Vải Nỉ Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Các Loại Vải Nỉ Phổ Biến Hiện Nay
Vải nỉ là gì? Đây là một loại vải quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là vào mùa đông.
Những chiếc áo khoác nỉ là luôn là trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của nhiều người.
Vậy vải nỉ là vải gì? Lý giải tất tần tật từ A-Z về chất vải này. Hãy để Thiên Phước bật mí ngay sau đây!
Vải nỉ là gì?
Vải nỉ là sự kết hợp giữa vải và len, tạo ra một loại vải có độ ấm áp, mềm mại, bề mặt được phủ lên lớp lông mượt.
Do đó, chất nỉ có thể giữ ẩm rất tốt, rất thích hợp để may những trang phục thời trang mùa lạnh, tạo ra các kiểu thiết kế độc đáo, thời thượng, không bị lỗi mốt.
Hiện nay, có nhiều loạivải nỉ khác nhau tùy vào mật độ chất liệu nỉ, độ dày của vải mục đích sử dụng.
Những loại vải này được ứng dụng linh hoạt trong nhiều ngành nghề như kỹ thuật, công nghệ, trang trí nội thất, thời trang may mặc,…
Nguồn gốc và xuất xứ của vải nỉ
Vải nỉ có nguồn gốc xuất xứ lâu đời từ những năm 1990 và được phát triển cho đến ngày nay.
Trải qua nhiều năm cải tiến,chất liệu nỉđã trở thành một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất trong thời tiết mùa đông.
Với nhiều loại vải nỉđa dạng màu sắc, kích thước, người ta dùngnỉđể tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống như trang phục, bọc ghế, chăn ga gối đệm, quần áo trẻ em,…
Đặc biệt, những trang phục của phi hành gia, quần áo leo núi, lặn biển cũng được chế tạo từ chất liệu nỉ.
Ưu nhược điểm của vải nỉ
Ưu điểm
Màu sắc đa dạng
Vải nỉ có nhiều màu sắc đa dạng phù hợp với xu hướng thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Thêm vào đó,nỉcũng có khả năng giữ màu tốt, ít bị bay màu.
Có thể sử dụng được hai mặt vải
Vải được thiết kế có thể sử dụng được hai bề mặt vải do cấu trúc hai mặt song song.
Tất cả các sản phẩm được làm từchất vải nàycũng không phân biệt trái phải, sử dụng mặt nào đều được.
Khả năng giữ nhiệt tốt
Do thành phầnnỉ được làm từ len nên có khả năng giữ nhiệt tốt. Chính những sợi lông ngắn và mềm mại trên bề mặt vải đã mang đến cảm giác ấm áp khi mặc.
Ngoài ra,vải nỉ còn được đánh giá cao hơn các loại len khác nhờ không xù lông nhiều.
Giá thành hợp lý
Đâykhông phải là loại vải cao cấp nên giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Do đó,chất vải này được các bạn gái ưa chuộng trong việc làm đồ handmade.
Nhược điểm
Dễ bám bẩn
Chất liệu nỉcó độ bám bẩn cao và bám rất bền. Bạn chỉ có thể tẩy sạch các vết bẩn này bằng cách giặt giũ, không thể nào lau sạch được.
Tính thấm nước
Tuy chất nỉcó độ dày cao nhưng lại có khả năng thấm nước rất tốt. Chính điều này đã vô tình khiến các sản phẩm nỉ khó bay hơi hơn sau khi vệ sinh.
Gây bí bách vào mùa hè
Đây là chất liệu được sinh ra dành cho mùa đông nênvải nỉ hoàn toàn không phù hợp để mặc vào mùa hè bởi đặc tính nóng nực, bí bách của nó.
Các loại vải nỉ trên thị trường hiện nay
Vải nỉ thường
Đây là loạichất vảiđược sử dụng phổ biến nhất trong các loại nhờ giá thành rẻ và màu sắc đa dạng.
Ngoài ra, vải có đặc tính co giãn tốt, ít xù lông nên thường được ứng dụng để làm những món đồ handmade như móc chìa khóa, túi nhỏ, may gối,…
Vải nỉ Hàn Quốc
Bên cạnh vải nỉ thường, nỉ Hàn Quốc được đánh giá cao hơn do không bị đổ lông và mềm mại hơn.
Loại vải này cũng được sử dụng phổ biến trong việc làm đồ handmade và thời trang may mặc như áo vải nỉ,…
Vải nỉ da cá
Nỉ da cá được chế tạo từ 65% sợi tổng hợp Polyester và 35% sợi bông tự nhiên.
Đây là loại vải nỉhai lớp, có độ co giãn cao nhất, mang đến độ ấm áp nên thích hợp để may áo khoác, áo thun lạnh mùa đông.
Ngoài ra, vải nỉ da cá có khả năng thấm hút tốt nên có thể in hình nổi lên bề mặt vải.
