Vải Bamboo Là Gì? Quy Trình Sản Xuất, ứng Dụng, đặc Tính

Vải bamboo là gì – Loại vải tre hay gọi là vải sợi bamboo đang được nhiều khách hàng hài lòng bởi chất lượng và cảm giác thoải mái khi mặc nó. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải bamboo nhái, kém chất lượng, chất liệu không chuẩn.

Vậy vải bamboo là vải gì? Làm thế nào để nhận biết đâu là loại vải bamboo chất lượng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của May Hợp Phát để tìm hiểu loại vải này nhé!

Mục lục bài viết

Toggle
  • Vải bamboo là gì?
  • Nguồn gốc của vải bamboo
  • Lịch sử của vải Bamboo
  • Quá trình sản xuất ra vải bamboo
    • Quy trình chế biến cơ khí vải Bamboo
    • Quy trình chế biến hóa học vải Bamboo
    • Quá trình nhuộm vải Bamboo
  • Đặc tính ưu và nhược điểm của vải bamboo
    • Ưu điểm của vải bamboo
    • Nhược điểm của vải Bamboo 
  • Tính ứng dụng của vải bamboo trong đời sống
    • Vải bamboo trong sản xuất quần áo vải bamboo
    • Vải bamboo trong sản xuất đồ nội thất
    • Vải bamboo trong sản xuất chăn ga gối đệm
    • Ứng dụng khác của vải bamboo
  • Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản hiệu quả cho vải Bamboo
  • Các câu hỏi thường gặp về vải bamboo
    • Vải bamboo giá bao nhiêu?
    • Chất liệu vải bamboo là chất liệu gì?
    • Vải bamboo có nhăn không?
    • Vải Bamboo Spun là gì?
    • Mua vải sợi tre ở đâu ? 1 số nhà cung cấp vải bamboo
  • Tổng kết

Vải bamboo là gì?

Vải Bamboo có tên gọi khác là vải sợi tre là loại vải được tổng hợp từ bột Cellulose được chiết xuất từ sợi tre, được chế tạo thông qua nhiều quy trình.

Vải bamboo là gì
Vải bamboo là gì

Với thành phần chủ yếu được chiết xuất từ thân cây tre nên vải Bamboo vô cùng thân thiện với môi trường và con người, mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Vải Bamboo đang ngày càng lấy được thiện cảm từ người tiêu dùng trên thị trường hiện nay.

Nguồn gốc của vải bamboo

Vải bamboo có nguồn gốc từ Châu Á qua quá trình nhận biết và dệt lên những sợi bamboo đầu tiên tại Đại học Bắc Kinh.

Nguồn gốc của vải bamboo
Nguồn gốc của vải bamboo

 

Quá trình nghiên cứu và phát triển đó đã tạo ra loại vải Bamboo cao cấp được mua bán rộng rãi trên thị trường và tiếp cận thành công thị trường Mỹ, đến nay vải bamboo được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới.

Lịch sử của vải Bamboo

Nguồn gốc sợi tre chủ yếu là đến từ Châu Á, tuy nhiên hiện nay chúng cũng phát triển khá phổ biến ở Châu Âu và Châu Mỹ, cho đến ngày nay đã có khoảng 1000 loài tre được trồng trên khắp nơi trên thế giới.

Lịch sử của vải Bamboo
Lịch sử của vải Bamboo

Thời điểm đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của sợi tre là vào khoảng năm 1981, những người thợ dệt đã trộn sợi tre với len để tạo ra một loại sợi khác, và chúng được gọi là tiền thân của sợi tre hiện đại.

Tại Trung Quốc, quy trình sản xuất vải sợi tre bamboo đầu tiên được thực hiện, cho đến năm 2000, dung môi hiện đại đã được dùng trong việc tẩy vết keo tre và các chất tẩy trắng khác để tạo ra các loại vải Bamboo cao cấp đang được phân phối rộng rãi trên thị trường và cực kỳ thành công trong việc tiếp cận người tiêu dùng trên thị trường Mỹ.

Trong những năm từ năm 2004 đến năm 2010, thị trường vải bamboo sợi tre được mở rộng một cách nhanh chóng. Cho đến nay vải bamboo được sử dụng và xuất hiện rộng rãi. 

Quá trình sản xuất ra vải bamboo

Hiện nay chất liệu vải Bamboo được sản xuất với hai quá trình chính đó là chế biến cơ khí và xử lý hóa học.

Trong cả 2 quá trình, tre đều phải tách và xử lý để lấy một phần dải tre, sau đó sẽ thông qua quá trình xử lý hóa chất hoặc cơ khí, sau đó mới lấy thành phẩm đem đi nhuộm màu để tạo nên nhiều màu vải khác nhau.

