Vải Gấm - Hài Hòa Giữa Vẻ Đẹp Truyền Thống Và Hiện Đại

Từ thời xa xưa, gấm là chất liệu chỉ giới hoàng gia và quý tộc mới sử dụng. Ngày nay, gấm phổ biến hơn trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của vải trong trang phục áo dài truyền thống, váy, đầm, tôn lên vẻ đẹp yêu kiều, sang trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về chất liệu này.

Khái niệm vải vải gấm

Vải gấm là gì?

Vải gấm được dệt từ tơ tằm, bề mặt vải có độ bóng nhẹ nên tạo ra hiệu ứng óng ánh khi sử dụng. Vải khá dày nhưng khi chạm tay lại cảm nhận mềm mại, mát mẻ. Vải gấm từ lâu vẫn được xem là chất liệu cao cấp, bậc nhất thế giới. Với giá thành cao, sự cầu kỳ trong quy trình sản xuất nên vải gấm rất đắt đỏ, chỉ giới quý tộc, thượng lưu hay vua chúa mới có thể sử dụng.

Vải gấm sở hữu vẻ đẹp sang trọng, tinh tế

Vải gấm sở hữu vẻ đẹp sang trọng, tinh tế

Mẫu vải gấm khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào kiểu dệt đơn giản hay phức tạp. Trước đây, chất liệu gấm thường được sử dụng để may quần áo: áo dài, áo bà ba. Ngày nay, theo dòng phát triển của xã hội, vải gấm còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác, trong đó nổi bật là sản xuất chăn ga gối đệm. Hoa văn trên vải gấm đều được dệt trực tiếp chứ không phải bằng hình thức in thông thường như chất liệu vải khác.

Lịch sử ra đời của vải gấm

  • Nhiều tài liệu ghi chép Trung Quốc là nơi đầu tiên sử dụng vải gấm, vào những năm 475 - 221 trước Công Nguyên. Nhưng phải đến những năm sau Công nguyên thì vải mới được sản xuất phổ biến ở quốc gia này.
  • Vào thế ký 6 sau Công Nguyên, để giảm lượng vải nhập từ Trung Quốc, nhiều quốc gia bắt đầu sản xuất loại vải này khi những bí mật của nghề trồng dâu nuôi tằm không được truyền ra ngoài. Nhờ vậy, Byzantium đã trở thành một nơi sản xuất vải gấm lớn ở các vùng phía đông và nam Âu. Gấm Byzantium thường có hình Thiên Chúa Giáo đặc trưng, và được giới quý tộc châu Âu và Trung Á sử dụng chủ yếu.

Gấm là một loại vải lụa được dệt hoa và cũng là chất liệu đòi hỏi kỹ thuật cao nhất trong các mặt hàng tơ lụa. Ở Việt Nam, gấm được mệnh danh là “bà chúa” trong các mặt hàng tơ lụa bởi kỹ thuật dệt chất liệu này ít người nắm được. Theo truyền thuyết, dưới thời Lê, làng lụa Vạn Phúc là nơi dệt gấm nổi tiếng nhất cả nước với trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn, chất lượng tinh xảo để dệt nên những tấm vải gấm dâng tiến vua và cung phi.

Ngành dệt lụa đã xuất hiện từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp

Ngành dệt lụa đã xuất hiện từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp

Khác với lụa, dệt gấm đòi hỏi công phu hơn các loại lụa. Muốn tấm vải gấm nhiều màu sắc, người thợ dệt phải dệt nổi từ khung cửi được thiết kế 2 tầng, hay còn gọi là khung hoa. Muốn dệt hoa nổi trên mặt vải, người thợ phải khéo léo luồn sợi như thêu trên máy dệt một cách công phu, điêu luyện, chỉ có những đôi bàn tay tài hoa của người thợ mới có thể làm được. Sự kết hợp giữa tay nghề khéo léo và khung cửi cổ truyền đem đến chất liệu vải không máy móc nào có thể sánh được, có lẽ vì thế, áo gấm chỉ mặc ban ngày mới thấy được vẻ đẹp rực rỡ của nó.

Ngày nay, nhờ vào công nghệ Jacquard mà vải gấm sản xuất nhanh hơn và dễ dàng hơn rất nhiều, vì thế giá thành của chúng cũng giảm xuống, tạo điều kiện cho nhiều người có thể sử dụng chất liệu cao cấp hơn. Kiểu dệt này tạo nên đa dạng họa tiết như hình dọc, hình hoa ở mặt phải còn mặt trái mờ hơn.

