Văn Biểu Cảm Là Gì? Đặc điểm, Ví Dụ, Các Bước, Cách Làm Văn

Biểu cảm

Biểu cảm là sự bộc lộ và thể hiện tình cảm, tư tưởng ra bên ngoài, thông qua ngôn ngữ hoặc các hình thức – phương tiện khác. Bởi con người luôn có nhiều trạng thái cảm xúc, buồn, vui, cáu giận, hận thù,… vì thế nên con người cũng luôn có nhu cầu được bộc bạch và thấu hiểu. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ: Kể cho bạn bè nghe về nỗi buồn trong cuộc sống; khóc; viết tâm sự lên mạng xã hội;… đều là các kiểu biểu cảm bằng các phương tiện khác nhau.

Biểu cảm là sự bộc lộ và thể hiện tình cảm, tư tưởng ra bên ngoài
Biểu cảm là sự bộc lộ và thể hiện tình cảm, tư tưởng ra bên ngoài

Văn biểu cảm

Văn biểu cảm là một hình thức văn chương được viết ra để thể hiện những tình cảm, tâm tư, quan điểm, cảm nhận hay đánh giá của người viết đối với sự vật – sự việc được nói đến. Những đối tượng này thường là những tình cảm mang tính nhân văn ví dụ như tình yêu đất nước, con người, gia đình,…

Văn biểu cảm cũng thường tìm thấy trong môi trường giáo dục, được giảng dạy và xuất hiện nhiều trong thi cử. Các dạng đề văn biểu cảm thường thấy như:

  • Văn biểu cảm về một ai đó trong đời sống như người thân, người quan trọng với bạn, thầy cô,…
  • Văn biểu cảm về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên.
  • Hay biểu cảm về một nhân vật, tác giả hay tác phẩm văn học.
Văn biểu cảm cũng thường tìm thấy trong môi trường giáo dục
Văn biểu cảm cũng thường tìm thấy trong môi trường giáo dục

Phương thức biểu đạt văn biểu cảm

Để biểu đạt được văn biểu cảm, ta cần thể hiện tình cảm một cách chân thật nhất bằng lời văn của mình để lan truyền tình cảm ấy đến người đọc. Từ đây bài văn mới mang được đúng giá trị của nó. Văn biểu cảm có 2 phương thức để biểu đạt:

  • Trực tiếp: Phương thức này nghĩa là ta sẽ dùng ngôn từ đời thường của mình để từ đây trực tiếp nói ra và bộc lộ những nỗi niềm trong lòng. Từ đây ta có thể diễn tả trực tiếp các cảm xúc như yêu, ghét, vui, buồn,… trực tiếp đến đối tượng đang hướng đến. Thường khi sử dụng phương pháp này, người viết sẽ thể hiện chúng dưới dạng suy nghĩ, độc thoại nội tâm, cụm từ cảm thán, mang đến cái nhìn trực quan.
  • Gián tiếp: Phương thức này được xem như là một phương pháp ẩn dụ cảm xúc, sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm gợi lên cảm xúc trong lòng người đọc, mà không phải do trực tiếp nhân vật bày tỏ. Nó thường được thấy trong các dạng văn tự sự, thông qua việc miêu tả thái độ, dáng dấp, nét mặt,… của đối tượng để vẽ nên tâm tư của họ. Cũng có thể đi cùng các hình ảnh ẩn dụ – tượng trưng, nhờ các hình ảnh ấy để gửi gắm tâm tư vào, từ đó câu văn và việc thể hiện cảm xúc sẽ sinh động hơn.
Có 2 phương thức viết văn biểu cảm là trực tiếp và gián tiếp
Có 2 phương thức viết văn biểu cảm là trực tiếp và gián tiếp

