Vạch Kẻ đường Màu Vàng Là Gì? Ý Nghĩa Của Các Loại ...
Có thể bạn quan tâm
Vạch kẻ đường giao thông màu vàng cũng tương tự như vạch kẻ đường màu trắng về chức năng, theo quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng
- Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng
- Chức năng hỗ trợ giữ làn đường trên xe ô tô là gì ?
- Kinh nghiệm lái xe đường dài cho tài mới
Quy chuẩn Việt Nam số 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ có hiệu lực ngày 01-11-2016, vạch kẻ đường màu vàng không dùng riêng cho đường quy định tốc độ từ 60 km/h trở lên mà được dùng để phân chia 2 chiều xe lưu thông ngược chiều. Hiện nay, nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ màu trắng sang màu vàng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.
Danh mục bài viết
- Ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng
- Vạch số 1.1: Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt
- Vạch số 1.2: Vạch kẻ đường màu vàng nét liền
- Vạch 1.3: Vạch kẻ đường màu vàng nét liền đôi
- Vạch 1.4: Vạch kẻ đường màu vàng một đứt, một liền
- Vạch 1.5: Vạch kẻ đường màu vàng đứt song song
- Vạch 1.17: Vạch kẻ đường màu vàng liên tục, gãy khúc
- Vạch 6.1: vạch cấm dừng xe trên đường
- Vạch 6.2: vạch cấm dừng xe hoặc đỗ xe trên đường
- Vạch 8.1: Vạch đứng trên mốc cố định
- Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí (không đánh số):
- Vạch 4.4: Vạch kẻ kiểu mắt võng
- Vạch 5.1: Vạch dẫn hướng rẽ trái qua phạm vi nút giao
- Vạch số 9.1: Vạch cấm xe quay đầu.
- Vạch kẻ đường màu vàng khác phụ trợ
- Vạch cho làn xe chuyên dùng
- Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức
- Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 3 làn xe và đường 2 làn xe
- Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 2 làn xe
- Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 3 làn xe
- Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 2 làn xe
- Bố trí vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 3 làn xe trong khu vực số làn trên một hướng thay đổi từ một làn sang hai làn
- Bố trí vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 3 làn xe trong khu vực số làn trên một hướng thay đổi từ hai làn sang một làn
Ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng
Các loại vạch kẻ đường quy chuẩn 41 được thể hiện cụ thể như sau
Vạch số 1.1: Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt
Vach này là dạng vạch đơn, đứt nét và có màu vàng, có tên gọi khác là vạch 1.1. Loại vạch này được dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách.
Với loại vạch này, xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.
Vạch số 1.2: Vạch kẻ đường màu vàng nét liền
Ý nghĩa của loại vạch này tương tự với vạch màu vàng nét đứt, ở điểm dùng để để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 lài xe và không có phân cách ở giữa. Điểm khác với vạch kẻ vàng nét đứt, đó là khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.
Vạch 1.3: Vạch kẻ đường màu vàng nét liền đôi
Vạch kẻ này mang ý nghĩa phân chia làn đường 2 chiều trên quốc lộ hoặc đường cho phép tốc độ từ 60km/h trở lên. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
Vạch 1.4: Vạch kẻ đường màu vàng một đứt, một liền
Loại vạch này dùng để phần chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách, được sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để dảm bảo an toàn.
Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.
Vạch 1.5: Vạch kẻ đường màu vàng đứt song song
Loại vạch được dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
Vạch 1.17: Vạch kẻ đường màu vàng liên tục, gãy khúc
Loại vạch này quy định nơi dừng của phương tiện giao thông công cộng (xe buýt) hoặc nơi tập kết taxi. Vạch màu vàng liên tục, gãy khúc (kiểu chữ M) cấm các phương tiện khác dừng đỗ cách vạch này 15m cả về 2 phía, nhưng không cấm xe đè qua vạch.
Vạch 6.1: vạch cấm dừng xe trên đường
Áp dụng: được sử dụng để báo hiệu không được phép dừng xe bên đường. Vạch 6.1 sử dụng phối hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng xe” trên mặt đường và biển báo “cấm dừng xe”; ngoài ra căn cứ theo nhu cầu đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm dừng xe và phạm vi cấm dừng xe.
Vạch 6.1 là vạch đứt khúc màu vàng được sơn trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc sơn trên mặt đường phía cấm dừng xe, cách mép mặt đường 30 cm khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.
Vạch 6.2: vạch cấm dừng xe hoặc đỗ xe trên đường
Áp dụng: được sử dụng để báo hiệu không được phép dừng hoặc đỗ xe bên đường. Vạch 6.2 sử dụng phối hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “cấm dừng đỗ xe”; ngoài ra căn cứ theo nhu cầu đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm dừng đỗ xe và phạm vi cấm dừng đỗ xe.
Vạch 6.2 là vạch liền nét màu vàng được sơn trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe hoặc sơn trên mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe, cách mép mặt đường 30 cm khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.