Từ đó vải gấm được sử dụng phổ biến hơn, không chỉ sản xuất quần áo mà còn là một vật liệu trang trí nhà cửa, mang đến không gian sống sang trọng, đẳng cấp.

Quy trình dệt Gấm

Quy trình sản xuất vải gấm cũng tương tự như vải lụa nhưng phức tạp và tỉ mỉ hơn rất nhiều. Để dệt vải gấm, người ta sử dụng sợi tằm là chủ yếu. Ngày nay, chúng được thay thế bằng các loại sợi khác như len, cotton, các loại sợi tổng hợp như polyester, rayon,... Mặc dù chất lượng không bằng vải gấm làm từ sợi tơ tằm nhưng giá thành thấp hơn nên nhiều người sử dụng hơn.

Khung dệt đã căng tơ, chuẩn bị tiến hành dệt

Khung dệt đã căng tơ, chuẩn bị tiến hành dệt

Dệt gấm đòi hỏi chất lượng cao nên quy trình phức tạp và tốn thời gian.

Người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận tỉ mỉ và độ thẩm mỹ để làm nên thành phẩm đẹp. Muốn tạo nên những miếng vải gấm nhiều kiểu dáng, người thợ phải dệt nổi từ chiếc khung cửi thiết kế hai tầng, hay còn lại là khung hoa. Cần hai người, một người ngồi trên, một người ngồi dưới có vận hành được máy.

Nhưng ngày nay, sự phát triển của khung cửi Jacquard đã rút ngắn quy trình dệt gấm, những tấm vải được dệt theo chương trình máy tính lập trình sẵn nên công việc dễ dàng hơn, năng suất cao hơn. Ngoài sợi ngang, sợi dọc kết hợp còn có sợi bổ sung được thêm vào để dệt hoa văn trực tiếp lên bề mặt vải, tạo vẻ đẹp đặc sắc, riêng biệt của loại vải này.

Sự ra đời của khung cửi Jacquard đơn giản hóa quy trình dệt vải gấm

Sự ra đời của khung cửi Jacquard đơn giản hóa quy trình dệt vải gấm

Quy trình dệt gấm khác biệt hơn so với các chất liệu vải khác là vải sẽ được nhuộm trước khi dệt để tránh làm mất đi vẻ đẹp của hoa văn được dệt trên vải sau đó.

Đặc tính của Gấm

Sở hữu quy trình dệt cầu kỳ dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ, vải gấm không chỉ có vẻ đẹp nổi bật mà còn có những đặc tính khác biệt so với những chất liệu khác. Hãy cùng khám phá nhé.

Ưu điểm

  • Độ bền cao

Chất liệu gấm là một trong những loại vải dày nhất hiện nay, tôn vinh vẻ đẹp sang trọng, hiện đại, lịch lãm và vô cùng quý phái.

Bề mặt vải sáng, lóng lánh với sắc màu tinh xảo. Vải được nhuộm màu trước khi dệt nên độ bám màu, giữ màu tốt, không phai màu sau nhiều lần giặt.

  • Màu sắc trang trọng

Rất khó để liệt kê màu sắc của chất liệu gấm bởi có nhiều màu sắc khác nhau. Chất liệu gấm có khả năng bắt sáng mạnh, tạo ấn tượng. Dù bất cứ hoa văn nào được dệt trực tiếp lên vải đều mang đến vẻ đẹp sắc nét, rực rỡ và bắt mắt.

Với việc nhuộm gấm trước khi dệt luôn tạo ra một sắc thái riêng dù vải được dệt bằng sợi ngang hay sợi dọc. Bên cạnh đó, các sợi tơ gấm khi được nhuộm trước khi dệt (khác với những chất liệu khác) tạo nên sự hòa lẫn màu sắc trong từng thớ vải. Sợi gấm bắt mắt, ánh màu sắc rực rỡ, sinh động, nhất là khi chiếu dưới ánh nắng mặt trời.

Màu sắc vô cùng đa dạng và tinh tế làm nên vẻ đẹp chất liệu gấm trường tồn theo thời gian

Màu sắc vô cùng đa dạng và tinh tế làm nên vẻ đẹp chất liệu gấm trường tồn theo thời gian

  • Hoa văn trang trí tinh tế

Hoa văn trên vải gấm được xem như chuẩn mực khác biệt của chất liệu này. Gấm có kỹ thuật dệt tinh tế, cầu kỳ trong các loại vải. Hoa văn của gấm đòi hỏi nhiều công nghệ dệt khác nhau, từ dệt nổi cho đến dệt thêu, phải đặt đúng vị trí. Để tạo được những hoa văn tinh xảo trên vải gấm đòi hỏi tay nghề người thợ phải dày dặn, gu thẩm mỹ tinh tế mới có thể tạo ra được những “đặc phẩm”.