Chức năng của văn biểu cảm

  • Giúp cốt truyện sinh động hơn: Cốt truyện sẽ trở nên phong phú hơn nhờ sự kết hợp của biểu cảm với tự sự và miêu tả, dễ dàng giúp người đọc liên kết được các hình ảnh – thông tin trong câu chuyện/cốt truyện. Với những cảm xúc được bộc lộ, lời văn sẽ sinh động và ý nghĩa hơn, lôi cuốn hơn, giúp ta xác định được bầu không khí chung của cốt truyện đặc biệt là khi mạch văn tự sự chuyển tiếp giữa tình tiết này và tình tiết khác.
  • Liên kết người đọc và người viết với nhau: Vì là dạng văn bày tỏ tâm tư, cảm xúc, văn biểu cảm giúp hình thành sự đồng cảm của khán giả dành cho nhân vật, từ đó tạo thành mối liên kết người đọc- người nghe. Người đọc cũng sẽ dựa vào những “biểu cảm” trong lời văn mà hiểu thêm hơn cũng như có các đánh giá dành cho đối tượng nhắc đến hay thậm chí là hiểu thêm về những điều người viết đã trải qua.
Một số chức năng của văn biểu cảm
Một số chức năng của văn biểu cảm

Đặc điểm văn biểu cảm

Văn biểu cảm thường có các đặc điểm sau:

  • Sử dụng tính từ về cảm xúc: Những sự vật, hiện tượng được nhắc đến – gợi ra cho chủ thể những tình cảm, cảm xúc hay suy tư chính là đối tượng trong văn biểu cảm.
  • Bao gồm biểu cảm trực tiếp và gián tiếp: Phong phú, sinh động như chính tâm hồn con người.
  • Về chủ đề: Thường là cảm xúc trước thiên nhiên, dùng nó để bày tỏ nỗi niềm, tình cảm của mình hoặc tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,…
Trong văn biểu cảm thường sử dụng tính từ về cảm xúc
Trong văn biểu cảm thường sử dụng tính từ về cảm xúc

Cách viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Bước 1: Tìm hiểu đề văn biểu cảm

Để bắt đầu viết một bài văn biểu cảm, ta cần xác định câu hỏi/yêu cầu đề, ví dụ: Nói về cảnh đẹp thiên nhiên và tâm tư ta cảm nhận trong một bài thơ cho trước.

Như trong câu thơ: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Để làm rõ được yêu cầu đề này, ta cần xác định sự vật ở đây là “Trăng”, “Khe cửa”, còn con người là “Nhà thơ”, ta cần phải phân tích được trạng thái, tâm tư của con người và cả sự vật trong câu thơ này.

Để bắt đầu viết một bài văn biểu cảm, ta cần xác định câu hỏi/yêu cầu đề
Để bắt đầu viết một bài văn biểu cảm, ta cần xác định câu hỏi/yêu cầu đề

Bước 2: Tìm ý cho bài văn biểu cảm

Sau khi đã xác định được yêu cầu đề, ta sẽ đi đến việc xác định ý chính cũng các phương thức biểu đạt có thể dùng cho đề bài này thông qua các trạng thái của sự vật, sự việc hoặc con người được nhắc đến.

Sau khi đã xác định được yêu cầu đề, ta sẽ đi đến việc xác định ý chính
Sau khi đã xác định được yêu cầu đề, ta sẽ đi đến việc xác định ý chính

Bước 3: Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm

Bước 3.1: Mở bài văn biểu cảm

Nêu khái quát về hoàn cảnh, trạng thái của con người hoặc sự vật – sự việc, cảm xúc tổng quan của bản thân khi tìm hiểu về vấn đề được nhắc đến.

Mở bài cần nêu khái quát về hoàn cảnh, trạng thái của con người hoặc sự vật - sự việc
Nêu khái quát về hoàn cảnh, trạng thái của con người hoặc sự vật – sự việc

Bước 3.2: Thân bài văn biểu cảm

  • Liệt kê và tiến hành phân tích các hình tượng, thông tin, sự vật hay sự việc được nhắc đến.
  • Khái quát về cảm xúc của bản thân khi liên tưởng đến các hình ảnh trên.
  • Đi sâu vào phân tích các biện pháp tu từ hoặc luận điểm tương phản – tương đồng được sử dụng để nói lên tâm tư của mình.
Thân bài cần tiến hành và phân tích kỹ hơn về con người hay sự việc đó
Thân bài cần tiến hành và phân tích kỹ hơn về con người hay sự việc đó

Bước 3.3: Kết bài văn biểu cảm

Cảm nhận đúc kết sau khi phân tích các hình tượng, tổng hợp về cảm xúc và thông tin muốn truyền tải đến người đọc một cách đúc kết.

