Vải Nỉ Là Gì ? Vải Nỉ Có Tốt Không ưu Và Nhược điểm
Nếu vải lanh và vải đũi là lựa chọn số 1 cho các trang phục mùa hè, thì vải nỉ lại là lựa chọn tuyệt hảo cho những bộ trang phục mùa đông. Chất liệu vải nỉ được sử dụng hầu hết trong các ứng dụng sản xuất thời trang trong đó có balo, túi xách, quần áo mùa đông. Phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Thế nhưng bạn có biết chất liệu vải nỉ là gì? Liệu nó có an toàn trong quá trình sử dụng hay không? Hãy cùng Hợp Phát đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Mục lục bài viết
- Vải nỉ là gì ?
- Nguồn gốc của vải nỉ
- Đặc điểm nổi bật của chất liệu vải nỉ
- Ưu điểm nổi bật của vải nỉ
- Nhược điểm của chất liệu vải nỉ
- Phân loại các chất liệu vải nỉ đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay
- Vải nỉ cotton
- Vải nỉ da cá
- Vải nỉ Hàn Quốc
- Vải nỉ giá bao nhiêu?
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản vải nỉ đúng cách
- Khi giặt vải nỉ
- Khi phơi
- Cách phân biệt vải nỉ ?
- Cách vệ sinh vải nỉ đúng cách
- Cách làm sạch vải nỉ như sau :
- Lời kết
Vải nỉ là gì ?
Vải nỉ được làm từ vải và len, chất liệu vải này được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp sản xuất thời trang. Hay các vật dụng trang trí, sản xuất nội thất. Điều thực sự thu hút các nhà sản xuất bởi chất liệu vải này chính là bề mặt mềm mại, nó còn được phủ một lớp lông có tác dụng giữ ấm cho cơ thể người dùng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải nỉ khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng cũng như yêu cầu của từng thành phẩm mà có kích thước, độ dày phù hợp.
Hầu hết các sản phẩm được làm từ vải nỉ đều được đa số khách hàng đón nhận, sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ khả năng giữ nhiệt tốt, dễ dàng tạo kiểu giúp bạn thuận lợi hơn trong việc phối đồ.
Theo wikipedia : Nỉ là một chất liệu làm từ vải và len dùng để làm quần áo. Nỉ không phải là hàng dệt mà là thành hình bằng cách ép sợi thành một lớp mỏng. Có nhiều loại nỉ khác nhau được dùng cho các ngành công nghiệp, kỹ thuật và thiết kế. Một số loại nỉ rất mềm, số khác đủ cứng để hình thành nên các cấu trúc vật liệu.
Nguồn gốc của vải nỉ
Từ những năm 90 (khoảng những năm 1990) vải nỉ đã bắt đầu phát triển. Sau quá trình phát triển được cải tiến phù hợp với cuộc sống hiện đại và được yêu thích cho đến nay. Vải nỉ được sử dụng chủ yếu trong ngành may mặc, may đồ trang trí, vỏ bọc ghế, thảm, đồ handmade.
Đặc điểm nổi bật của chất liệu vải nỉ
Cũng giống như những chất liệu vải khác, vải nỉ cũng có những ưu và nhược điểm rất riêng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem đó là những thế mạnh và hạn chế gì? Để có thể khắc phục được trong quá trình sản xuất thành phẩm của đơn vị mình nhé.
Ưu điểm nổi bật của vải nỉ
- Vải nỉ có khả năng giữ ẩm cực tốt
Chất liệu vải nỉ được người dùng đánh giá cao về độ bền, nhất là khả năng giữ ẩm cực kỳ tốt. Thậm chí nó còn tốt hơn vải cotton, vải bông, hay vải lanh, bởi nó có một lớp lông ngắn, mềm mịn ở cả trong và ngoài sản phẩm. Đây cũng chính là một trong những thế mạnh của chất liệu vải này, vì nó có thể sử dụng được hai mặt vải song song với nhau.
- Vải nỉ có khả năng thấm nước tốt, nhanh khô
Bên cạnh đó, chất liệu vải nỉ còn để lại ấn tượng với người dùng bởi khả năng thấm nước cực ít. Vì thế, hầu hết các sản phẩm được làm từ vải nỉ đều rất nhanh khô. Trọng lượng nhẹ, giữ ẩm tốt phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của nước ta. Có lẽ nhờ đó mà vải nỉ được yêu thích và sử dụng rộng rãi.
