Vải Wool Là Gì? Cách Sản Xuất, Phân Loại Và Giá Bán Vải Wool

Vải wool là chất liệu chủ yếu được sử dụng trong mùa đông vì được thiết kế dày dặn và ấm áp. Wool còn được yêu thích nhờ có khả năng thấm hút mồ hôi vô cùng tốt, thoáng mát, mịn màng và độ đàn hồi cao. Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết hơn về chất liệu này qua bài viết dưới đây. 

Vải Wool đẹp và phong cách
Wool mang vẻ đẹp cuốn hút và nổi bật

1. Vải Wool là gì? 

Wool (len) là chất liệu được dệt từ lông cừu hoặc lông của các loài động vật như: thỏ, lạc đàn, dê… Thành phần của vải chứ đến 97% protein và chất béo. Chính vì sự đặc biệt này nên wool rất được yêu thích và được dùng phổ biến trên thế giới. 

2. Nguồn gốc của chất liệu vải wool 

11.000 năm trước, Wool chính thức xuất hiện trên thế giới – đây chính là thời điểm các loài cừu đã được thuần hóa và lai tạo để tạo nên những bộ lông đẹp nhất. Cùng với vải lanh và da động vật, wool cũng là một trong những chất liệu rất được coi trọng trong đế chế La Mã. Rất nhiều tầng lớp người châu Âu và Trung Cổ ưa chuộng chất liệu này bởi nó vừa đẹp, vừa có khả năng giữ ấm cực đỉnh. 

Vải wool chủ yếu được dệt từ lông của các loại động vật
Vải chủ yếu được dệt từ lông của các loại động vật 

Đến năm 1200 sau Công Nguyên, wool trở thành chất liệu giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế của nước Ý. Tuy nhiên, đến khi đế Quốc Anh mang wool vào lục địa Úc thì loại vải này đã được mở ra một quỹ đạo mới. Sau này, các chất liệu khác dần lấn áp vải Wool.

3. Các bước để sản xuất vải Wool 

Quy trình sản xuất vải sợi wool diễn ra khá phức tạp và cần trải qua 6 công đoạn chính, bao gồm: 

  • Bước 1: Cắt xén lông của động vật (chỉ thực hiện vài lần trong năm và ít nhất là 1 lần/năm).
  • Bước 2: Sử dụng chất xúc tác hóa học để làm sạch sợi wool ngắn và tiến hành phân loại. 
  • Bước 3: Thực hiện chải thô để biến sợi len ngắn thành các sợi dài rồi mang đi kéo sợi và giặt. 
  • Bước 4: Sử dụng sợi để dệt vải, quần áo hoặc các mặt hàng dệt khác theo nhu cầu. 
  • Bước 5: Nhúng thành phẩm vào nước để tạo khóa liên kết cho các sợi wool. 
  • Bước 6: Chống co rút cho sợi vải.
Quy trình sản xuất vải wool
Quy trình sản xuất vải chi tiết nhất 

4. Phân loại vải wool chi tiết nhất 

Vì được làm chủ yếu từ lông động vật nên đây chính là đặc điểm mà người ta sử dụng để phân loại chất vải wool. Tùy vào loại động vật mà chất liệu này được phân thành:

4.1. Vải merino wool 

Merino wool được dệt từ một loài cừu có tên là merino có nguồn gốc ở Tây Ban Nha. Chất liệu này có đường kính dưới 20 micron và được “tung hô” là loại vải tốt nhất đang tồn tại trên thế giới. Vải sở hữu đường trung kính dưới 20 micron và được mệnh danh là chất liệu tốt hàng đầu còn tồn tại. Sức hút của merino wool là bề mặt sáng bóng, siêu mịn, siêu mềm mại và có thể điều chỉnh, giữ ấm thân nhiệt cơ thể. Chất liệu này được rất nhiều yêu thích sử dụng để may các mẫu áo đồng phục học sinh trẻ trung và năng động.

