Vải Lụa Gấm: Đặc Phẩm Của Sự Tinh Tế
Có thể bạn quan tâm
- Tôi Là Gấm
- Hành Trình Của Gấm
- Kỹ Thuật Dệt Và Đặc Tính Của Gấm
- Gấm Trong Cuộc Sống
“…Em bước
Kìa bờ vai trắng ngần thơm hương
Nụ cười sao duyên dáng khiêm nhường
Đài sen hé nở trên nắng
Áo gấm dịu dàng…”
Tôi Là Gấm
Vải Gấm vốn là chất liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, được dệt từ tơ tằm. Đây là một chất liệu truyền thống của người Việt Nam. Xa xưa, chỉ có vua chúa, quý tộc mới có điều kiện sử dụng loại vải quý giá này để may trang phục.
Gấm là loại vải có các hình hoa văn được dệt trực tiếp vào cấu trúc sợi vải. Nghĩa là ở những chất liệu thông thường hoa văn được thêu hoặc in thì ở Gấm, chúng được tạo ra ngay trong quá trình dệt sợi vải, không bị mờ hay biến mất theo thời gian sử dụng.
Trên thực tế, Gấm không phải chỉ có một loại mà được chia thành nhiều loại như Gấm nhân tạo, Gấm từ sợi tơ tằm đến Gấm bằng chất liệu cotton…
Hành Trình Của Gấm
Lịch sử phong phú và sôi động của Gấm bắt nguồn từ thời trung cổ và đã có lịch sử phát triển hơn 5000 năm.. Theo truyền thống, vải Gấm được người dân trên khắp Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc và Byzantium mặc. Tuy nhiên, loại vải này đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc sau đó mới được truyền bá dần sang các quốc gia khác.
Gấm được coi là một trong những loại vải sang trọng. Những người giàu nhất trong xã hội xưa thường mặc nó. Bởi vì thiết kế phức tạp và phải mất hàng giờ để tạo ra được kết cấu vải nên chỉ những tầng lớp giàu có và quý tộc mới có thể chịu chi phí dệt vải Gấm. Gấm nghệ thuật cũng trở nên nổi bật trong các tòa án hoàng gia của vua Akbar (Ấn Độ). Trong thời gian này, dệt gấm bằng chỉ bạc và vàng đã trở thành một nét đặc trưng. Nghệ thuật này cũng đã được công nhận rộng rãi trong văn học Vệ Đà.
Ở nước ta Gấm được mệnh danh là bà chúa của các loại mặt hàng tơ lụa bởi kỹ thuật dệt vô cùng phức tạp, thủ công. Theo như lịch sử thì làng Vạn Phúc (Hà Đông) chính là nơi dệt Gấm lụa nổi tiếng nhất cả nước đạt độ tinh xảo, chất lượng cực phẩm để dâng tiến cho vua chúa.
Kỹ Thuật Dệt Và Đặc Tính Của Gấm
Để làm ra Gấm, nghệ nhân phải dùng phương pháp dệt thủ công. Dệt gấm đòi hỏi công phu, yêu cầu kỹ thuật phức tạp rất nhiều. Để dệt được những tấm gấm nhiều màu sắc, người thợ phải dệt nổi từ khung cửi được thiết kế làm 2 tầng – hay được gọi là khung hoa. Đây là một loại máy thủ công khá phức tạp cần có 2 người làm cùng lúc, 1 người ngồi trên và 1 người ngồi dưới, điều khiển nhịp nhàng, chính xác. Để cài hoa nổi, người thợ dệt sẽ phải khéo léo luồn sợi như thêu trên máy dệt một cách công phu. Điều này đòi hỏi nhiều kỹ thuật và bàn tay tài hoa của người thợ dệt, từ đó tạo nên những tấm vải cao cấp có một không hai, mà không loại vải hiện đại nào có thể so sánh được.
Kỹ thuật dệt nên vải gấm không hề đơn giản nên Gấm có được những đặc tính nổi bật hơn nhiều loại vải khác. Thứ nhất, màu sắc của vải gấm rất đa dạng. Thật khó để liệt kê hết những màu sắc của chất liệu Gấm bởi vải gấm có nhiều màu sắc khác nhau từ xanh lam đến màu đỏ, tím, trắng sữa,…và thậm chí là cả sự kết hợp tinh tế giữa nhiều gam màu trên cùng một tấm vải. Chính điều này đã mang đến sự hấp dẫn và tinh tế tuyệt vời cho chất liệu.
