Văn Bằng, Chứng Chỉ Do Cơ Sở Giáo Dục Cấp Có Giá Trị Pháp Lý Như ...
Có thể bạn quan tâm
Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
Khái quát về văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân
Theo Từ điển Tiếng Việt, văn bằng được hiểu là giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị; chứng chỉ là giấy chứng nhận trình độ học vấn hoặc chuyên môn, do cơ quan có thẩm quyền cấp. Văn bằng chính thức chứng nhận một trình độ học vấn nhất định do một thể chế giáo dục đủ thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lí lâu dài. Văn bằng có thể là giấy chứng nhận trình độ văn hoá nghiệp vụ cho người đã học xong lớp, bậc đào tạo mở rộng, có hiệu lực và giá trị pháp lí hạn chế. Ví dụ chứng chỉ ngoại ngữ, do các trung tâm, lớp, cơ quan, tổ chức xã hội cấp ngoài kế hoạch đào tạo pháp định của nhà nước, chứng chỉ môn học.
Theo Luật Giáo dục năm 2019 thì văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
Cũng căn cứ vào Điều 12 của Luật này thì chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Các loại văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
Hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù
Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Tại Điều 15 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP đã quy định về hệ thống văn bằng giáo dục đại học và văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học như sau:
“Điều 15. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học
1. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm:
a) Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
b) Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
c) Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
d) Văn bằng trình độ tương đương là văn bằng quy định tại khoản 2 Điều này.”
- Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Theo Nghị định này, trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau đây:
+ Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;
+ Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp do bộ, cơ quan ngang bộ quy định hoặc cấp cho người học dự thi đạt yêu cầu cấp chứng chỉ, phù hợp với quy định về cấp chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Chứng Chỉ Của Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
-
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
-
Quy định Pháp Luật Về Văn Bằng, Chứng Của Hệ Thống Giáo Dục Quốc ...
-
Điều Kiện Cấp Văn Bằng, Chứng Chỉ Của Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
-
Quyết định 34/2008/QĐ-BGDĐT Ban Hành Mẫu Chứng Chỉ Của Hệ ...
-
Quy Chế Văn Bằng Chứng Chỉ Của Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
-
Quản Lý Việc Cấp Văn Bằng, Chứng Chỉ Của Hệ Thống Giáo Dục Quốc ...
-
Quy định Văn Bằng, Chứng Chỉ Giáo Dục đại Học - Văn Phòng Chính Phủ
-
Giới Thiệu Một Số Nội Dung Cơ Bản Của Luật Giáo Dục (19/10/2019)
-
Thông Tư 21/2019/TT-BGDĐT Quy Chế Quản Lý Văn Bằng, Chứng Chỉ ...
-
Ban Hành Quy Chế Quản Lý Bằng Tốt Nghiệp Của Hệ Thống Giáo Dục ...
-
Ban Hành Mẫu Chứng Chỉ Của Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
-
Nghị định 90-CP Của Chính Phủ Ban Hành Ngày 24/11/1993
-
Một Số Quy định Tại Quy Chế Về Quản Lý Một Số Văn Bằng Tốt Nghiệp ...