Phần kết có thể nêu cảm nhận đúc kết sau khi phân tích các hình tượng
Phần kết có thể nêu cảm nhận đúc kết sau khi phân tích các hình tượng

Bước 4: Viết bài – Cách viết bài đặt điểm cao

Từ dàn ý bên trên, viết thành một bài viết hoàn chỉnh với đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần có thể chia thành nhiều đoạn sao cho đảm bảo đủ ý và không bị lê thê.

Đây là một bước thu hoạch vô cùng quan trọng, giúp ta chú ý được lỗi chính tả cũng như lỗi hành văn mà trong lúc viết là không chú ý đến. Lỗi lặp từ cũng nên được thay thế để câu văn chau chuốt hơn.

Một bài văn cần có đủ 3 phần: Mở - Thân - Kết
Một bài văn cần có đủ 3 phần: Mở – Thân – Kết

Ngoài ra, ta cần phải:

  • Xác định đúng mục đích bài làm: Để làm văn biểu cảm tốt thì lưu ý đầu tiên chính là xác định mục đích làm bài của mình, tránh việc dễ sa đà vào bộc lộ cảm xúc quá nhiều, bài văn có thể trở nên ngột ngạt, dễ lạc đề.
  • Không lạm dụng văn biểu cảm: Thông thường ta chỉ nên sử dụng văn biểu cảm để tạo ra cảm xúc nhấn nhá, từ đó mở ra không gian thích hợp cho vấn đề được nói đến, ngoài ra không nên thêm thắt hoặc xen kẽ quá nhiều đoạn văn biểu cảm để tránh bài văn trở nên lê thê và ngột ngạt, dễ trở nên nặng nề.
  • Kết hợp tự sự, miêu tả vào bài văn biểu cảm: Từ đó gắn kết các đoạn văn tự sự lại với nhau, bởi vậy khi làm văn biểu cảm, việc kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả là vô cùng cần thiết.
Cần xác định rõ một số yếu tố khác để bài viết được chỉnh chu hơn
Cần xác định rõ một số yếu tố khác để bài viết được chỉnh chu hơn

Tham khảo một số bài văn biểu cảm ví dụ

Bài văn biểu cảm về mẹ

Trên đời này, có lẽ chẳng còn có điều gì hạnh phúc và sũng sướng bằng việc được ở bên cạnh những người mà chúng ta hết mực yêu thương, đặc biệt là được sống bên cha, bên mẹ mỗi ngày. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, ôm ấp cho ta từng lời ru điệu hát ngọt ngào nâng bước ta vào đời, thế nên trong trái tim của tôi mẹ luôn có một vị trí vô cùng đặc biệt và thiêng liêng.

Mẹ tôi đã 40 tuổi, không còn là cái tuổi xuân sắc, xinh đẹp nữa, bởi mẹ đã hy sinh hết cho chúng tôi rồi. Đôi tay mẹ chai sần thô ráp, thế nhưng khi bàn tay mẹ nắm tay tôi, hay ôm tôi vào lòng lại ấm áp hơn tất thảy, đôi mắt của mẹ gần đây đã xuất hiện rất nhiều nếp nhăn, nhưng ánh mắt hiền từ và nhân hậu ấy vẫn chẳng thay đổi qua bao nhiêu năm tháng.

Dáng người mẹ hơi thấp, có chút mập mạp nhưng đối với tôi đó là dáng người hoàn mỹ nhất, bởi nó chứa đựng trong đó biết bao nhiêu sự hy sinh, bao nhiêu đắng cay gian khổ của cuộc đời. Nước da của mẹ có thể không trắng, nhưng nó lại đẹp lạ kỳ, đẹp bởi những ngày mưa nắng dãi dầu trên đồng ruộng, bán lưng cho đất bán mặt cho trời để nuôi chị em tôi khôn lớn. Bấy nhiêu cay đắng, tảo tần ấy quả thật dù có đi hết kiếp tôi cũng chẳng bao giờ hoàn trả lại cho mẹ được, bởi sự hy sinh ấy to lớn và thiêng liêng quá.