Sợi vải merino wool
Cận cảnh sợi vải merino wool

4.2. Vải cashmere wool 

Loại vải wool thứ hai rất được yêu thích và thuộc hàng “đắt đỏ” nhất thế giới chính là Cashmere. Chất liệu này được dệt từ lông cừu sống tại vùng núi Himalaya cao chót vót. Cashmere được xếp vào hàng vải hiếm vì mỗi năm đàn cừu trên đỉnh Himalaya chỉ sản xuất được khoảng 150g/năm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc áo khoác Cashmere wool trên người của nhân vật quyền quý, sang trọng và nổi tiếng. 

Vải wool cashmere
Vải cashmere là chất liệu cao cấp và có độ bền cao

4.3. Vải mohair wool 

Vải wool mohair được dệt từ lông của loài dê angora vô cùng dày dặn, hình lượn sóng độc đáo. Từ 1970 – 1980, chất liệu này được dùng thịnh hành trong mùa đông bởi trọng lượng nhẹ, vải cách nhiệt tốt và có khả năng giữ ấm tuyệt đối. Cũng bởi vẻ đẹp trường tồn nên vải Mohair rất được yêu thích sử dụng để may áo đồng phục, quần áo trẻ em, khăn quàng cổ hoặc các loại váy. 

Chất liệu vải mohair wool
Sợi vải mohair wool vô cùng thanh mảnh, mềm dịu và tinh tế

4.4. Vải angora wool 

Angora wool là chất liệu được dệt, đan từ sợi lông thỏ đến từ vùng Angora. Vậy nên, vải vô cùng bền, mềm mịn, mỏng nhẹ và có khả năng giữ nhiệt tốt. Do sự mềm mịn, mỏng manh của các sợi lông thỏ nên các chuyên gia thường pha trộn thêm một vài chất liệu cứng cáp khác để gia tăng độ bền cho vải angora wool. Loại vải này cũng thuộc hàng “hiếm” trong giới thời trang. 

Vải angora wool được dệt từ lông thỏ
Vải angora wool được dệt từ lông thỏ

4.5. Vải lông lạc đà 

Vải wool từ lông lạc đà được dệt từ sợi lông mềm của loài lạc đà Alpaca. Nhờ được đan từ các sợi lông mỏng nhẹ, mềm mịn nên chất liệu này vô cùng dày dặn, ấm áp và thu hút. Bên trong sản phẩm may từ lông lạc đà thường được đan thêm một lớp sợi lông nhẹ bên trong để tăng sự dễ chịu và thoải mái cho người mặc. Đây là lý do nhiều người dùng ưu thích đặt áo đồng phục may từ vải lông lạc đà.

Vải wool từ lông lạc đà
Chất vải wool được dệt từ lông của loài lạc đà

4.6. Vải melton wool 

Vải Melton là chất liệu được dệt từ lông loài lạc đà trưởng thành, vải thường được dệt đan chéo nhằm tạo độ dày và tăng khả năng giữ ấm cho cơ thể. Trên bề mặt vải Melton thường có lông xù, sợi nhỏ li ti nổi lên bề mặt giúp tăng khả năng chống thấm và tăng khả năng bảo vệ cơ thể người mặc trước điều kiện thời tiết lạnh giá.

Vải len melton wool
Vải len melton wool được dệt từ lông của loài lạc đà

4.7. Vải shetland wool 

Vải Wool Shetland được dệt cấy từ một loại lông tơ của loài cừu thuộc quần đảo Shetland của Scotland. Shetland wool vô cùng mềm mịn, bề mặt chứa nhiều lỗ thoát ẩm li ti rất mềm mịn, bề mặt vải có các lỗ thoát ẩm li ti nên có khả năng thoáng khí cao, thấm hút mồ hôi tốt và khi mặc rất thoải mái. Chất liệu này còn rất mềm mịn, bền màu, trọng lượng nhẹ và có giá thành hợp lý nên rất được người dùng ưa chuộng. 