Trang trí trên vải gấm không có giới hạn, tùy vào sức sáng tạo của người thợ dệt có thể ra những tinh hoa nghệ thuật tạo nên sự thích ứng với thời thế. Các hoa văn trên chất liệu này thường được bố cục đối xứng, không phức tạp nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp phóng khoáng, mềm mại.

Hoa văn trên vải gấm dưới bàn tay của những người thợ tài hoa

Hoa văn trên vải gấm dưới bàn tay của những người thợ tài hoa

Nhược điểm

  • Độ co giãn kém:

Nhược điểm của vải gấm là không co giãn. Vì thế khi may các sản phẩm từ vải gấm phải may chính xác theo kích thước vì vải không có khả năng co giãn, gây ra sự khó chịu cho người mặc khi di chuyển nhiều.

  • Gây ra tiếng động:

Khi mặc trang phục chất liệu gấm, bạn sẽ cảm nhận tiếng kêu sột soạt của vải khi tiếp xúc với cơ thể hoặc khi bạn chuyển động, làm mất đi tính uyển chuyển, nhẹ nhàng của bộ trang phục.

  • Độ thoáng khí thấp:

Như đã nói ở trên, vải gấm khá dày nên độ thoáng khí của vải thấp, độ thấm hút kém. Vì thế nếu mặc vải gấm dưới thời tiết nắng nóng có thể gây khó chịu cho người mặc.

  • Khó vệ sinh

Chất liệu này khó làm sạch khi gặp vết bẩn, hoặc quy trình làm sạch phức tạp.

Phân loại vải gấm

Gấm lụa

Dòng sản phẩm Noble của Forever với chất liệu 100% gấm lụa tơ tằm

Dòng sản phẩm Noble của Forever với chất liệu 100% gấm lụa tơ tằm

Gấm lụa sở hữu bề mặt mịn và bóng, có độ bền rất cao. Chất liệu gấm lụa được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới nhờ vẻ đẹp sang trọng và quý phái vải mang lại cho người sử dụng.

Gấm cotton

Gấm cotton với những đường hoa dệt nổi tinh tế

Gấm cotton với những đường hoa dệt nổi tinh tế

Gấm cotton là sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi tơ tắm nên bề mặt gấm không sắc sảo như gấm lụa. Công thức dệt hoa văn trên chất liệu này cũng đơn giản hơn gấm lụa. Với giá thành rẻ nên gấm cotton thường được sử dụng để may quần áo hàng ngày và phù hợp với kinh tế của nhiều người.

Gấm Himru

Gấm Himru

Gấm Himru

Ấn Độ là cái nôi của gấm Himru. Chất liệu này là sự kết hợp giữa sợi cotton và lụa nên mang đặc tính của cả hai chất liệu này: co giãn tốt, độ thoáng mát cao, và độ bóng đặc trưng của gấm.

Gấm tổng hợp

Gấm tổng hợp có giá thành rẻ nhưng sử dụng không thoải mái bởi sự bức bí, không thông thoáng

Gấm tổng hợp có giá thành rẻ nhưng sử dụng không thoải mái bởi sự bức bí, không thông thoáng

Loại vải gấm này được dệt từ nhiều loại sợi nhân tạo khác nhau như sợi polyester, vì thế giá thành của chúng rẻ hơn các loại vải gấm khác rất nhiều, tuy nhiên sự thoải mái của chất liệu lại không được người dùng đánh giá cao.

Gấm liên hoàn

Gấm liên hoàn là kiểu dệt sử dụng sợi chỉ thừa ở mặt trước để tạo hoa văn cho mặt sau của vải.

Gấm không liên hoàn

Với thổ cẩm không liên tục, các nhà sản xuất sẽ dệt các sợi còn sót lại vào vải để tạo thêm các hoa văn.

Gấm Zari

Gấm Zari

Gấm Zari

Là loại gấm sử dụng sợi chỉ bằng các kim loại quý lên trên bề mặt vải như bạc, vàng hoặc đồng. Ngày nay, người ta thay thế nhưng sợi này bằng sợi kim loại tổng hợp, sử dụng chất liệu rộng rãi hơn.

