VAI TRÒ CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN VI LƯỢNG ĐỐI VỚI CÂY ...

Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi lượng cho cây như: Bo (B), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Coban (Co)… Mặc dù một số chất vi lượng cần rất ít nhưng đôi khi lại rất quan trọng đối với cây trồng. Nếu thừa hoặc thiếu chất vi lượng có thể làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, sức khoẻ con người. Vì thế việc bón phân vi lượng cho cây trồng là rất cần thiết.

Vai trò của phân bón vi lượng: Đối với cây trồng, vi lượng là thành phần cấu tạo nên các enzym có lợi cho cây trồng. Enzym là chất xúc tác sinh học đặc biệt của vật thể sống, nhờ có enzym cây trồng mới có thể đơm hoa, kết trái dẫn tới năng suất đạt chất lượng. Enzym hay chính chất cấu tạo nên chúng là vi lượng giúp cây trồng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt. Đất thiếu phân vi lượng sẽ làm năng suất và chất lượng thuyên giảm rõ rệt hằng năm.

KẼM (Zn)

Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở cây, thúc đẩy các phản ứng trao đổi chất nhất định. Ngoài ra giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu, hấp thụ đạm, lân. Nó cần thiết cho việc sản xuất chất diệp lục và carbohydrate.

Vì kẽm hầu như không di động trong đất nên các yêu cầu về cây trồng tốt nhất là nên bón trước khi trồng hoặc ngay khi trồng.

Triệu chứng khi cây thiếu kẽm:

  • Triệu chứng thiếu kẽm thường thấy ở trên lá non và lá bánh tẻ.
  • Thiếu kẽm lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh nhưng gân vẫn còn xanh. Lá non thường bị xoắn, bị biến dạng và chuyển sang trắng dần.

ĐỒNG (Cu)

Đồng cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục và là chất xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây để cây phát triển bình thường. Cây thiếu đồng thường yếu hơn trong thành tế bào, ít protein hơn, không ra hoa và có thể dễ bị nấm tấn công.

Đồng đóng vai trò then chốt trong một số quá trình như: trao đổi đạm, protein, hoocmon, trong quá trình quang hợp và hô hấp, hình thành hạt phấn và thụ tinh.

Đồng giống như kẽm thường được bón vào đất trước hoặc khi trồng để đảm bảo rễ cây sau khi mọc ra có thể hấp thụ đồng có sẵn trong đất.

Triệu chứng của cây thiếu đồng:

  • Lá rủ xuống và có màu xanh, sau đó chuyển sang màu xanh tối, nếu thiếu đồng trầm trọng lá sẽ bạcmàu, cong và cây không ra hoa được.
  • Cây trồng có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên quả.

MANGAN (Mn)

Mangan có chức năng chủ yếu như một phần của hệ thống enzym trong cây. Có một vai trò trực tiếp trong một số quá trình trao đổi chất quan trọng của cây bao gồm sản xuất chất diệp lục.

Mangan đóng vai trò vào việc giúp hạt nảy mầm nhanh chóng, rễ phát triển ổn định và chắc, tăng khả năng ra hoa, kết trái, tăng tốc độ trưởng thành của cây.

Vấn đề thiếu mangan cần được lưu ý ở môi trường đất kiềm, đất chua, đất úng nước, nhiệt độ thấp.Bón đầy đủ mangan giúp tăng lượng có sẵn của phốt pho và canxi.

Triệu chứng của cây thiếu mangan: Xuất hiện chủ yếu ở các lá non, gân lá và phần thịt gần gân lá có màu xanh đậm, thịt lá màu xanh nhạt hơn, sau chuyển màu vàng, đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen.

BO (B)

Bo tham gia vào quá trình phân chia và phát triển tế bào, trao đổi hormon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của Bo là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.

Bo cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.

Triệu chứng của cây trồng thiếu Bo:

  • Xuất hiện ở các bộ phận non của cây. Các lá non thường bị biến dạng, mỏng, màu xanh nhạt. Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. Kết cấu của lá dày đôi khi cong lên và trở nên giòn.
  • Xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân cây.
  • Hoa kém phát triển, sức sống hạt phấn kém.
  • Quả có hình dáng bất thường, có nhiều đốm nâu, ngọt giảm và trái cứng, vỏ dày, sần sùi, ít nước, cuống trái bị rạn nứt.

SẮT (Fe)

Sắt rất quan trọng việc hình thành diệp lục, qua đó có vai trò trong việc cung cấp oxi cho cây trồng. Sắt tham gia vào một số chức năng hô hấp của thực vật.

Sắt có liên quan nhiều đến sự sẵn có của các chất dinh dưỡng khác như: molypden, phốt pho, đồng và mangan.

Trong điều kiện đất ẩm ướt và không khí lạnh cũng có thể gây ra sự thiếu hụt sắt.

Độ pH của đất liên quan nhiều đến sự sẵn có của sắt với độ pH cao làm cho sắt mất đi. Vì vậy cần phải chú ý khi trồng cây trong môi trường đất có độ pH cao.

Triệu chứng của cây thiếu sắt:

  • Khi bị thiếu quá nhiều vi lượng sắt toàn bộ cây biến thành màu vàng cho tới trắng lợt.
  • Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già.

MOLYPDEN (Mo)

Molypden góp phần thúc đẩy quá trình sử dụng đạm của cây, quá trình chuyển hóa lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ mà cây hấp thụ được, giúp ích cho vi khuẩn cố định đạm nốt sần cây họ đậu.

Triệu chứng của cây thiếu Mo:

  • Lá màu xanh nhạt, dần vàng đến cam, có đốm đen bề mặt lá, mặt dưới tiết ra nhựa.
  • Cây sinh trưởng phát triển kém.
  • Hiện tượng thiếu Mo thường với môi trường đất chua. Có thể sử dụng phân hữu cơ để cải thiện.

Lược dịch từ impactfertilisers.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

  • Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng.

Hotline: Mr. Tài (0917 921 956)

  • TP. Hồ Chí Minh: Lô Officetel L6-20, Tầng 20, Block Lucky, Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: Ms. Hàng (0949 237 733)

Website: www.finom.vn

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan:

  • Các loại phân bón đa lượng và trung lượng cần thiết cho cây trồng

  • Các loại nhà kính nông nghiệp công nghệ cao

  • Màng nhà kính sản xuất từ vật liệu gì

  • Ưu điểm của màng nhà kính ứng dụng trong nông nghiệp

  • Những loại trái cây độc đáo khiến bạn ngỡ ngàng

  • Nông nghiệp chính xác là gì?

Từ khóa » Tác Dụng Của Mangan đối Với Cây Trồng