Vai Trò Của Carb Là Gì? Cách Phân Biệt Các Loại Carb đưa Vào Cơ Thể

backup og meta

🌸 Mừng đại lễ 30/4 - 1/5: Tải App - Nhận 50K

hellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmYêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Bệnh mãn tính: Các số liệu từ thị trường Châu Á

Bệnh mãn tính: Các số liệu từ thị trường Châu Á

Để cổ tử cung lên tiếng

Để cổ tử cung lên tiếng

Chào 2024 - 12 tháng khỏe mạnh cùng Hello Bacsi

Chào 2024 - 12 tháng khỏe mạnh cùng Hello Bacsi

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Friso và Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminThể dục thể thao•10 monthsRa mắt ứng dụng “Hello Bacsi” - Công cụ chăm sóc sức khỏe miễn phí! avatarCommunity AdminMang thai•25 daysMỪNG ĐẠI LỄ 30/4 - 1/5: TẢI APP HELLO BACSI - NHẬN NGAY 50KavatarCommunity AdminMang thai•12 days📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTCửa hàngĐặt lịch với bác sĩĂn uống lành mạnhThông tin dinh dưỡngChuyên mụcCông cụHỏi bác sĩLưu
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
0 comments

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi

Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.

Đăng ký thành viên Hello BacsireplyĐặt câu hỏi

Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!

Góc nhìn

Vai trò của carb là gì? Cách phân biệt các loại carb đưa vào cơ thể

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Vi Nguyễn · Ngày cập nhật: 01/04/2021

Vai trò của carb là gì? Cách phân biệt các loại carb đưa vào cơ thể

Carb là gì? Carb (carbohydrate) là một trong các chất dinh dưỡng quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể. Thiếu đi loại chất này, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, tụt huyết áp, thèm ăn. Hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của carbohydrate, bạn sẽ nâng cao ý thức dung nạp chất này một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.

Carb là gì?

Carbohydrate bao gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa. Mặc dù nhận thức về liều lượng sử dụng các thực phẩm trên còn sai lệch, thiếu chuẩn xác nhưng không thể phủ nhận rằng chúng là một trong những nhóm thực phẩm cơ bản và quan trọng đối với một chế độ ăn uống lành mạnh.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Paige Smathers, carbohydrate là các chất dinh dưỡng đa lượng, có nghĩa rằng chúng là nguồn cung cấp năng lượng hoặc calo cho cơ thể. Nếu dưới góc độ hóa học, carbohydrate là thành phần có chứa carbon, hydro, oxy.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ còn lưu ý rằng, carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Chúng chỉ có thể tăng lên hoặc giảm đi, không thể không có.

Có 3 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: carbohydrate, protein, lipid (chất béo). Các chất này rất cần thiết đối với sự sống của con người. Tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng mà cơ thể có được đều thông qua chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung từ bên ngoài vì cơ thể không thể tự sản sinh ra các chất này.

Theo Viện Y tế Quốc gia của Mỹ (NIH), lượng carb được khuyên dung nạp hằng ngày cho người lớn là 300g trên 2.000 calo. Bạn có thể thiết lập mục tiêu tùy theo nhu cầu của mình, tuy nhiên lượng carb nên nằm ở khoảng 45-65% tổng lượng calo.

1g carb tương đương khoảng 4 calo. Chế độ ăn mỗi ngày 1.800 calo tương đương 202 đến 295g carbohydrate là con số lý tưởng. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh tiểu đường, chỉ nên dung nạp 200g carb mỗi ngày, trong khi phụ nữ mang thai thì cần tối thiểu 175g carb.

Vai trò của carb là gì?

3 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể

Carbohydrate cung cấp nhiên liệu cho hệ thần kinh trung ương, năng lượng cho cơ bắp làm việc. Bên cạnh đó, chúng cũng ngăn chặn protein được sử dụng tạo nên năng lượng, đồng thời carb còn cho phép các chất béo được chuyển hóa.

Ngoài ra, carb đóng vai trò rất quan trọng đối với các chức năng của não. Do đó việc thiếu hụt hay dư thừa carb có khả năng ảnh hưởng đến trí nhớ, tâm trạng, cảm xúc.

Các dạng thường thấy của carb là gì?

Carbohydrate hay còn gọi là carb được chia làm 2 dạng cơ bản: carb đơn giản và carb phức hợp.

Carb đơn giản (đường đơn, đường đa)

Carb đơn giản là gì

Nhóm carb đơn giản chỉ chứa một hoặc hai loại đường đơn, chẳng hạn như fructose (trong trái cây), galactose (có trong các chế phẩm từ sữa). Những loại đường đơn này được gọi là monosaccharide.