Quy trình chế biến cơ khí vải Bamboo

Giai đoạn chế biến cơ khí này, tre sẽ được nghiền và xử lý bằng các enzim sinh học để phá tan cấu trúc tự nhiên của chúng, sau đó sẽ trải sợi và kéo chúng thành sợi dài.

Quy trình chế biến cơ khí vải Bamboo
Quy trình chế biến cơ khí vải Bamboo

Quy trình sản xuất bằng chế biến cơ khí khá hạn chế về môi trường nhưng chất vải bamboo tạo ra có tính bền vững cao.

Quy trình chế biến hóa học vải Bamboo

Tre được nghiền nát tiếp tục và được ngâm trong dung dịch 15 – 20% Natri Hydroxit ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tiếng đồng hồ để tạo thành loại Cellulose kiềm.

Quy trình chế biến hóa học vải Bamboo
Quy trình chế biến hóa học vải Bamboo

Tiếp đến, đem Cellulose kiềm đi ép và loại bỏ Natri Hydroxit rồi cho vào máy xay và để khô tự nhiên trong khoảng 24 tiếng. 

Các sợi tre Xenlulo sẽ được ép qua dầu phun và cho vào dung dịch axit Sunfuric loãng để làm cứng sợi và tạo thành Xenlulozơ, sau đó kéo sợi Bamboo và kết cấu thành sợi vải.

Quá trình nhuộm vải Bamboo

Vải Bamboo là loại vải đặc biệt nhạy cảm với kiềm hoặc axit. Nên ở quá trình nhuộm khối lượng các chất hoá học này phải được lưu ý cẩn thận. Nên sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính vì nó tiếp xúc được với sợi tre trong môi trường kiềm nhẹ.

Quá trình nhuộm vải Bamboo
Quá trình nhuộm vải Bamboo

Loại vải bamboo này thích hợp để nhuộm trên máy. Trong quá trình nhuộm vải khối lượng soda nung không được vượt quá 25g/lít cũng như mức độ nhiệt không vượt quá 100 độ C.

Đặc tính ưu và nhược điểm của vải bamboo

Tre tự nhiên có cho mình đặc tính kháng khuẩn tốt, chống tia cực tím, thân thiện với môi trường, phân hủy sinh học, thoáng khí mát mẻ và linh hoạt nên sợi vải tre (vải bamboo) cũng được thừa hưởng đầy đủ các đặc tính này.

Những ưu điểm của vải bamboo bao gồm khả năng khử mùi, kháng khuẩn, thấm hút tốt, không gây kích ứng da, an toàn với người sử dụng và môi trường, độ bền cao. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này khi dùng lâu sẽ bị co và lâu khô hơn các loại vải khác.

Ưu điểm của vải bamboo

  • Khả năng kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi tuyệt vời 

Cây tre có một hợp chất sinh học có khả năng chống khuẩn phát sinh rất tốt và được gọi với cái tên là “Bamboo Kun”, với sự kết hợp chặt chẽ với các phân tử Cellulose đã tạo nên khả năng chống khuẩn, kìm khuẩn và khử mùi vô cùng tuyệt vời. 

Vải bamboo có Khả năng kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi
Vải bamboo có Khả năng kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi

Hiệp hội dệt may Nhật Bản đã thử nghiệm và khẳng định tính năng kháng khuẩn của vải bamboo vẫn được bảo toàn dù những sản phẩm đã trải qua 50 lần giặt.

Nên những món đồ như quần áo, chăn ga gối dù có giặt nhiều lần cũng không bị giảm khả năng kháng khuẩn.

Nhờ vào đặc tính tuyệt diệu này đã ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh gây hại, khử mùi hiệu quả, bảo vệ tuyệt đối cho sức khỏe người tiêu dùng.

  • Khả năng thấm hút và thoát mồ hôi

Không giống như các loại vải khác, vải Bamboo có mặt cắt ngang được bao phủ bởi các lỗ hổng siêu nhỏ làm tăng độ thấm hút và bề mặt thoát nhiệt tốt hơn, mang đến cảm giác vô cùng thoải mái cho người mặc.

Vải bamboo có Khả năng thấm hút và thoát mồ hôi
Vải bamboo có Khả năng thấm hút và thoát mồ hôi

Vải sợi bamboo thấm hút tốt hơn 60% so với các loại vải thông thường đem đến cảm giác dễ chịu cho người mặc.

Với cấu trúc của sợi tre nên những đồ gia dụng như quần áo, chăn ga gối có thể hấp thụ và làm bay hơi mồ hôi của cơ thể tiết ra rất nhanh chóng, giúp cho người dùng có cảm giác thoải mái, mát mẻ trong những ngày hè nắng nóng, oi bức.

