Vách Tế Bào Vi Khuẩn - Ứng Dụng Trong Lĩnh Vực Chăm Sóc Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Vi khuẩn là vi sinh vật đa dạng nhất trong sinh giới. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất: trong đất, nước, chất thải phóng xạ, suối nước nóng… thậm chí chúng còn được tìm thấy sâu dưới lòng đất (khoảng gần 600m) và trên các tàu vũ trụ hoạt động ngoài không gian có các phi hành gia…
Trong cơ thể Vi khuẩn ký sinh trên da, mũi, miệng, âm đạo, đường ruột… khối lượng vi khuẩn sống trong cơ thể khoảng 200g với người trưởng thành có cân nặng 70kg.
Cấu tạo của Vi khuẩn
Tùy vào đặc điểm từng loại vi khuẩn mà chúng có cấu tạo khác nhau một vài thành phần. Tuy nhiên cấu tạo chính của vi khuẩn bao gồm: lớp vỏ nhầy, thành tế bào, màng sinh chất, và tế bào chất, nhân.
Thành tế bào vi khuẩn có cấu tạo là các phân tử Peptydoglycan có tác dụng chính là bảo vệ vi khuẩn trước sự tấn công của hệ miễn dịch cơ thể. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt, để có thể tiêu diệt vi khuẩn, các yếu tố miễn dịch cần xuyên qua được lớp thành tế bào vững chắc để xâm nhập vào tế bào chất và thực hiện tiêu diệt vi khuẩn.
Ứng dụng vách tế bào trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
Các nhà khoa học nhận thấy vách tế bào chính là thành trì quan trọng nhất cần phải phá hủy nếu cơ thể muốn tiêu diệt vi khuẩn. Peptidoglycan là mục tiêu nhận diện đầu tiên của hệ miễn dịch, khi đưa vào cơ thể các phân tử Peptidoglycan đóng vai trò như một kháng nguyên giúp cơ thể tăng sinh các yếu tố miễn dịch.
Một số ứng dụng vách tế bào vi khuẩn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Tăng cường miễn dịch
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong 30 năm trở lại gần đây cho thấy, các phân tử Peptidoglycan có tác động lớn đến hệ miễn dịch. Chúng hoạt động như chất bổ trợ, kháng nguyên với hệ miễn dịch, tạo ra đề kháng không đặc hiệu với một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây nên.
Immunecanmix nguyên liệu hỗ trợ miễn dịch
Immunemono vách tế bào vi khuẩn Lactobacillus plantarum
Cân bằng vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa
Vi khuẩn ký sinh trong cơ thể chủ yếu tại ruột non và ruột già. Chúng được phân loại làm 2 theo cơ chế gây bệnh là vi khuẩn lành tính (vi khuẩn có lợi) và vi khuẩn vi khuẩn gây bệnh. Tỷ lệ giữa 2 dòng vi khuẩn này cân bằng ở khoảng 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Nếu Vi khuẩn có hại tăng sinh lấn át vi khuẩn có lợi, chúng sẽ tiết ra quá nhiều lượng chất độc mà cơ thể không thể chuyển hóa được sẽ gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, phân có bọt, chất nhầy…
Peptidoglycan là thành tế bào vi khuẩn lành tính khi có mặt tại đường tiêu hóa nó có tác dụng như một nguồn thức ăn ưa thích, kích thích vi khuẩn có lợi phát triển tăng sinh lấn át vi khuẩn gây bệnh, do vậy có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật giúp ổn định tiêu hóa.
