Vấn đề Phân Biệt I Ngắn Và I Dài - Learn Forumvi
Có thể bạn quan tâm
Learn
The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức
- Portal Trang Chính Tìm kiếm
Latest images Đăng ký Đăng Nhập Ngôn ngữ Công ngệ Văn hóa KHTN KHXH&NV Jải tríTìm kiếm Display results as : Số bài Chủ đề Tags Advanced Search
- Post n°1
Vấn đề phân biệt i ngắn và i dài
by congdantoancau 19th June 2014, 01:55
Trường DH KHXH & NVhttp://ussh.vnu.edu.vn/van-de-phan-biet-viet-i-ngan-va-y-dai/2070Khoa ngôn ngữ học DHQGHNhttp://ngonnguhoc.org/index.php?option=com_content&view=article&id=605:ban-tip-v-chuyn-i-ngn-y-dai&catid=29:bai-nghien-cuu&Itemid=39Fần 2 (Zing Me) http://me.zing.vn/zb/dt/fupafupa/18843328?from=feedDHVHHNhttp://huc.edu.vn/chi-tiet/1381/.htmlViện Việt họchttp://www.viethoc.com/Ti-Liu/bien-khao/phiem-luan/vanchuyeninganydai-1Câu lạc bộ KHKT Việt Kiềuhttp://www.ovsclub.com.vn/show_article.php?aid=26792&lg=vnGiáo án Violethttp://giaoan.violet.vn/present/show?entry_id=251278PDF www.voviphatphap.org/vn/pdf/ThemIvaY.pdfTàng thư viện http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=26426Google hỏi đáphttp://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=03e7d58f956b5ea7Bàn về chính tả tiếng Việt: dùng i & ytỷ hay tỉ? ký hay kí? sĩ hay sỹ? quỷ hay quỉ?Tiếng Việt trong mấy chục năm vừa rồi thay đổi, phát triển khá nhanh mà chính tả ngữ pháp, tức luật lệ quy tắc sử dụng lại không theo kịp. Cái này Viện Ngôn ngữ học - bộ Giáo dục có phần trách nhiệm lớn. Nếu các giáo viên dạy Tiếng Việt cấp I, II, sách vở báo chí còn viết sai chính tả, thì còn hy vọng gì chúng ta viết đúng nữa?Các vấn đề trong chính tả Tiếng Việt có khá nhiều, hôm nay tại hạ xin nói chuyện sử dụng i và y:Ngày xưa, thống nhất tất cả đều dùng "i" (hi vọng, hi sinh, qui hoạch, quí tử, mĩ miều, thư kí, chữ kí, kì lạ, sĩ tử, kĩ thuật, cụ kị, kị binh....)Sau một thời gian, nhận ra có nhiều từ đồng âm khác nghĩa, chính tả đã phân biệt cách dùng i và y theo phương hướng (luật không ràng buộc) như sau:- những nghĩa nào mang tính chất trang trọng, đẹp đẽ, thể hiện sự tôn kính thì dùng y thay cho i- danh từ riêng, tên riêng dùng yCòn lại, đúng chính tả tiếng Việt vẫn là dùng i.Chẳng hạn với phụ âm t, chia ra như sau:ti: 1. thấp hèn (~ tiện), 2. nhỏ (li ~), 3. đầu vúty: 1. sở, cơ quan, (công ~, ~ cảnh sát) 2. chức vụ (quan hữu ty)tì: 1 lỗi (~ vết), 2. ấn hoặc dựa (~ người, ~ tay lên trán), 3. tì tì: ăn nhanh, vội vàng)tỳ: 1 đàn tỳ bà 2. (Đông y) 1 cơ quan trong cơ thểtí: 1. ít, ngắn, bé (chờ ~) 2. đầu vúTý: con giáp đầu tiên (chuột)tỉ: 1 giả sử (~ dụ, ~ như) 2. say bí tỉ: uống rượu, ngủ quên trời đất 3. nghìn triệu (láy ti ~: rất nhiều) 4. tỉ mỉ: cẩn thậntỷ: 1. chị, phụ nữ già hơn tuổi 2. ngọc tỷ: con ấn của vuatĩ (như ~ gà, cận lòi ~)tị: 1. lánh xa (~ nạn) 2. không hài lòng (~ nạnh, ghen ~, ~ hiềm) 3. láy tắc tị 4. như tí(1)Tỵ: con giáp thứ sáu (rắn)Những phụ âm mà sau đấy chỉ dùng i là:b, ch, d, đ, kh, n, ngh, nh, ph, r, s*, th*, tr, v*, x(*) nếu là tên riêng có thể dùng y, chẳng hạn Văn Sỹ, Thy, Vỹví dụ: bí ngô, di tản, ni cô, nhi đồng nhí nhảnh, nghi hoặc, phi thường, chim ri rủ rỉ, si ngốc, sĩ diện, trí tuệ, vĩ cầm, dương xỉ5 phụ âm đang mà cách sử dụng y thay cho i đang thay đổi rất nhanh: h, k, qu, l và m.Có thể nói việc chuộng dùng y cho các từ "đẹp" như "hy" (hy sinh, hy vọng), "hỷ"(song hỷ), "kỳ" (cầm kỳ thi họa, quốc kỳ, Hoa Kỳ), "kỹ" (kỹ nghệ, kỹ thuật) "lý" "mỹ" "quý" đã ảnh hưởng đến thói quen các từ còn lại, dẫn đến các từ nghĩa không có gì trang trọng, đẹp đẽ cũng