- Vải nỉ đa dạng về màu sắc lẫn kiểu dáng
Ngoài ra, vải nỉ còn được người sử dụng yêu thích bởi sự đa dạng, phong phú từ màu sắc đến kiểu dáng. Chất liệu vải này luôn được các nhà thiết kế sản xuất theo nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, kèm theo đó là các họa tiết nổi bật. Từ đó mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Nhược điểm của chất liệu vải nỉ
Bất kỳ chất liệu vải nào cũng có những thế mạnh và điểm yếu, và vải nỉ cũng không ngoại lệ. Ví dụ điển hình như:
- Vải nỉ rất nhanh bị bẩn, một khi đã bị bẩn thì phải giặt ngay mà không thể lau sạch được.
- Chất liệu vải này chỉ phù hợp với thời tiết lạnh, còn với thời tiết oi bức lại gây cảm giác bí bách, khó chịu cho người sử dụng.
Phân loại các chất liệu vải nỉ đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Vải nỉ đã xuất hiện từ lâu, và nó cũng không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải nỉ khác nhau. Mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm riêng, điển hình như 3 loại vải nỉ dưới đây.
Vải nỉ cotton
Chất liệu này có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, trọng lượng nhẹ. Song song với đó là độ co giãn cao, màu sắc khá bắt mắt. Chính vì thế loại vải này được sử dụng rất nhiều trong sản xuất. Bên cạnh đó, chất liệu nỉ cotton có giá thành rẻ hơn so với một số chất liệu vải khác.
Vải nỉ da cá
Bạn đã biết vải nỉ da cá là gì? Và chúng được cấu tạo như thế nào chưa? Thực chất vải nỉ da cá được cấu tạo từ 65% sợi tổng hợp Polyester và sợi bông tự nhiên chỉ chiếm khoảng 35%.
Ưu điểm nổi bật nhất của chất liệu vải này chính là:
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Độ co giãn cao.
- Các họa tiết hay hình ảnh in trên bề mặt vải luôn tạo được cảm giác chân thực nhất.
- Kèm theo đó là khả năng giữ nhiệt cực kỳ tốt. Từ đó giúp cho chủ sở hữu luôn duy trì cần bằng được nhiệt độ cơ thể.
Vải nỉ Hàn Quốc
Chất liệu vải này được hầu hết khách hàng đánh giá tốt về độ mềm mại, độ co giãn và rất khó bị xù lông. Loại vải này luôn có sự đa dạng, phong phú về màu sắc cũng như thiết kế, mang lại nhiều lựa chọn cho khách hàng.
Vải nỉ giá bao nhiêu?
Như các bạn đã biết vải nỉ cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy từng loại mà vải nỉ có mức giá bán khác nhau. Vậy vải nỉ giá bao nhiêu tiền một mét? Thực tế, trên thị trường hiện nay vải nỉ đang được bán dao động trong khoảng 50.000đ đến dưới 100.000đ/m tùy từng chất liệu vải nỉ bạn chọn. Nói chung, tùy vào loại vải,cũng như kích thước mà giá thành có phần chênh lệch. Nhưng thông thường vải nỉ được bán với giá khoảng 100.000đ/ m.
Trong thực tế, có một số khách hàng nhầm lẫn rằng vải nỉ và vải dạ là hai loại vải khác nhau. Nhưng đây chỉ là một chất liệu vải bạn nhé, có khác chỉ là ở cách gọi người miền Nam thường gọi là vải nỉ, còn người Miền Bắc lại gọi là vải dạ.
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản vải nỉ đúng cách
Nhắc đến vải nỉ thì ai cũng sẽ cũng băn khoăn không biết vải nỉ có bị xù không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, chúng ta có thể hoàn toàn khắc phục cũng như hạn chế tình trạng này, bằng những cách sau:
Khi giặt vải nỉ
Cũng giống như những chất liệu vải khác, vải nỉ có thể giặt nhưng bạn cần phải lưu ý một số yếu tố sau, để sản phẩm luôn được bền đẹp như mới:
Trước khi giặt, bạn cần phải phân loại đồ trắng và đồ màu ra. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng loang màu. Đồng thời, chỉ ngâm trong xà phòng khoảng 20 đến 30 phút, và phải pha loãng nước tùy vào mức độ bẩn của sản phẩm.Trong suốt quá trình giặt bạn không nên dùng quá nhiều lực để làm sạch vết bẩn. Bởi đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xù lông, gây mất thẩm mỹ.
Khi phơi
Nếu bạn thường xuyên sử dụng các sản phẩm được làm bằng vải nỉ, thì khi phơi tuyệt đối không được cuộn hay vắt mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế phơi đồ nỉ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nhất là vào lúc ánh nắng mặt trời gay gắt nhất. Vải nỉ có là ủi được không? Câu trả lời là không bạn nhé. Đối với các thành phẩm được làm từ vải nỉ tốt nhất bạn không nên là ủi, bởi sẽ làm cho chúng nhanh chóng bị xuống cấp.
Cách phân biệt vải nỉ ?