Ngăn ngừa táo bón
Vi sinh vật tăng sinh rất nhanh chóng, xác vi sinh vật chiếm đến 60% lượng phân khô ở người. Một trong những nguyên nhân táo bón ở trẻ em phổ biến hiện nay là do rối loạn cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa. Lượng vi khuẩn bị mất cân bằng, suy giảm về số lượng của dòng lợi khuẩn dẫn đến lượng phân hàng hàng ít đi. Lượng phân ít làm giảm nhu động đại tràng để đào thải phân qua hậu môn. Phân được giữ ở đại tràng sẽ tiếp tục bị hấp thu nước dẫn đến khô. Cuối cùng dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ
Peptidoglycan giúp ngăn ngừa táo bón thông qua cơ chế trung gian. Giúp tăng sinh lượng lợi khuẩn có trong ruột.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng bệnh phố biến thường gặp ở Việt Nam. Biểu hiện bệnh là có các vết loét gặp trên ruột già do vi khuẩn gây viêm loét hoặc do tổn thương cơ học… Niêm mạc đại tràng bị tổn thương, cơ thể phản ứng bằng cách kích thích co bóp đại tràng gây tiêu chảy, đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, hay đi ngoài, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Các triệu chứng này sẽ hết khi các tổn thương đại tràng lành lại.
Vách tế bào vi khuẩn được cho có tác dụng tốt trên các bệnh nhân bị viêm đại tràng bởi:
- Kích thích vi khuẩn có lợi, kích thích tiêu hóa, giảm các triệu chứng thường gặp trong viêm đại tràng: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Các phân tử Peptidoglycan sau khi vào cơ thể sẽ thủy phân thành các phân tử cấu thành nên nó bao gồm: Alanin, Lysin, Glutamic acid, Aspatic aicd…. Glucosamin, muramic acid. Các thành phần này là dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tại niêm mạc tại đại tràng, Do đó giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Hội chứng ruột kích thích
Với lối sống hiện đại, ngày càng có nhiều người được chuẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích. Đặc trưng của nhóm bệnh này có có hoặc thậm chí không tìm thấy các tổn thương đại tràng, nhưng đại tràng co thắt liên tục gây ra các chứng như trong viêm đại tràng. Cơ chế gây có thắt đại tràng dường như không liên quan đến viêm mà do kích thích thần kinh thực vật.
Bởi vậy điều trị hội chứng ruột kích thích rất khó chữa khỏi dứt điểm, hay bị tái phát đi, phát lại… gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.
Vách tế bào vi khuẩn sử dụng trong trường hợp này đóng vai trò như chất trung gian giúp ổn định và giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi bị hội chứng ruột kích thích
Tăng cường sức khỏe đường hô hấp
Ở trẻ nhỏ, các bệnh đường hô hấp xảy ra thường xuyên, nhất là khi thời tiết giao mùa. Vách tế bào vi khuẩn giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể, giúp cơ thể tạo ra đề kháng không đặc hiệu khi bị nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn.
Ngăn ngừa viêm âm đạo
Gần đây, các nhà nghiên cứu chứng minh bổ sung các dòng vi khuẩn sinh lactic có hiệu quả trong điều trị viêm âm đạo. Các chủng vi khuẩn kích tăng tiết lactic âm đạo, điều chỉnh pH tại đó về mức mà vi khuẩn gây bệnh như nấm Candida không phát triển tăng sinh được.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Từ khóa » Chức Năng Của Tế Bào Vi Khuẩn Là Gì
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là? - Luật Hoàng Phi
-
Thành Tế Bào Vi Khuẩn Có Vai Trò? - Luật Hoàng Phi
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là - Khóa Học
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là? - TopLoigiai
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là?
-
Vi Khuẩn Là Gì? Có Những Loại Nào? | Vinmec
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Vi Khuẩn
-
Tổng Quan Về Vi Khuẩn - Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tế Bào Vi Khuẩn
-
Vi Khuẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình Thể, Cấu Tạo Và Sinh Lý Của Vi Khuẩn - Health Việt Nam
-
CẤU Tạo Và CHỨC NĂNG Của Tế Bào VI KHUẨN - 123doc
-
Chức Năng Của Tế Bào Vi Khuẩn Là?
-
Bài 1 Trang 34 SGK Sinh Học 10. Thành Tế Bào Vi Khuẩn Có Chức ...
-
Hình Thể, Cấu Tạo Và Sinh Lý Của Vi Khuẩn (P1) | BvNTP