khi không có biển báo, chúng ta cần tuyệt đối chấp hành chỉ dẫn của hệ thống vạch kẻ đường.

Vạch 3.1 có ý nghĩa gì? Một số ký hiệu vạch kẻ đường quan trọng dành cho bạn 

Bên cạnh việc phân biệt về kiểu dáng đường nét, người ta cũng sử dụng hệ thống ký hiệu dùng cho hệ thống vạch kẻ đường tại Việt Nam ví dụ như vạch 3.1, 3.2, 3.4,… Cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua một số vạch thông dụng dưới đây nhé!

– Vạch 3.2 là loại vạch liền màu trắng với bề rộng khoảng 45cm khi dùng cho đường cao tốc ô tô và 30cm khi dùng trên các loại đường khác. Đây là vạch nét liền nên người điều khiển phương tiện sẽ không thể di chuyển đè hoặc lấn sang phần bên kia của vạch. 

Loại vạch này thường được sử dụng để phân chia các làn đường cơ bản và làn đường chuyển tốc hoặc làn xe cơ bản và làn xe phụ. Nó cũng có thể được sử dụng như vạch phân cách giữa các làn đường trong khu vực tách và nhập làn. 

– Vạch 3.1 được sử dụng cho việc giới hạn mép ngoài của phần đường xe chạy. Loại vạch này thường được sử dụng trên đường cao tốc hoặc đường có bề rộng từ 7m trở lên. Trong trường hợp muốn sử dụng vạch 3.2 để phân chia làn đường thì phần đường được chia phải đảm bảo đủ 1.5m nếu không sẽ không được phép sử dụng loại vạch này. 

Có thể bạn quan tâm: Làn đường là gì ? Sai làn oto bị phạt bao nhiêu tiền ? Đường ưu tiên là gì ? Đường cao tốc là gì ?
vạch 3.1 là gì
Tìm hiểu về ý nghĩa chỉ dẫn của vạch kẻ đường 3.1 trong hệ thống luật giao thông đường bộ

– Vạch 3.3 có chức năng, kích thước cùng ý nghĩa tương tự như vạch 3.2 song thay vì sử đụng nét liền 3.3 là vạch nét đứt. Điều đó đồng nghĩa với việc tài xế có thể điều khiển phương tiện vượt qua vạch kẻ đường. 

– Vạch 3.4:  có nét đứt màu trắng với chiều dài khoảng 50 đến 100m. Loại vạch này được sử dụng để báo hiệu cho người điều khiển xe khi sắp tới vị trí vạch 1.2, 2.2.  

Tìm hiểu về một số dạng vạch kẻ đường hiện nay

Hệ thống vạch kẻ đường tại Việt Nam khá đa dạng, chính vì vậy để có thể chấp hành trước tiên chúng ta cần hiểu chính xác ý nghĩ cùng chỉ dẫn của hệ thống vạch. Cụ thể như sau:

Vạch dọc liền: Được sử dụng để cấm các loại xe cơ giới, thô sơ không được đè hoặc vượt quá vạch đó. Loại vạch này thường được sử dụng để phân đường thành đường 2 chiều. 

Vạch dọc liền kép: Loại vạch này thường được sử dụng tại các đoạn đường vòng, đường thẳng rộng nhằm mục đích làm tăng sự chú ý của người điều khiển phương tiện. 

Vạch dọc đứt quãng: Là loại vạch kẻ được sử dụng để chia làn cho các loại phương tiện. Trong trường hợp di chuyển trên đoạn đường có vạch dọc đứt quãng các phương tiện có thể vượt qua nhau theo đúng quy định của pháp luật. Dĩ nhiên điều này không được cho phép khi di chuyển trên những đoạn đường có vạch kẻ liền. 

ý nghĩa vạch 3.1
Vạch kẻ trắng đứt quãng được sử dụng với mục đích chỉ dẫn gì?

Vạch kẻ ngang : Tương tự chúng ta có hai loại là vạch đứt và vạch liền. Trong đó vạch liền có ý nghĩa tương tự biển báo dừng lại, các phương tiện sẽ phải dừng lại trước vạch và chờ đợi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Ngoài ra vạch ngang đứt được sử dụng để phân chia làm dành cho người đi bộ hoặc phương tiện xe đạp. Chúng thường được bố trí gần chỗ sang đường. 

– Vạch kẻ màu vàng được sử dụng tương tự vạch màu trắng với hai kiểu đứt và liền. Chúng được sử dụng để phân chia làn đường, trong đó vạch đứt lái xe có thể điều khiển xe cắt qua và nhanh chóng quay lại làn đường của mình còn khi gặp vạch liền chúng ta không thể di chuyển đè hoặc lấn vạch. 

Đây cũng chính là những kiểu vạch kẻ đường được sử dụng phổ biến hiện nay. Việc nắm rõ và tuân thủ chỉ dẫn của vạch kẻ đường không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho chính chúng ta cùng những người xung quanh mà còn giúp bạn không bị các đồng chí CSGT “hỏi thăm” trong quá trình vận hành xe. 

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vạch kẻ đường, vạch 3.1, 3.2, 3.3 cùng một số kiểu vạch kẻ đường phổ biến trong hệ thống vạch, biển báo giao thông được sử dụng tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin được tổng hợp trong bài viết trên đây có thể đưa đến cho quý vị những kiến thức tổng quát, hữu ích trong quá trình tìm đọc tài liệu. Chúc quý vị có những chuyến đi an toàn!

Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

Từ khóa » Các Vạch Kẻ đường 3.1