Vãn Cảnh Đền Cao An Phụ - Báo Kinh Tế đô Thị

Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đời sống

Việc làm - An sinh xã hội

Người tốt việc tốt

Phóng sự ghi chép

  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 1  Đền Cao An Phụ tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ dài khoảng 17km, kéo từ Tây sang Đông như một bức tường thành kỳ vĩ. Trên dãy núi huyền bí ấy, nổi lên một đỉnh cao như chiếc nón chóp khổng lồ, đó là đỉnh An Phụ, cao 246m. (Ảnh: Nghi môn Ngoại chùa Cao).
  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 2  Núi An Phụ là dãy núi đất pha sa thạch và sỏi kết, thoai thoải dễ leo, có thể lên từ bất cứ hướng nào. Phía đông có bốn khe nhỏ: Khe Gạo, Khe Tài, Khe Đá, Khe Lim. Trước kia rừng có nhiều gỗ quý như Lim, Tùng, Bách… Chân núi và thung lũng là những cây rừng, sườn núi có sim xen lẫn lối mòn.  (Ảnh: Ảnh: Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu thân phụ đức Thánh Trần).
  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 3  Đền được xây dựng vào thời nhà Trần. Với các công trình và dấu tích như: Đền chính, Nghi Môn Ngoại, Nghi Môn Nội, chùa Tường Vân- xung quanh còn các cây cổ thụ 600 – 700 năm tuổi, tượng đài Trần Hưng Đạo uy nghi, giếng Ngọc trước chùa đầy nước, quanh năm trong mát, Bàn cờ tiên ở phía Đông chùa với nhiều sự tích… (Giếng nước nhỏ trước chùa Cao).
  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 4  Đỉnh núi An Phụ chia làm hai ngọn nhỏ, ngọn phía Nam có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, văn bia gọi là An Phụ Sơn từ. Trần Liễu là anh ruột của vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên triều Trần. Ông cũng là thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên- Mông ở thế kỷ 13. Vùng đất này, chính là nơi Trần Liễu được ban thái ấp và phong làm An Sinh Vương. (Ảnh: Giếng Ngọc trước chùa Cao quanh năm đầy ắp nước).
  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 5

    Sau khi An Sinh Vương Trần Liễu mất, được lập đền thờ trên núi An Phụ. Sau này, ngày mất của ông (1/4 âm lịch) trở thành ngày hội của Đền Cao An Phụ và việc trảy hội nơi này đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của khách hành hương từ nhiều thế kỷ qua. (Ảnh: Cây Đại cổ thụ đã 700 tuổi ở chùa Cao).

  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 6

    Kể từ khi khởi dựng, đền đã được trùng tu và tái tạo nhiều lần. Kiến trúc hiện tôn tạo vào thời Nguyễn. Trong kháng chiến chống Pháp, giặc đã nhiều lần bắn đại bác vào khu di tích làm hư hại nhiều công trình và cây cảnh. Đền hiện còn một số câu đối đại tự ca ngợi thắng cảnh An Phụ và công đức của Trần Liễu, đền cũng còn tấm bia nói về quá trình trùng tu di tích và một số đồ tế tự do khách thập phương cung tiến. (Ảnh: Hai giếng nước cổ là điểm nhấn đặc biệt ở Đền Cao An Phụ).

  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 7  Khoảng giữa hai đỉnh núi là chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao. Đến thời Hoàng Định (1600-1619) triều đình trích công quỹ giao cho sư Nam Nhạc Phụ tu bổ và liên tiếp trong các thế kỷ sau, chùa không ngừng được trùng tu, tạo nên cảnh “Đào Nguyên”. (Ảnh: Chùa Cao).
  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 8

    Tuy bị giặc tàn phá nhiều lần, xong ở đây vẫn còn những cây cổ thụ, cây đại có tuổi hàng thế kỷ, minh chứng cho sự trường tồn của di tích. Cách đây một thế kỷ, bên chùa còn trụ Kình Thiên. (Ảnh: Cung Mẫu chùa Cao).

  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 9

    Bên dưới trước chùa còn một giếng thiêng, quanh năm ăm ắp nước, trong vắt. Cách chùa 100m về phía Đông có Bàn Cờ Tiên. Từ Bàn Cờ Tiên tại khe Gạo còn di tích một ngôi chùa nổi tiếng là chùa Gạo, tương truyền trước đây là kho dự trữ quân lương để đánh giặc ngoại xâm. (Ảnh: Du khách khám phá Đền Cao An Phụ).

  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 10  Bên dưới Đền và chùa, trên một đỉnh núi có độ cao gần 200m, có dựng Tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Chân dung quắc thước, nhưng nhân hậu, thể hiện tinh thần tự tin, chí nhân, chí trung, chí hiếu. Hướng nhìn về biển Đông, như nhắc nhở các thế hệ con dân nước Việt luôn cảnh giác trong giữ gìn giang sơn gấm vóc. (Ảnh: Tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn).
  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 11

    Bên cạnh tượng là bức phù điêu được làm bằng đất nung như một pho sử lớn, dãy trường thành lịch sử đang hiện hữu như nhắc nhở con cháu về chiến công anh hùng của cha ông. (Ảnh: Bức phù điêu được làm bằng đất nung cạnh Tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn).

  • Vãn cảnh Đền Cao An Phụ - Ảnh 12  Vào ngày 10/12/2017 tới, Quần thể di tích, lịch sử và danh thắng An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương sẽ chính thức đón bằng Di tích Quốc gia đặc biệt, theo Quyết định số 2499/QĐ-Ttg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Di tích quốc gia đặc biệt quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương là 1 trong 85 Di sản quốc gia đặc biệt được xếp hạng và là Di tích quốc gia đặc biệt thứ 2 của tỉnh Hải Dương, sau Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc. 
Vĩnh Phúc: cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Podcast Tản văn: Hồi ức của mùa đông Hà Nội
Sẽ cắt điện, nước 8 loại công trình vi phạm tại Hà Nội
Liên kết vùng đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt, chống hàng giả, hàng nhái
Quy định mới về thi lại khi bị trừ hết điểm giấy phép lái xe
Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới

Từ khóa » Di Tích Lịch Sử đền Cao An Phụ