Ứng dụng của vải gấm

Với sự phát triển của các loại vải gấm như hiện nay, chất liệu dần xuất hiện rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:

Sản phẩm may mặc

Với quy trình dệt cầu kỳ, vải gấm được sản xuất trước hết phục vụ nhu cầu may mặc cho giới quý tộc thời xưa. Đến nay, gấm vẫn được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang nhờ vẻ đẹp ấn tượng, màu sắc đa dạng cùng họa tiết bắt mắt. Có thể dễ dàng bắt gặp gấm trong những bộ trang phục truyền thống như áo dài cho đến bộ sưu tập quần áo ngày thường.

Trang phục áo dài thường sử dụng vải gấm tôn lên vẻ đẹp truyền thống

Trang phục áo dài thường sử dụng vải gấm tôn lên vẻ đẹp truyền thống

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Mặc dù vải gấm được biết đến ở nhiều quốc gia nhưng những sản phẩm gấm dệt thủ công vẫn được khách du lịch nước ngoài hết sức ưa chuộng. Và gấm cũng như hình ảnh văn hóa để quảng bá Việt Nam với bạn bè thế giới.

Những chiếc túi gấm nhỏ xinh được dệt từ bàn tay thủ công người Việt

Những chiếc túi gấm nhỏ xinh được dệt từ bàn tay thủ công người Việt

Sản xuất chăn ga gối đệm

  • Làm áo bọc đệm

Ngày nay, vải gấm còn được sử dụng rộng rãi trong ngành chăn ga gối đệm. Gấm chăm sóc giấc ngủ toàn diện cho người sử dụng với những tính năng nổi trội như: duy trì nhiệt tốt, thân thiện với sức khỏe, mang đến giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, vẻ đẹp sang trọng của chất liệu này còn góp phần tạo nên không gian phòng ngủ đẳng cấp, tinh tế.

  • Đệm bông ép vỏ bọc gấm: Không khó để tìm được mẫu đệm bông ép sử dụng vải gấm làm vỏ bọc. Đệm có độ bền cao, chăm sóc giấc ngủ tuyệt vời và đặc biệt vẻ đẹp từ gấm nâng cao tính thẩm mỹ cho đệm.
  • Đệm lò xo vỏ bọc gấm: Đệm lò xo luôn được người dùng đánh giá cao. Hầu hết các sản phẩm đệm đều sử dụng vỏ bọc làm từ vải gấm. Chất liệu không chỉ mang đến vẻ đẹp sang trọng, cao cấp cho không gian mà còn sở hữu nhiều tính năng khác cho đệm như: chống bám bụi, chống cháy, thoáng khí, kháng khuẩn,...

Đệm lò xo Guardian sử dụng vỏ bọc gấm Hàn Quốc chống bụi và chống cháy hiệu quả

Đệm lò xo Guardian sử dụng vỏ bọc gấm Hàn Quốc chống bụi và chống cháy hiệu quả

  • May chăn ga gối: Với vẻ đẹp sang trọng, vải gấm còn được ứng dụng may chăn ga gối, mang đến không gian phòng ngủ đẳng cấp. Nhắc đến thương hiệu nổi tiếng cho dòng chăn ga này, không thể không kể đến Noble với chất liệu 100% gấm tơ tằm nhập khẩu. Dòng sản phẩm này nhanh chóng được đông đảo khách hàng lựa chọn. Bề mặt mềm mại, mịn màng của vải gấm sẽ nhanh chóng đưa bạn vào giấc ngủ say và êm ái. Khả năng dẫn điện từ chất liệu rất kém nên không tạo ra hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông.

Bộ phủ Noble 05 làm sáng bừng không gian sống đích thực

Bộ phủ Noble 05 làm sáng bừng không gian sống đích thực

Hướng dẫn bảo quản vải gấm

Vải gấm là chất liệu “khó chiều” nên khi bảo quản và sử dụng, bạn cần lưu ý:

  • Nên giặt vải gấm bằng tay
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, hóa chất lên bề mặt vải
  • Sử dụng nước giặt có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng, không quá lạnh
  • Để đảm bảo độ bền cho vải, bạn nên lộn mặt trái của vải khi giặt và phơi
  • Bạn nên phơi vải gấm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Với những thông tin hữu ích trên đây, hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về chất liệu vải gấm. Dù có nhiều loại nhân tạo ngày nay với nhiều đặc tính nổi bật nhưng chất liệu gấm tự nhiên vẫn có vị trí nhất định, không loại vải nào so sánh được.

Từ khóa » Dệt Vải Gấm