Văn Bản Thỏa Thuận Tài Sản Riêng - Luat Su Quang Thai - Thủ Tục Ly Hôn

1. Văn bản thỏa thuận tài sản riêng

Một trong những vấn đề phát sinh nhiều mâu thuẫn và tranh chấp trong thủ tục ly hôn đó là vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng, tranh chấp về các tài sản có trước và sau thời kỳ hôn nhân. văn bản thỏa thuận tài sản riêng là một chứng cứ quan trọng khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn và chia tài sản sau ly hôn.

Có những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng có nguồn gốc là tài sản sản riêng do một bên vợ hoặc chồng tạo lập nên, đối với những tài sản này để được xác nhận là tài sản riêng cần có văn bản thỏa thuận tài sản riêng, trong những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức thì văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng phải được công chứng chứng thực.

Văn bản thỏa thuận tài sản riêng là thỏa thuận của vợ chồng trong đó một bên được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản dựa trên sự cam kết của người kia. Như vậy có thể thấy đối với những tài sản không xác định được là tài sản chung (theo quy định tại Điều 33) hay tài sản riêng (theo quy định tại Điều 43) thì khi muốn chứng minh đó là tài sản riêng cần có văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng.

2. Văn bản thỏa thuận tài sản riêng có những nội dung gì?

Những vấn đề về chia tài sản vợ chồng sẽ được thể hiện qua văn bản thỏa thuận tài sản riêng là sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng trong đó ghi nhận những nội dung sau đây:

  • Tài sản thỏa thuận;
  • Nội dung thỏa thuận;
  • Cam kết của các bên;
  • Chữ ký của hai vợ chồng.

3. Hình thức văn bản thỏa thuận tài sản riêng

Đối với những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức thì phải tuân thủ. Thường những tài sản có đăng ký sở hữu khi phân chia sẻ phải tiến hành thủ tục công chứng tại cơ quan có thẩm quyền về công chứng.

Đối với những tài sản này sau khi có sự phân chia hai bên vợ chồng phải tiến hành đăng ký cập nhật lại thông tin về tài sản ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu riêng của mình.

Ngoài ra đối với các văn bản phân chia tài sản khác, nếu các bên có yêu cầu công chứng thì sẽ được công chứng theo quy định của pháp luật.

4. Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận tài sản riêng

Điều 39 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, theo đó thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản sẽ được quy định như sau:

1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. (Ví dụ trong trường hợp văn bản phải công chứng thì văn bản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng).

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Từ khóa » Giấy Cam Kết Tài Sản Riêng Là Gì