  • Không gây dị ứng, an toàn cho làn da của người dùng

Theo Oeko – Tex – hệ thống kiểm định chất lượng trong hàng dệt may và tiêu dùng toàn cầu đã khẳng định vải tre bamboo là thành phẩm không chứa bất kỳ một loại hóa chất độc hại nào cho cơ thể.

Vải bamboo Không gây dị ứng, an toàn cho làn da của người dùng
Vải bamboo Không gây dị ứng, an toàn cho làn da của người dùng

Sợi vải tre tự nhiên có độ trơn tru nên giảm sự ma sát với làn da người dùng.

Vải bamboo đặc biệt  không gây kích ứng làn da đối với những người có làn da nhạy cảm nhất. Do đó chúng có thể sử dụng cho mọi độ tuổi  từ trẻ em đến người trưởng thành hoặc thậm trí người già cũng sử dụng được.

  • Thân thiện với môi trường sống

Trong quá trình trồng tre để khai thác sợi đều không sử dụng thuốc trừ sâu hay bất kỳ loại phân bón nào nên chắc chắn sẽ không gây hại cho môi trường sống.

Các quy trình sản xuất vải Bamboo là môi trường khép kín, thân thiện với môi trường xung quanh chúng ta. 

Vải bamboo Thân thiện với môi trường sống
Vải bamboo Thân thiện với môi trường sống

Đặc biệt hơn, quá trình trồng tre để lấy nguyên liệu sản xuất vải cũng là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho việc phủ xanh trái đất.

  • Bảo vệ làn da dưới tia UV

Tia cực tím hay còn gọi là tia UV là một trong những tác nhân hàng đầu gây lên bệnh ung thư da, cháy nắng, ảnh hưởng trực tiếp đến đôi mắt của chúng ta.

Vải bamboo Bảo vệ làn da dưới tia UV
Vải bamboo Bảo vệ làn da dưới tia UV

Vải sợi tre có khả năng chống tia UV cực kỳ hiệu quả giúp bảo vệ làn da của chúng ta khỏi ánh nắng mặt trời ngăn chặn bệnh các bệnh nguy hại đến làn da.

  • Đặc tính siêu mềm mại và độ bền cao

Vải bamboo có sợi dài và được đan nhiều lớp sợi với nhau nên độ bền cao hơn so với những loại vải khác.

Vải bamboo có Đặc tính siêu mềm mại và độ bền cao
Vải bamboo có Đặc tính siêu mềm mại và độ bền cao

Dù được đan nhiều lớp nhưng những sợi vải được dệt rất nhỏ tạo nên những sản phẩm vô cùng mềm, mỏng mang lại cảm giác mát mẻ và mềm mịn khi sờ vào và mặc chúng lên người.

Nhược điểm của vải Bamboo 

Tuy vải bamboo có nhiều ưu điểm và là một loại vải tốt nhưng cũng không thể tránh được những nhược điểm đòi hỏi người dùng chú ý và giữ gìn sợi vải:

– Vải bamboo dễ bị co sau khi giặt, theo nghiên cứu vải bamboo sẽ bị co 3% sau khi giặt lần đầu tiên. Tuy nhiên việc co này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến form dáng và chất lượng của quần áo, 

– Vải bamboo lâu khô hơn những chất liệu thông thường.

Tính ứng dụng của vải bamboo trong đời sống

Vì tính chất đặc biệt của vải bamboo mà chúng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện đại, từ sản xuất quần áo, đồ nội thất, chăn ga gối đệm đến các sản phẩm như mặt nạ, bao bì thực phẩm…

Vải bamboo trong sản xuất quần áo vải bamboo

Với các đặc tính tuyệt vời của vài bamboo như khả năng chống nấm, chống khuẩn và khử mùi tốt nên  rất phù hợp trong sản xuất các loại trang phục như đồ lót, áo phông, tất.

Vải bamboo trong sản xuất quần áo vải bamboo
Vải bamboo trong sản xuất quần áo vải bamboo

Nhờ có khả năng kháng tia UV tuyệt vời và chất vải thoáng mát, nên đã được các nhà sản xuất ứng dụng để may các loại quần áo mùa hè, đồ chống nắng.

Ngoài ra vải sợi tre cũng được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất những vật dụng cho trẻ nhỏ, với tính chất kháng khuẩn, thấm hút tốt với sự mềm mại thoải mái, không hề gây kích ứng cho làn da.

Vải bamboo trong sản xuất đồ nội thất

Vải Bamboo rất phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất gia đình cũng chính nhờ sự mềm mại, bền bỉ và thân thiện với sức khỏe người dùng. Thật không khó để ta bắt gặp những chiếc rèm cửa, khăn trải bàn, khăn bếp được sản xuất từ vải sợi tre.