Mẹ là người mang nặng đẻ đau, ôm ấp cho ta từng lời ru điệu hát ngọt ngào
Mẹ là người mang nặng đẻ đau, ôm ấp cho ta từng lời ru điệu hát ngọt ngào

Còn nhớ mãi những ngày tôi 4 tuổi, còn em gái tôi hai tuổi, thuở ấy bố mẹ tôi mới đi vào nam lập nghiệp, cuộc sống bấp bênh và khổ cực vô cùng, thế nên bố mẹ đã tạm gửi chị em tôi về Bắc cho ông bà nội chăm hộ. Vì còn quá nhỏ và không hợp khí hậu, nên chúng tôi bệnh tật liên miên, đặc biệt là em tôi, nó cứ gầy đét, rồi bị hết bệnh này đến bệnh khác. Vì xót chúng tôi xa cha mẹ, lại ốm đau nhiều, nên mới hơn một năm bố mẹ tôi đã vội khăn gói về quê để đón chúng tôi vào nam lại.

Rồi tôi nhớ lúc 6, 7 tuổi, vào những ngày mưa dầm, bão bấc mẹ vẫn lặn lội cõng tôi ra trạm xá, để tiêm vắc-xin phòng bệnh, thậm chí có những lần mẹ còn dùng đôi quang gánh vẫn thường gánh rau đi bán, gánh chúng tôi đi. Một bờ vai nhỏ bé, nhưng gánh cả hai cuộc đời, nghĩ cũng đủ để hiểu có bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng tôi chưa từng thấy mẹ oán trách, than thở bao giờ, mặc cho những cơn đau lưng hành hạ, những cơn đau đầu hoành hành, mẹ cũng chỉ yên lặng chịu đựng vì không muốn chúng tôi lo lắng.

Ôi, thế gian này quả thật chẳng có ai hy sinh nhiều như mẹ, lấy chồng rồi, mẹ mất tất cả chỉ được lời mỗi mấy đứa con thơ dại. Con là tất cả của mẹ, mẹ chấp nhận đánh đổi cả cuộc đời, để cho con một tương lai tươi đẹp mà không hề tiếc nuối. Càng nghĩ tôi lại càng thương mẹ biết bao nhiêu.

Thế gian này quả thật chẳng có ai hy sinh nhiều như mẹ
Thế gian này quả thật chẳng có ai hy sinh nhiều như mẹ

Bài văn biểu cảm về giáo viên

Cô chủ nhiệm của tôi năm nay mới chỉ ba mươi tuổi, cao khoảng một mét sáu mươi lăm với thân hình cân đối. Khuôn mặt trái xoan với nước da trắng hồng. Mái tóc dài đen nhánh được buộc gọn gàng và nụ cười của cô rất đẹp. Tôi vẫn thích nhất là đôi mắt của cô. Mỗi khi nhìn vào ánh mắt ấy, tôi cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò mình.

Đối với tôi cô là người giáo viên rất tận tâm. Cô dạy môn Toán nhưng cách dạy của cô lại không hề khô khan. Trong những giờ dạy học, cô luôn tạo ra một bầu không khí vui vẻ để chúng tôi có thể dễ dàng tiếp thu bài hơn. Chỉ cần có một bạn học sinh không hiểu là cô sẽ kiên nhẫn giảng lại cho. Ngoài giờ học, chúng tôi luôn nhận được sự ân cần hỏi han của cô, được cô kể cho nhiều câu chuyện thú vị về cuộc sống. Cô không chỉ là cô giáo mà còn giống như một người bạn vậy. Điều đó khiến cho cô thật đặc biệt với chúng tôi.

Cô không chỉ là cô giáo mà còn giống như một người bạn vậy
Cô không chỉ là cô giáo mà còn giống như một người bạn vậy

Dù tâm lí là vậy, nhưng cô vẫn rất nghiêm khắc. Trong giờ học, cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của các môn học một cách tốt nhất. Khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở. Chúng tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp bên cạnh cô. Tôi cảm thấy rất yêu mến và kính trọng cô.

Có người đã từng nói rằng: “Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi”, để khẳng định về tầm quan trọng của người giáo viên. Và mỗi người cần biết trân trọng và yêu mến thầy cô giáo của mình nhé.

“Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi”
“Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi”

Bài văn biểu cảm về lỗi lầm của bản thân

Đôi khi, lỗi lầm mà chúng ta gây ra bắt nguồn từ những suy nghĩ sai lệch của bản thân. Lỗi lầm khiến em không thể nào quên cũng bắt nguồn từ việc quá đề cao chính mình. Sau lần ấy, em đã tự rút ra cho bản thân những bài học quý báu về tính khiêm tốn.