Chất liệu vải shetland wool
Chất liệu vải shetland wool được cấy ghép từ lông cừu Scotland

5. Các ưu điểm của chất liệu Wool 

Vải Wool sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như: 

  • Hình thức và màu sắc bắt mắt, cuốn hút, kết cấu sợi vải đan xen dày dặn giúp mang đến sự nhẹ nhàng và thoải mái tuyệt đối cho người mặc. 
  • Khả năng co giãn cao, hút ẩm tốt, chống chịu nhiệt và cách điện/cách nhiệt vượt trội
  • Vì được dệt từ lông động vật nên wool có khả năng thoáng khí vào ban ngày và ấm áp vào ban đêm. 
Người dùng cần tỉnh táo khi mua vải wool
Người dùng cần tỉnh táo khi mua vải wool 

6. Nhược điểm của vải là gì? 

Bên cạnh những ưu điểm trên thì vải vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: giá thành vô cùng đắt đỏ, độ bền kém trong môi trường kiềm và dễ bốc mùi, ẩm mốc nếu không được bảo quản hoặc vệ sinh đúng cách. 

7. Ứng dụng của vải Wool đối với đời sống 

Wool được dùng rất rộng rãi và phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống, cụ thể như: 

7.1. Ứng dụng vải trong ngành may mặc 

Trong may mặc, đây là chất liệu thường được dùng để may áo len, váy liền, đồng phục nhóm, áo khoác, chân váy… với đa dạng trang phục cho mọi lứa tuổi và giới tính. Đối với phụ kiện, wool còn được dùng để may vải len, bít tất và khăn choàng… 

7.2. Ứng dụng vải trong ngành nội thất 

Trong nội thất, vải wool được sử dụng để may các vật dụng trang trí để mang đến sự sang trọng cho căn phòng như: thảm, phụ gia xây dựng, rèm cửa, chăn hoặc bọc ghế sofa… 

8. Giá vải wool bao nhiêu? 

Việt Nam chưa thể sản xuất vải và phải nhập khẩu chất liệu này từ nhiều nơi trên thế giới. Để được chính xác nhất, giá bán vải sẽ được cập nhật dựa trên mức giá chung của thế giới. Cụ thể vải cao cấp (sạch 100%): có giá khoảng 19.60 USD/1kg. Các loại wool pha sẽ có mức giá thấp hơn tùy vào loại sợi động vật và cơ sở cung ứng. 

Hiện nay, có rất nhiều loại wool là hàng nhái được đan tổng hợp từ các loại sợi rẻ tiền rồi được lừa bán với mức giá như sản phẩm cao cấp. Người tiêu dùng nên tỉnh táo để mua vải tại các địa chỉ uy tín nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo chất lượng.

9. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải Wool đúng cách

Khi sử dụng vải, người dùng cần chú ý đến những vấn đề sau để đảm bảo độ bền cũng như tuổi thọ cho vải: 

  • Trước khi vệ sinh và bảo quản trang phục may từ vải, người dùng nên lấy hết đồ vật nằm trong túi áo ra. Bước này sẽ giúp sợi len không bị chảy xệ hoặc giãn ra. 
  • Không sử dụng bàn là để ủi vải vì có thể gây cháy hoặc làm thay đổi cấu trúc của protein trong sợi len. 
  • Nên giặt vải bằng phương pháp giặt khô để hạn chế hỏng hóc hoặc phai màu. 
  • Nên phơi vải trên mặt phẳng để chúng không bị nhăn. 
  • Không nên phơi vải dưới ánh nắng mặt trời gay gắt để hạn chế phai màu hoặc làm hỏng cấu trúc vải. 

Tóm lại, vải wool là chất liệu cao cấp, đa dạng chủng loại và được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực may quần áo mùa đông. Mỗi loại vải đều có đặc điểm và tính chất khác nhau, người dùng nên căn cứ vào mục đích, điều kiện kinh tế của bản thân để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất. Ngoài ra, Gạo House chính là địa chỉ may đo, thiết kế đồng phục theo yêu cầu. Nếu bạn có nhu cầu làm đồng phục gia đình, công ty, nhà hàng, mầm non, áo nhóm teambuilding… hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận nhiều ưu đãi nhất trong hôm nay. 

Từ khóa » Dạ Wool Là Gì