Thứ hai, họa tiết, hoa văn của Gấm đạt đến độ chuẩn mực. Nghệ thuật trang trí bố cục hoa văn trên Gấm được xem là mẫu mực của phong cách tạo hình trên chất liệu vải dày dệt bằng sợi tơ của nghệ nhân. Bởi vải gấm là mặt hàng khó dệt nhất, có họa tiết hoa văn đan xen phức tạp, được dệt nổi giống như thêu. Mặc khác, những loại vải khác được thêu họa tiết khi tấm vải đã thành phẩm thì đối với gấm, họa tiết được dệt ngay trong quá trình dệt vải, bởi đôi bàn tay khéo léo của người dệt. Chính vì vậy, Gấm được xem là chất liệu của sự tinh tế và sang trọng.
Một đặc tính khác đáng chú ý của Gấm chính là độ bền cao. Vải gấm là một trong những chất liệu dày bậc nhất hiện nay. Vì độ dày hơn hẳn các chất liệu khác nên đương nhiên tuổi thọ vải cũng vượt trội hơn hẳn. Không chỉ khẳng định về sự bền bỉ, dẻo dai của sợi vải mà sắc màu vải gấm cũng trường tồn theo năm tháng, dù có trải qua nhiều lần giặt cũng không hề phai màu, bề mặt bóng mịn vẫn được bảo toàn vẹn nguyên. Chất liệu này luôn luôn toát lên tinh thần sang trọng, hiện đại, lịch lãm và vô cùng quý phái.
Gấm Trong Cuộc Sống
Nếu ngày xưa, Gấm là chất liệu mà chỉ giới hoàng gia và quý tộc mới có thể dùng thì ngày nay Gấm đã phổ biến hơn trong cuộc sống chúng ta. Gấm đích thị là loại chất liệu sinh ra để làm tôn lên vẻ yêu kiều, sang trọng cho người diện. Vải gấm là một chất liệu quen thuộc trong lĩnh vực may mặc. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện vải gấm trong trang phục áo dài truyền thống, những chiếc đầm hiện đại,….
Bên cạnh vai trò sứ mệnh đó, Gấm còn được con người sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống với nhiều công dụng khác. Gấm là nguyên liệu để các nghệ nhân chế tác ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ như túi, nón, giày dép,… Đây là những sản phẩm truyền thống rất được du khách ưa chuộng. Vải gấm còn được dùng cho việc trang trí nội thất như rèm cửa, sofa, chăn-ga-nệm,… vì Gấm chính là sản phẩm của sự tinh tế và sang trọng, góp phần làm tăng vẻ đẹp ngôi nhà của mỗi người.
Theo năm tháng, Gấm có thể không còn quý giá như trước nhưng những giá trị của nó thì vẫn như vậy, vẫn còn mãi. Gấm lúc nào cũng thế, lúc nào cũng mê hoặc con người bởi vẻ đẹp thanh lịch, cổ điển và sang trọng của nó.
Chia sẻ
- Đã sao chép
Từ khóa » Dệt Vải Gấm
-
Vải Gấm Là Gì? Quy Trình Dệt, đặc Tính, ứng Dụng - Vải Thun Viêt Phụng
-
Vải Gấm Là Gì? Gấm Mang Vẻ đẹp Truyền Thống Hay Hiện đại?
-
Vải Gấm Là Gì? Ưu, Nhược điểm Và Quy Trình Sản Suất ... - Đệm Xinh
-
Vải Gấm Là Gì ? Ưu, Nhược điểm Vải Lụa Gấm Tơ Tằm Cao Cấp - Atlan
-
Vải Gấm Là Gì? Ưu, Nhược điểm Và ứng Dụng Chất Liệu Gấm
-
Vải Gấm Là Gì? Ưu Nhược điểm, Quy Trình Dệt Và Những ứng Dụng ...
-
Vải Gấm - Hài Hòa Giữa Vẻ Đẹp Truyền Thống Và Hiện Đại
-
Vải Gấm Là Gì, đặc điểm Và ứng Dụng Của Vải Gấm - GUCO
-
Vải Gấm Dệt Nổi Họa Tiết Hoa Sắc Màu | Shopee Việt Nam
-
Vải Gấm Là Gì? Nguồn Gốc, Đặc Điểm & Ứng Dụng Của ... - Hải Triều
-
Vải Gấm Và +4 Loại Vải Gấm Phổ Biến Nhất Hiện Nay?
-
Vải Gấm Là Gì? Lịch Sử Ra đời Và ứng Dụng Của Vải Gấm Trong Lĩnh Vực ...
-
Bảo Vệ Nệm Dệt Mousse Vải Gấm Damask