Là một học sinh nổi bật trong lớp, em luôn được thầy cô yêu mến và ấn tượng. Đặc biệt, trong lớp học, mọi người ai nấy cũng trầm trồ và thán phục trước thành tích học tập đáng nể của em. Cứ như thế, dần dần, bên trong em hình thành một tính cách tự đề cao chính mình. Em luôn nghĩ sẽ chẳng ai có thể tài giỏi hơn mình. Và rồi, vì chính tính tự phụ, chủ quan của bản thân nên em đã gặp một thất bại lớn.

Đôi khi, lỗi lầm mà chúng ta gây ra bắt nguồn từ những suy nghĩ sai lệch của bản thân
Đôi khi, lỗi lầm mà chúng ta gây ra bắt nguồn từ những suy nghĩ sai lệch của bản thân

Em còn nhớ đó là vào lớp 6, trường tổ chức cuộc thi học sinh giỏi môn Ngữ văn. Với những thành tích đạt được trước đó, em được cô giáo đề xuất đi thi. Tuy nhiên, thay vì học tập cần mẫn, chăm chỉ thì em lại lười biếng. Thậm chí, em còn dành toàn bộ thời gian ôn thi ấy để đi chơi và xem phim mà không mảy may nghĩ đến việc học. Em cho rằng với những kiến thức mà mình đã có, chắc chắn em sẽ đạt được giải cao trong kì thi này. Hơn thế, em còn cho rằng đây chỉ là một cuộc thi nhỏ so với năng lực của bản thân. Em nghĩ mình có thể tham gia và giành được giải cao ở những cuộc thi tầm cỡ hơn.

Và rồi, chính tính tự cao ấy đã dạy cho em một bài học nhớ đời. Đến ngày thi, em vẫn chủ quan không ôn lại bài, để rồi sau đó em đã trượt cuộc thi ấy. Bất ngờ hơn nữa là khi bạn Hoa – một cô gái có học lực không quá nổi bật trong lớp đã đậu và đạt được giải cao trong cuộc thi. Tại giây phút ấy, em đã rất sốc và không thể nào tin nổi. Em không thể ngờ bản thân lại có lúc phải trải qua cảm giác này. Đó là sự thất vọng, xấu hổ, hổ thẹn và đặc biệt là sự nuối tiếc. Nuối tiếc vì đáng lẽ nên học tập chăm chỉ hơn, nỗ lực cố gắng nhiều hơn. Xấu hổ và thất vọng vì trước giờ vẫn luôn quá tự tin và đề cao chính mình, đôi khi còn khinh thường người khác.

Phải thừa nhận rằng, sau sai lầm lần ấy, em đã nghiêm khắc nhìn lại chính mình. Em rút ra bài học không được ngủ quên trên chiến thắng, phải luôn khiêm tốn học hỏi. Dẫu có là ai thì trong cuộc sống này chúng ta cần phải luôn nỗ lực, cố gắng hơn nữa. Đặc biệt, chúng ta phải luôn khắc ghi trong lòng rằng sự tự cao, kiêu ngạo sẽ giết chết ý chí, nghị lực của con người.

Sự tự cao, kiêu ngạo sẽ giết chết ý chí, nghị lực của con người
Sự tự cao, kiêu ngạo sẽ giết chết ý chí, nghị lực của con người

Bài văn biểu cảm về một đoạn thơ

“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo, thiết tha. Nó là phần tinh túy nhất của một con người luôn khát khao cống hiến, khát khao sống có ý nghĩa. Nó là tiếng lòng của nhà thơ và cũng là của tất cả những ai ham mê cái cuộc sống trần gian rất đẹp đẽ này.

Mùa xuân nho nhỏ ra đời khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương.

Với thể thơ 5 chữ, với cách ngắt nhịp nhanh, gọn mà vẫn có độ dư ba, bài thơ đã dâng lên trong lòng tôi cảm giác rộn ràng, náo nức. Những gam màu trong trẻo, những hình ảnh đẹp, tươi sáng và đầy sức sống trong mỗi câu thơ cứ thấm dần vào trái tim tuổi trẻ của tôi.

Mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước được nhà thơ cảm nhận trong sự căng đầy của nhựa sống, trong nhịp sống đang hối hả và trong sự tươi non mơn mởn của những hi vọng vào tương lai. Giữa màu xanh yên bình của dòng sông xuân, sắc tím biếc của bông hoa không hề lạc lõng, chông chênh. Nó bám chắc vào lòng sông như một sợi dây vô hình làm nên sức sống. Trên cái nền màu dịu êm của “sông xanh” và “hoa tím biếc”, tiếng hót trong vắt của con chim chiền chiện vút cao, ngân vang đến bất tận đến trời xanh. Từng tiếng, từng tiếng chim trong veo hay tiếng nhịp thở của khí xuân hoà vào trời đất, vang vọng vào trong lòng người như những “giọt tâm hồn” sáng long lanh. Tiếng hót ấy khiến ta không thể dửng dưng mà khiến ta phải thốt lên tiếng gọi rủ về cái khát khao muốn nắm bắt, muốn “đưa tay hứng”.

"Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo, thiết tha
“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo, thiết tha

Không tách mình khỏi khí xuân của thiên nhiên, đất nước trong công cuộc chuyển mình đi lên cũng rộn ràng, hối hả. Sức sống của đất nước không chung chung, trừu tượng mà nó biểu hiện ra ở “sức xuân” của mỗi con người. Mùa xuân trên lưng lính, lộc xuân trong tay người nông dân. Mỗi bước đi của người gieo thêm một chồi biếc, một mầm non. Và cứ thế, sức xuân của đất nước lại dâng lên như những lớp sóng xôn xao. Đất nước phấn chấn, hứng khởi trong một nhịp thở mới, hối hả khẩn trương. Niềm tin mới của dân tộc được chắp cánh từ truyền thống bốn nghìn năm dựng nước. Thế nên, dẫu biết có những vất vả và gian lao nhưng cả nước “vẫn đi lên phía trước” với một quyết tâm không mệt mỏi.

Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Nó tạo nên một không khí sôi nổi, háo hức, phơi phới vui tươi. Nó là một bức tranh tươi sáng sắc màu, là một bản nhạc rộn ràng tiết tấu trong trẻo, ngân nga và gợi cảm. Điều đặc biệt là: bức tranh thiên nhiên, bức tranh đất nước đầy sức sống ấy đã được nhà thơ cảm nhận khi ông đang ở vào cái giây khắc sắp lìa đời. Trên giường bệnh, nhà thơ vẫn mở rộng hồn mình, lắng nghe và đón nhận tất cả những thanh âm xao động của cuộc sống ngoài kia. Ông vẫn lắng nghe từng bước đi rất khẽ của đời. Bốn bức tường của phòng bệnh không thể ngăn cách cuộc đời với nhà thơ, những cơn đau của bệnh tật không làm giảm ý chí, bầu nhiệt huyết và niềm tha thiết yêu đời trong trái tim của người nghệ sĩ. Cái nghị lực phi thường ấy đáng để ta phải nâng niu và trân trọng xiết bao.

Bài thơ khép lại trọn vẹn trong tâm hồn và sự say sưa của người đọc bằng một ước nguyện thật chân thành và mãnh liệt biết bao. Nó thực là một khát khao đang bùng cháy: muốn được làm một nhành hoa như bông hoa tím biếc kia, muốn làm con chim hót vang trời những giọt long lanh như con chim chiền chiện. Cái khát khao không hề gợi một chút gì về hình ảnh khổ đau của một con người đang chết. Nó giống cái mãnh liệt và rạo rực của một sức thanh xuân đang tràn trề nhựa sống và khát khao cống hiến cho đời.

Nhiều người đã từng đồng ý với tôi rằng: những người trẻ tuổi đọc Mùa xuân nho nhỏ có thể tìm ra lý tưởng sống cho mình, còn với những người đã dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước thì vẫn thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn. Mùa xuân nho nhỏ quả đã không chỉ là niềm say mê của riêng tôi. Nó xứng đáng là một bài thơ hay trong tủ sách quý của muôn người.

Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh
Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh

Bài văn biểu cảm về vật nuôi

Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim hay chú mèo… Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm.

Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho chú uống nữa!

Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi Phi.

Phi Phi là chú chó lai béc-giê
Phi Phi là chú chó lai béc-giê

Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nhẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà.

Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện “cứu chủ”. Kẻ gian bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đình tôi và Phi Phi còn được tuyên dương nữa!

Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn.

Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập
Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập

Từ khóa » Câu Biểu Cảm Là Gì