Vải bamboo trong sản xuất đồ nội thất
Vải bamboo trong sản xuất đồ nội thất

Những sản phẩm nội thất được làm từ vải sợi tre thường sẽ được pha với chất liệu cotton, polyester,…với tỉ lệ phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Vải bamboo trong sản xuất chăn ga gối đệm

Trên thị trường hiện nay, vải Bamboo kháng khuẩn chính là nguyên liệu tạo nên những bộ chăn ga gối đệm cao cấp và được nhiều người săn đón.

Vải bamboo trong sản xuất chăn ga gối đệm
Vải bamboo trong sản xuất chăn ga gối đệm

Ưu điểm của chăn ga gối đệm làm từ chất liệu này là sự thấm hút, độ bền cao, linh hoạt trong mọi điều kiện thời tiết nên được rất nhiều người ưa chuộng. 

Ứng dụng khác của vải bamboo

Bạn rất dễ dàng thấy được sự xuất hiện của vải sợi tre trong các sản phẩm quen thuộc như khăn tắm, mặt nạ, miếng thấm, bao bì thực phẩm.

Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản hiệu quả cho vải Bamboo

Khi các sản phẩm vải sợi tre bị bám vết bẩn hãy làm sạch bằng nước lạnh hoặc các chất giặt dịu nhẹ, nên giặt bằng tay một cách nhẹ nhàng để duy trì độ bền và khả năng mềm mại của chúng, tránh chà sát quá mạnh sẽ làm vải sợi tre dễ bị nhàu, xơ vải hơn.

Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản hiệu quả cho vải Bamboo
Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản hiệu quả cho vải Bamboo

Đặc biệt không được dùng các chất tẩy rửa quá mạnh, nếu sử dụng bột giặt hay nước giặt nên chọn loại chứa ít clo. Trước khi giặt phải phân loại vải trắng và vải màu để tránh làm loang màu từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.

Khi phơi quần áo và chăn ga gối đệm được làm từ vải sợi tre nên để chúng khô tự nhiên thay vì sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao. Nên chọn những nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời vì sẽ khiến sợi vải bị co lại.

Các câu hỏi thường gặp về vải bamboo

Vải bamboo giá bao nhiêu?

Vải bamboo giá bao nhiêu? là một câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất. Giá vải bamboo sẽ phụ thuộc vào thành phần vải bamboo và sẽ có giá cả khác nhau.

Giá vải sợi tre sẽ dao động từ  40,000 VNĐ/m cho đến 170,000 VNĐ/m.

Chất liệu vải bamboo là chất liệu gì?

Vải bamboo là loại vải được tổng hợp từ sợi cây tre và được bổ sung thêm một số chất phụ gia khác. 

Chất liệu vải bamboo là chất liệu gì?
Chất liệu vải bamboo là chất liệu gì?

Vải bamboo có nhăn không?

Vải bamboo là loại vải ít bị nhăn, chỉ nhăn nhẹ sau khi giặt, khi vải khô cũng sẽ trở lại tình trạng ban đầu. Vì vậy, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian giặt ủi, vì vậy họ sẽ không còn phải bận tâm nhiều về vấn đề vải bamboo có nhăn hay không.

Vải bamboo có nhăn không?
Vải bamboo có nhăn không?

Vải Bamboo Spun là gì?

Vải bamboo spun là một loại vải thun bamboo tự nhiên có nguyên liệu chính từ cây tre có khả năng thấm hút gấp 4 lần so với thun cotton 100% nên trở thành chất liệu hàng đầu trong ngành may mặc.

Vải Bamboo Spun là gì?
Vải Bamboo Spun là gì?

Mua vải sợi tre ở đâu ? 1 số nhà cung cấp vải bamboo

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều địa chỉ bán vải bamboo giá rẻ, chất lượng và uy tín. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí và kiểm soát được chất lượng vải bamboo cotton thì nên mua trực tiếp tại các xưởng sản xuất vải sợi tre hoặc các chợ sỉ vải đầu mối.

Mua vải sợi tre ở đâu
Mua vải sợi tre ở đâu

Một số chợ đầu mối mua bán vải bamboo mà bạn có thể tham khảo như: chợ Kim Biên, chợ Đồng Xuân, chợ Phùng Khắc Khoan,… 

Tổng kết

Với những đặc điểm nổi trội của vải bamboo không những được người Việt ưa chuộng, mà còn chúng còn được lòng những khách hàng khó tính ở các thị trường châu Âu, châu Mỹ,… 

Do đó, bạn hãy nhanh tay sở hữu ngay cho mình chất liệu này để phục vụ nhu cầu may mặc trang phục trong thời gian sắp tới nhé!

Từ khóa » Chất Liệu Bamboo Là Gì