Vạch 8.1: Vạch đứng trên mốc cố định
Áp dụng: sử dụng vạch 8.1 để cảnh báo người điều khiển phương tiện chú ý, trên đường đi phía trước có chướng ngại vật cao hơn mặt đường để đề phòng va quệt phải. Vạch này kẻ trên bề mặt phần đứng của chướng ngại vật có khả năng gây nguy hiểm đối với phương tiện giao thông như: trụ cầu vượt qua đường hoặc mặt trước của hai bên tường ở chỗ cầu vượt hay đường chui qua đường hoặc ở cửa đường hầm, trên kết cấu dải phân cách, trên đảo an toàn của đường ngang dành cho người đi bộ v.v....
Vạch 8.1 cấu tạo gồm những nét chéo vàng, đen hoặc đỏ, trắng xen kẽ nhau, nghiêng góc 45°, bề rộng và khoảng cách nét là 15 cm khi kẻ nên cho nét chéo xuống chéo về phía đường xe chạy.
Màu vàng, đen được sử dụng cho các đường ngoài khu vực đô thị; màu đỏ, trắng được sử dụng cho các đường trong khu vực đô thị. Khi cần thiết, các vạch cũng có thể được bẻ gập dạng chữ V
Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí (không đánh số):
Vạch vàng và đen đan xen nhau, mỗi vạch rộng 15cm, nghiêng 45 độ so với phương ngang, vẽ từ đầu dải phân cách
Vạch 4.4: Vạch kẻ kiểu mắt võng
Áp dụng: Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp. Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.
Vạch 5.1: Vạch dẫn hướng rẽ trái qua phạm vi nút giao
Áp dụng: dùng để định hướng quỹ đạo cho dòng xe rẽ trái theo giải pháp tổ chức làn đường được sử dụng trong nút. Mục đích sử dụng vạch là tăng tính dẫn hướng cho xe chạy; xe có thể cắt qua vạch khi cần thiết. Vạch dẫn hướng rẽ trái qua phạm vi nút giao là đoạn kéo dài của vạch phân cách hai chiều xe chạy (vạch tim đường) hoặc vạch phân chia các làn đường cùng chiều. Không nhất thiết phải sử dụng cả hai loại vạch kéo dài nói trên để định hướng quỹ đạo dòng xe rẽ trái.
Chỉ sử dụng vạch khi quỹ đạo xe chạy được định hướng bởi vạch 5.1 phù hợp với ý đồ tổ chức giao thông và không gây khó hiểu cho các phương tiện qua nút.
Vạch số 9.1: Vạch cấm xe quay đầu.
Vạch này áp dụng ở những vị trí cấm quay đầu xe tại nút giao hoặc chỗ mở dải phân cách hai chiều xe chạy.
Vạch kẻ đường màu vàng khác phụ trợ
Trong khu vực bề rộng phần xe chạy bị thay đổi hoặc số làn xe chạy tăng lên hoặc ít đi, cần thiết phải bố trí các vạch sơn trên mặt đường (có thể kết hợp với biển báo) để cảnh báo người tham gia giao thông điều khiển xe thận trọng hơn.
Vạch cho làn xe chuyên dùng
Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức
Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 3 làn xe và đường 2 làn xe
Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 2 làn xe
Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 3 làn xe
Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 2 làn xe
Bố trí vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 3 làn xe trong khu vực số làn trên một hướng thay đổi từ một làn sang hai làn
Bố trí vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 3 làn xe trong khu vực số làn trên một hướng thay đổi từ hai làn sang một làn
Trên đây là các vạch kẻ đường màu vàng thấy khi lái xe trên đường bắt buộc người tham gia giao thông phải hiểu và chấp hành các biển báo, vạch kẻ và hệ thống báo hiệu để đảm bảo an toàn cho mình và người khác.
Từ khóa » Các Vạch Liền Màu Vàng
-
Hiểu đúng Về Các Loại Vạch Kẻ đường Màu Vàng để Tránh Bị Phạt
-
Ý Nghĩa Vạch Kẻ đường Vàng, Trắng - Nhiều Tài Xế Còn Mơ Hồ
-
Vạch Kẻ đường Màu Vàng Là Gì? Phân Biệt 5 Loại Vạch ... - .vn
-
Phân Loại Các Vạch Kẻ đường Màu Vàng Thường Gặp Khi Tham Gia ...
-
Các Loại Vạch Kẻ đường Cần Phải Biết để Không Bị Phạt Oan
-
Nắm Rõ 5 Vạch Kẻ đường Màu Vàng Tránh Bị Phạt Tiền - Báo Lao Động
-
Ý Nghĩa Các Loại Vạch Kẻ đường & Mức Phạt Lỗi đè Vạch, Lấn Làn
-
Phân Biệt 7 Loại Vạch Kẻ đường Phổ Biến Theo QCVN 41:2019/BGTVT
-
Phân Biệt Vạch Kẻ đường Màu Trắng Và Màu Vàng
-
Lý Do Thú Vị Lý Giải Tại Sao Một Số Vạch Kẻ đường Có Màu Trắng Và ...
-
07 Loại Vạch Kẻ đường Cần Phân Biệt để Tránh Mất Tiền Phạt
-
Vạch Kẻ đường Màu Vàng, Màu Trắng - Tài Xế Việt Cần Nhớ