Bên cạnh các loại vải kể trên, chất liệu này còn được phân thành các loại vải khác như vải nỉ bông, vải nỉ cotton, vải thun nỉ, chất nỉ bông lót,.. để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Cách phân biệt và nhận biết vải nỉ
Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn phân biệt được chất nỉ một cách dễ dàng hơn:
- Phân biệtbằng mắt thường: Bề mặt vải nỉcó một lớp lông ngắn và mượt có tác dụng tạo độ ấm cho người dùng.
- Phân biệt bằng tay: Dùng tay cảm nhận bề mặt vải xem có độ ấm và mềm mại khi chạm vào không. Nếu có thì đây chính là loại vảichất lượng tốt.
Ứng dụng của vải nỉ trong đời sống
Hiện nay, nỉ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ thời trang may mặc cho đến trang trí nội thất. Cụ thể:
Thời trang may mặc
Áo nỉ là gì? Chất nỉ có độ mềm mại và giữ ấm tốt nên được các chuyên gia thời trang chọn để sản xuất các trang phục mùa đông như áo khoác nỉ.
Những sản phẩm được làm từ vải nỉ dễ dàng giúp bạn phối đồ, tạo kiểu để tạo ra các set đồ độc đáo, cá tính, hiện đại và thời thượng.
Trang trí nội thất
Chất liệu vải nỉ còn được ứng dụng trong việc may bọc gối, áo gối sofa, bọc loa,…
Đặc biệt, những sản phẩm này luôn bao gồm nhiều kiểu dáng, màu sắc, đáp ứng đa dạng các phong cách thiết kế khác nhau của người tiêu dùng Việt.
Ứng dụng may chăn gối
Vải có ưu điểm là mềm, ấm và đẹp mắt nên được nhiều nhà sản xuất dùng để làm ra những tấm chăn mùa đông chất lượng.
Hơn nữa, chất liệu vải rất thân thiện môi trường và an toàn cho người sử dụng. Giá thành sản phẩm cũng hợp lý.
Làm các đồ dùng trang trí
Nỉ luôn là lựa chọn hàng đầu để làm đồ handmade như nơ, hoa, khung hình, móc khóa xinh xắn,… để trang trí và làm quà tặng.
Chắc chắn một chiếc gối nỉ handmade sẽ là món quà ấn tượng dành cho người thân và bạn bè.
Cách vệ sinh vải nỉ sử dụng được lâu
Để sử dụng được các sản phẩmvải nỉ lâu ngày với chất lượng tốt, bạn cần lưu ý quá trình vệ sinh và bảo quảnvải.
Hãy khám phá những mẹo nhỏ sau đây để làm sạch vải đúng cách.
Cách làm sạch vải nỉ
Đầu tiên, tuyệt đối không được giặt các sản phẩm vải nỉ bằng máy giặt hoặc chà xát quá mạnh tay.
Bởi vì những tác động mạnh sẽ khiến vải bị xù lông, giảm tuổi thọ sản phẩm.
Tốt nhất bạn nên ngâm sản phẩm với nước xà phòng từ 20-30 phút sau đó dùng tay chà nhẹ những vết bẩn dính trên bề mặt vải.
Độ đậm đặc của nước xà phòng còn tùy thuộc vào độ bẩn củavải.
Nên ngâm vải nỉ với nước xà phòng từ 20-30 phút và dùng tay chà nhẹ các vết bẩn.
Tiếp theo, bạn xả nước cho đến khi rửa sạch xà phòng. Nếu muốn tăng thêm mùi hương cho vải, hãy cân nhắc sử dụng thêm nước xả vải.
Cuối cùng, bóp nhẹ sản phẩm để vắt nước chảy ra, không nên vắt bằng cách cuốn chặt sản phẩm như giặt quần áo thông thường.
Trường hợp vệ sinh sản phẩm thú nhồi bông, hãy ngâm thêm 15-20 phút nước sạch nữa để đẩy hết các chất xà phòng còn đọng lại ra khỏi vải.
Cách làm mới vải nỉ
Chắc chắn sẽ không tránh khỏi trường hợp làm xù lông sản phẩm sau một vài lần giặt, lúc này bạn cần tìm cách để làm mới vải nỉ.
Hãy chuẩn bị một chiếc kéo cắt chỉ nhỏ và kiên nhẫn cắt đi những phần xù lông trên bề mặt vải.
Lưu ý cắt những phần xù lông phía trên, đừng cắt quá sâu và tránh xa những đường chỉ may vì có thể không may sẽ cắt nhầm vào đường này.
Giải đáp một số thắc mắc về vải nỉ thường gặp
1. Vải nỉ ngoài là gì?
Câu trả lời là loại vải được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như áo, đồ trang trí, thảm, đồ handmade hay những trang phục của phi hành gia, quần áo leo núi, lặn biển,…
2. Vải nỉ cotton là gì?
Đây là loại nỉ có kết cấu khả mỏng, lớp lông tương đối ít nên không có khả năng giữ ấm cơ thể khi mặc. Chúng được ứng dụng để may đồ handmade, vỏ gối, móc khóa,…
3. Vải nỉ có mấy loại ?
Câu trả lời là có 3 loại: vải nỉ thường, vải nỉ Hàn Quốc, vải nỉ da cá.