Nhóm carb đơn giản chứa các loại đường đa như: sucrose (đường), lactose (từ sữa), maltose (trong bia và một số loại rau củ). Những loại đường đa này được gọi là disaccharides. Nếu cơ thể không dung nạp được loại đường sữa, bạn sẽ gặp các triệu chứng không dung nạp lactose như: đau dạ dày, đầy hơi, táo bón…

Ngoài ra, loại carb đơn giản cũng có trong kẹo, soda, sirô. Tuy nhiên, những thực phẩm này được làm bằng đường đã chế biến, tinh chế, không chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Vì thế, nếu bạn tiêu thụ nhiều sẽ dẫn đến tăng cân.

Carb phức hợp

Carb phức hợp là gì?

Carb phức hợp là các loại thực phẩm có chứa 3 loại đường trở lên. Chúng thường được gọi là nhóm thực phẩm giàu carbohydrate tốt, bao gồm: đậu Hà Lan, đậu phộng, khoai tây, ngô, rau mùi tây, ngũ cốc, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt…

Theo chuyên gia dinh dưỡng Smathers, carb đơn giản có khả năng chuyển năng lượng nhanh hơn nhóm carb phức hợp nên chúng được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Nếu tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm này, nó sẽ làm tăng đột biến lượng đường trong máu, từ đó gây ra các vấn đề sức khỏe như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường.

Vì thế, việc bổ sung vào chế độ ăn uống bằng carb phức hợp có trong rau củ quả, các loại đậu sẽ tốt hơn nhiều cho sức khỏe của bạn.

Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể nhận dạng loại carb cần thiết cho cơ thể với hai tiêu chí: carb tốt, carb xấu. Vậy làm thế nào để phân biệt nhóm thực phẩm theo hai tiêu chí trên?

Cách nhận biết carb tốt và carb xấu

Phân biệt carb tốt carb xấu

Carb xấu

Thông thường, những thực phẩm gây hại cho sức khỏe có chứa carb là gì? Đó là bánh ngọt, soda, gạo trắng, bánh mì, các loại tinh bột màu trắng khác. Đây là những thực phẩm thuộc nhóm carb đơn giản và thường không chứa giá trị dinh dưỡng.

Carb tốt

Các loại carb được xem là carb tốt thường chúng thuộc loại carb phức hợp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu. Những thực phẩm này không những được chuyển hóa chậm hơn trong cơ thể, giúp duy trì năng lượng lâu dài, mà còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt khác.

Theo một trung tâm nghiên cứu kéo dài tuổi thọ Pritikin, chúng ta có một số tiêu chí cơ bản để đánh giá, phân biệt carb tốt, xấu.

Carb tốt: 

  • Lượng calo trung bình, thấp
  • Có nhiều chất dinh dưỡng
  • Không có đường và ngũ cốc tinh chế
  • Chất xơ tự nhiên cao
  • Natri ít
  • Chất béo bão hòa ít
  • Cholesterol, thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa rất ít hoặc không.

Carb xấu:

  • Nhiều calo
  • Chứa đường tinh chế (đường trắng, mật ong, nước ép trái cây)
  • Chứa nhiều ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng
  • Ít chất dinh dưỡng
  • Ít chất xơ
  • Natri cao
  • Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
  • Nhiều cholesterol, chất béo chuyển hóa.
  • Carbohydrate là một trong 3 thành phần dinh dưỡng chính của cơ thể cùng protein (chất đạm) và lipid (chất béo). Thiếu carb, bạn sẽ dễ gặp tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Phân biệt được các loại carb tốt, carb xấu sẽ giúp bạn có một chế độ ăn lành mạnh và khoa học hơn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Carbohydrates: How carbs fit into a healthy diet

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/carbohydrates/art-20045705

    Ngày truy cập: 01.04.2021

    Important Nutrients to Know: Proteins, Carbohydrates, and Fats

    https://www.nia.nih.gov/health/important-nutrients-know-proteins-carbohydrates-and-fats

    Ngày truy cập: 01.04.2021

    What are Carbohydrates?

    https://www.news-medical.net/health/What-are-Carbohydrates.aspx

    Ngày truy cập: 01.04.2021

    Lịch sử phiên bản

    Phiên bản hiện tại

    01/04/2021

    Tác giả: Vi Nguyễn

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Cập nhật bởi: Le Minh Phuong

    Bài viết liên quan

    Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?

    Lợi ích của low carb đối với sức khỏe tinh thần

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

    Tác giả: Vi Nguyễn · Ngày cập nhật: 01/04/2021

    advertisement iconQuảng cáoapp promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáoadvertisement iconQuảng cáoLoading

    Từ khóa » Carbohydrate Phức Hợp