Khi đi mua vải nỉ để sử dụng, lưu ý các mẹo sau để phân biệt được vải nỉ thật hay giả nhé. Khi quan sát bằng mắt thường. Trên bề mặt vải nỉ lúc nào cũng có 1 lớp lông ngắn, sợi mềm. Khi sờ bằng tay để cảm nhận. Vải nỉ sẽ mang lại cẩm giác mềm mịn, ấm áp khi bạn chạm hoặc sờ vào nó.
Cách vệ sinh vải nỉ đúng cách
Cách vệ sinh sản phẩm từ vải nỉ cũng không có gì quá khó, nhưng sẽ vô phương cứu chữa nếu bạn chà xát quá nhiệt tình, quá manh tay hoặc lỡ vứt vào máy giặt. Hãy tham khảo những tip sau đây để vệ sinh đúng cách.
Cách làm sạch vải nỉ như sau :
Ngâm sản phẩm trong nước xà phòng 20-30 phút. Tùy bào độ bẩn của sản phẩm mà pha nước xà phòng loãng hay đặc. Sau khi ngâm, dùng tay bóp quanh những chỗ bị bẩn 1 cách nhẹ nhàng. Lưu ý: không chà xát mạnh các vết bẩn vì nước xà phòng đã tự làm sạch các vết bẩn rồi. Sản phẩm sẽ bị xù lông lên nếu bạn chà rửa mạnh tay.
Xả nước cho đến khi sản phẩm sạch xà phòng. Có thể dùng nước xả vài để tăng thêm mùi hương cho sản phẩm Nếu muốn. Không nên cuốn và vắt sản phẩm như quần áo thông thường mà nên bóp nhẹ để nước chảy ra như bước giặt. Dối với những sản phẩm nhồi bông chặt thì sau khi xả nước, hãy ngâm trong nước sạch thêm khoảng 15-20 phút để xà phòng còn đọng trong bông tan hết ra.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chất liệu vải nỉ. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về chất liệu vải đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Tag : Vải nỉ cotton là gì, Vải nỉ ngoài là gì, Vải nỉ là vải như thế nào, Nỉ bông và nỉ da cá, Giá vải nỉ bông, Số sánh nỉ bông và nỉ da cá, Mua vải nỉ bông, Giá vải nỉ cotton
Vải Canvas | Vải Lanh | Vải Không Dệt | Vải Gấm Xốp | Vải Oxford | Vải May Balo |
Vải Chiffon | Vải Len | Vải Bố | Vải Kate Cotton | Vải Tuyết Mưa | Vải May Túi Tote |
Vải Da Cá | Vải Nylon | Vải Dạ | Vải Không Dệt PP | Vải Tuyết Nhung | |
Vải Kate | Vải Simili | Vải Dệt Kim | Vải Linen | Vải Umi | |
Vải Nỉ | Vải Thô | Vải Dù | Vải Lót Túi | Vải Voan | |
Vải Polyester | Vải Tweed | Vải Đay | Vải Lụa | Các Loại Vải May Balo | |
Vải Bố | Vải Cotton | Vải Đũi | Vải Mango | Chất Liệu Giữ Nhiệt Tốt |
Từ khóa » Nỉ để Làm Gì
-
Vải Nỉ Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Các Loại Vải Nỉ Phổ Biến Hiện Nay
-
Vải Nỉ Là Gì? Vải Nỉ Có Tốt Không Và Nên Sử Dụng Vải Nỉ Như Thế Nào?
-
Vải Nỉ Là Gì ? Chất Vải Nỉ Cotton Có Bị Xù Không Không ? - Atlan
-
Nỉ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vải Nỉ Là Gì? Vải Nỉ Có Tốt Không? Có Những Loại Vải Nỉ Nào? - Cardina
-
Vải Nỉ Là Gì? Lý Do Cứ đến Mùa Thu đông Là ""vải Nỉ"" Lên Ngôi - CANIFA
-
Vải Nỉ Là Gì? Nguồn Gốc, ưu Nhược điểm Và Cách Sử Dụng Vải Nỉ
-
Vải Nỉ Là Gì? Vải Nỉ Có Tốt Không Và Cách Sử Dụng
-
Vải Nỉ Là Gì? 10 Loại Vải Nỉ Phổ Biến Và địa Chỉ Mua Vải Nỉ Giá Rẻ
-
Tất Tần Tật Mọi Thứ Về Vải Nỉ Bạn Cần Biết - Vua Nệm
-
Vải Nỉ Là Gì? Những ứng Dụng Của Vải Nỉ Trong Nội Thất Gia đình
-
Vải Nỉ Là Gì? Đặc Tính, Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng ... - Hải Triều
-
Vải Nỉ Là Gì? Phân Loại Các Loại Vải Nỉ Trên Thị Trường Hiện Nay
-
Vải Nỉ Là Gì? Từ A - Z Về Chất Liệu Vải Nỉ - Đệ Nhất Nệm