4. Ưu điểm của vải nỉ ?
Trả lời nhanh: vải khá mềm mại, giá thành rẻ, khả năng giữ màu tốt, sử dụng được cả 2 mặt, màu sắc đa dạng.
5. Nhược điểm vải nỉ là gì ?
Trả lời: Có độ bám bẩn cao và khó giặt, có khả năng thấm nước tốt khiến cho vải khó bay hơi sau khi giặt.
6. Mua vải nỉ bông ở đâu ?
Câu trả lời là bạn nên tìm mua tại các khu chợ vải giá sỉ như: Kim Biên, Phú Thọ Hòa,… Và giá vải nỉ bông tương đối rẻ dao động từ 50.000 – 100.000 VNĐ/ 1 mét.
7. Mua vải nỉ da cá ở đâu?
Vải nỉ da cá còn có tên gọi khác là vải nỉ chân cua và bạn có thể tìm mua nỉ da cá ở shopee, shop vaini hoặc shop vải Hàn Quốc,…
8. Vải nỉ dùng để làm gì ?
Vải nỉ được ứng dụng để trang trí nội thất, chăn gối và ứng dụng trong thời trang may mặc.
9. Vải nỉ có tốt không?
Bạn có thể nhận biết được vải nỉ tốt bằng mắt thường vì nỉ loại tốt luôn luôn có một lớp lông tơ ngắn trên bề mặt vải.
Và có thể nhận biết bằng cách sờ vào vải sẽ cảm thấy mềm mịn và ấm áp.
Tìm hiểu thêm về các chất liệu vải khác
Thật là phi thường nếu ai đó có thể nhớ hết tất cả tên gọi các loại vải may mặc phổ biến nhất hiện nay.
Thiên Phước hiểu điều đó và đã tổng hợp tất cả các chất liệu vải lại thành một bảng hoàn chỉnh như bên dưới.
Vải Spandex | Vải Kaki | Vải Cotton |
Vải Canvas | Vải Kate | Vải Denim |
Vải Đũi | Vải Nỉ | Vải Len |
Vải Voan | Vải Lanh | Vải Lụa |
Vải Ren | Vải Polyester | Vải Chiffon |
Vải Flannel | Vải Tuyết Mưa | Vải Visco |
Vải Nhung | Vải Tencel | Vải Bamboo |
Vải Jacquard | Vải Tổng Hợp | Vải Thun Lạnh |
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu tất tần tật về vải nỉ và những ứng dụng của chúng trong đời sống.
Đừng quên lưu ý thêm cách vệ sinh và cách bảo quảnvải để sử dụng sản phẩm được lâu.
Trường hợp bạn vẫn còn nhiều thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Thiên Phước để được tư vấn chi tiết hơn!
5/5 - (1 bình chọn) Phạm Ngọc TrungCEO tại Đồng Phục Thiên Phước
Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục Quản lý chiến dịch Marketing online Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.
Từ khóa » Nỉ để Làm Gì
-
Vải Nỉ Là Gì? Vải Nỉ Có Tốt Không Và Nên Sử Dụng Vải Nỉ Như Thế Nào?
-
Vải Nỉ Là Gì ? Chất Vải Nỉ Cotton Có Bị Xù Không Không ? - Atlan
-
Nỉ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vải Nỉ Là Gì? Vải Nỉ Có Tốt Không? Có Những Loại Vải Nỉ Nào? - Cardina
-
Vải Nỉ Là Gì? Lý Do Cứ đến Mùa Thu đông Là ""vải Nỉ"" Lên Ngôi - CANIFA
-
Vải Nỉ Là Gì? Nguồn Gốc, ưu Nhược điểm Và Cách Sử Dụng Vải Nỉ
-
Vải Nỉ Là Gì? Vải Nỉ Có Tốt Không Và Cách Sử Dụng
-
Vải Nỉ Là Gì ? Vải Nỉ Có Tốt Không ưu Và Nhược điểm
-
Vải Nỉ Là Gì? 10 Loại Vải Nỉ Phổ Biến Và địa Chỉ Mua Vải Nỉ Giá Rẻ
-
Tất Tần Tật Mọi Thứ Về Vải Nỉ Bạn Cần Biết - Vua Nệm
-
Vải Nỉ Là Gì? Những ứng Dụng Của Vải Nỉ Trong Nội Thất Gia đình
-
Vải Nỉ Là Gì? Đặc Tính, Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng ... - Hải Triều
-
Vải Nỉ Là Gì? Phân Loại Các Loại Vải Nỉ Trên Thị Trường Hiện Nay
-
Vải Nỉ Là Gì? Từ A - Z Về Chất Liệu Vải Nỉ - Đệ Nhất Nệm