VẬN CHUYỂN O2 VÀ CO2TRONG CƠ THỂ VÀ TRAO ĐỔI KHÍ Ở TẾ ...

THỂ VÀ TRAO ĐỔI KHÍ Ở TẾ BÀO (HÔ HẤP TRONG)

- Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp vào tế bào và CO2 từ tế bào vào cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.

- Ô xi trong không khí hít vào phổi hay ống khí hoặc ô xi hoà tan trong nước khi qua mang sẽ được khuếch tán vào máu.

- Ô xi kết hợp với Hb hoặc hêmô xianin

Để tở thành máu động mạch vận chuyển tới tế bào.

- CO2 là sản phẩm của hô hấp tế bào được khuếch tán vào máu ---> mang hoặc phổi dưới dạng nat ribicacbônat, một phần nhỏ hoà tan trong huyết tương.

4. CỦNG CỐ:

- Gv chốt lại kiến thức cơ bản theo các ý đã trình bày ở trong khung.

- Kiểm tra đánh giá kiến thức đồng thời để củng cố lại kiến thức của học sinh từ câu1 ---> câu 3 SGK

5. DẶN DÒ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ

- Học bài theo câu hỏi SGK, nghiên cứu trước bài 18.

Cơ quan hô hấp

Bài 18: TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU

1. kiến thức:

- Nêu được sự tiến hoá của hệ vận chuyển các chất trong cơ thể động vật từ đơn bào đến đa bào bầo bậc thấp đến đa bào bậc cao.

- Xác định được vai trò của máu và nước mô trong sự vận chuyển các chất từ môi trường ngài vào tế bào của cơ thể.

Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín ở các động vật khác nhau và phân tích được ý nghĩa sự sai khác của 2 hệ.

2. Kỹ năng:

- Phát triển năng lực phân tích, so sánh, khái quát hoá.

3. Thái độ:

- Hình thành thái độ quan tâm đến các hiện tượng của sinh giới, yêu thích sinh vật.

4. Tư duy: Sự tiến hoá của cơ quan tuần hoàn ---> sự hoàn thiện trong chức năng vận chuyển cácchất dinh dưỡng của cơ thể. chất dinh dưỡng của cơ thể.

II. PHƯƠNG PHÁP

- Thảo luận nhóm, giảng giải, minh hoạ .

III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- GV: Phóng to các hình 18.1, 18.2 SGK.

- HS: Ôn lại kiến thức sự tiến hoá của cơ quan tuần hoàn ở động vật

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định: kiểm tra nề nếp và sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những điểm khác nhau về cơ bản trong tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn tạp? - Trình bày sự tiêu hoá ở động vật nhai lại?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề

Trừ các động vật mà tế bào của nó trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài, các động vật đa bào nói chung vật chất lấy từ ngoài vào được đưa đến tế bào nhờ máu và dịch mô vận chuyển đến cơ thể.

b. Bài dạy

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH

- Dùng hình 18.1 để học sinh thấy rõ qua trình tiến hoá củ hệ tuần hoàn.

- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm thông qua phương pháp hỏi đáp:

+ Phân biệt sự trao đổi chất giữa cơ thể với

I. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN1. Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn 1. Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn

Các tế bào ở cơ thể đơn bào hoặc đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài ( lấy thức ăn, thu nhận ô xi, thải các sản phẩm không cần thiết).

2. Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn.

Vận chuyển các chất dinh dưỡng cho tế bào. Dưa các sản phẩm cần phân huỷ đến cơ quan bài tiết, điều hoà nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ thể. Dùng phương pháp giảng giải và minh hoạ. Sử dụng hình 18.2 yêu cầu học sinh quan sát và phát vấn:

+ Dựa vào hình 18.2 hãy mô tả hệ tuần hoàn hở ở châu chấu?

+ Vì sao gọi là hệ tuần hoàn hở?

Hệ tuần hoàn có chức năng gì?

+ Vì sao ở sâu bọ máu không tham gia vào vận chuyển khí?

( Vì: trao đổi khí ở tế bào tiến hành trực tiếp với không khí do ống khí trong khí quản đưa tới).

- Cho học sinh nghiên cứu nội dung ở sách giáo khoa và cho biết vì sao gọi hệ tuần hoàn kín?

Học sinh thảo luận nhóm và cùng xây dựng sơ đồ hệ tuần hoàn kín, so sánh với hệ tuần hoàn hở?

Vẽ hệ tuần hở và hệ tuần hoàn kín bằng sơ đồ đơn giản?

a. Ở đa số thân mềm và chân khớp:

- Tim đơn giản, khi tim co bóp, máu với một áp lực thấp vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất, sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên tim để trở về tim.

- Giữa các mạch từ tim đến (động mạch) và các mạch đến tĩnh mạch không có mạng nối hở đảm bảo cho dòng dịch chuyển dễ dàng mặc dầu với áp suất thấp.

b. Chức năng:

- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất khí và sản phẩm hoạt động của tế bào.

- Ở sâu bọ vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết, không vận chuyển khí trong hô hấp.

2. Hệ tuần hoàn kín

- Có ở giun đốt, bạch tuộc và động vật có xương sống.

- Máu được vận chuyển trong hệ thống kín: tim và hệ mạch. Các mạch xuất phất từ tim ( động mạch) được nối với các mạch đưa máu trở về tim (tĩnh mạch) bằng các mao mạch, máu không trực tiếp xúc với các tế bào mà thông qua dịch mô.

- Ở động vật có xương sống còn có mạch bạch huyết.

- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo một chiều hướng nhất định nhờ các van tim.

* Mọi cơ thể sống đều cần cung cấp các chất dinh dưỡng và ôxi, đồng thời thải loại các sản phẩm giải không cần thiết.

Các động vật đơn bào và đa bào có kích thước nhỏ trao đổi trực tiếp các chất qua tế bào. Các sinh vật đa bào bậc cao trao đổi các chất qua hoạt động của tim và hệ mạch.

4. CỦNG CỐ:

- Dựa vào câu hỏi 1, 3 ở SGK để học sinh tóm tắt lại các nội dung cơ bản. - Chốt lại kiến thức cơ bản ở phần đóng khung.

5. DẶN DÒ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ

Bài 18: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU

1. kiến thức:

Từ khóa » Có Chức Năng Vận Chuyển O2 Và Co2