thành đuôi y cả.Chẳng hạn chữ "kì" xưa vốn có các nghĩa 1. lạ (hiếu kì, kì lạ, kì binh) 2. đợt (học ~, nhiệm ~) 3. cờ 4. tắm rửa (~ cọ) Nghĩa 1 và 3 có nhiều từ trang trọng đẹp đẽ (kỳ lân, kỳ vĩ, quốc kỳ, Hoa Kỳ), bây giờ mọi người cứ âm kì là viết thành kỳ cả. chữ kỳ thay thế dần chữ kì cho cả 4 nghĩa.kí cũng đang dần dần chết mà thay bằng ký (chữ ký, thư ký, bút ký, ký thác, ký gửi, ký sinh). Tương lai không xa, sẽ chỉ còn Đoàn Trần Nghiệp là giữ được biệt danh "Kí Con" của mình.kỉ, kĩ, kị cũng vì thế mà đang bị thay bằng kỷ, kỹ, kỵqu cũng như k, y đang thay thế dần i: bây giờ người ta viết quy hoạch, nội quy, quỳ hoa bảo điển, quý tử, quý một, quỷ quyệt, thủ quỹ, quỵ lụy... chứ không i nữa.l cũng bị y hóa mạnh không kém, có lẽ từ chữ "lý" chăng? mà các âmli sắp thành ly cả 1. đơn vị đo lường nhỏ (vàng bạc)=1/1000 lạng 2. xa (chia ly, ly khai, ly tán) 3. trong suốt (ngọc lưu ly, mê ly) 4. cáo (hồ ly) 5. cốc nhỏ (ly rượu, ly nước). Vẫn còn sót lại những từ mà chính tả xưa vẫn được giữ lại: cân tiểu li, chi li, lâm li bi đát.âm lí thì khỏi nói, nay đã chuyển sang dùng y cả: vật lý, lý thuyết, họ Lý, quản lý, lý lẽlị cũng dần bị thay bằng lỵ (tỉnh lỵ, huyện lỵ). Một ngoại lệ là từ "xá lị," có nghĩa rất trang trọng lại tồn tại không thay đổi (nhờ các vị sư sãi không thích sự thay đổi chăng?)lì vì nghĩa xấu nên có bị ảnh hưởng mạnh nhưng xu hướng vẫn là theo chính tả (ù lì, lì lợm, phẳng lì).Nếu như với k, qu, l việc dùng y đang thắng thế thì với h và m có thể nói là ngang ngửa giữa luật xưa và thói quen ngày nay:hi bây giờ chỉ còn dùng cho kiểu cười hi hiHy Lạp, Phục Hy, Chu Hy, hy sinh đều chuyển sang dùng y (tên riêng, nghĩa đẹp). Hi với nghĩa "mong ước" cũng đẹp, nên cũng chuyển sang thành hy (hy vọng). Hi với nghĩa ít, hiếm cũng bị đang bị quy thành hy (cổ lai hy - có sắc thái kính trọng ở đây), trong khi đúng chính tả vẫn phải là hi (như trong hi hữu).hỉ là từ đang trong quá trình phân hóa chưa ngã ngũ. Hỉ (nghĩa vui mừng) thì đã chuyển thành hỷ trong "song hỷ," nhưng "hoan hỉ" thì vẫn trụ được so với "hoan hỷ." Nghĩa khác vẫn dùng là hỉ (hỉ mũi).hì (cười) vẫn dùng ihí 1. chơi đùa (du hí, hí kịch) 2. ngựa kêu vẫn dùng i, dù việc dùng hý cũng khá phổ biến.với m có mĩ bị đổi thành mỹ hoàn toàn (mỹ miều, thẩm mỹ, mỹ thuật, mỹ viện, nước Mỹ v.v...). Ảnh hưởng của việc đổi i thành y của chữ mỹ lớn tới mức Mị Châu/Mị Nương nay cũng thành Mỵ Châu và Mỵ Nương (để thể hiện sự kính trọng?). Có lẽ xu hướng này là một cách để phân biệt với chữ mị nghĩa xấu trong mụ mị, mộng mị, mị dân... Câu hỏi đặt ngược lại là: vì sao vợ A Phủ vẫn chưa có được cái đặc ân đó ?( Vì học sinh phải viết theo bản gốc truyện trong sách giáo khoa, hay vị Mị không đáng trân trọng lắm???)âm mì cũng bị ảnh hưởng mạnh (bánh mì, mì tôm), trong khi âm mi, mí là giữ được theo chính tả, trừ My có được dùng cho tên riêng.Tóm lại, xu hướng dùng y thay cho i bắt đầu từ nhu cầu phân biệt các từ đồng âm, nhưng do không có sự hướng dẫn, làm luật của bộ phận quản lý (bộ giáo dục, viện ngôn ngữ, hay nhà nước), mà người dân tự phát ra thành một xu hướng thay y cho rất nhiều các từ gốc i khác, dẫn đến hiện tượng nhiều lúc âm đuôi y không có trong từ điển được dùng thông dụng hơn từ đúng chính tả. Đây là một hiện tượng văn hóa ("meme") không tốt cần được quan tâm sửa chữa trong thời gian ngắn nhất.haihaua.tkJan 11, 20115LUẬT SỬ DỤNG "I" VÀ "Y"Tác giả: Nguyễn Phước ĐángBây giờ tôi đọc "y" ra "Y gờ-réc" đàng hoàng, chớ hồi bé bỏng tiểu học tôi đọc nhại theo người lớn là "Y cà-rết".Ðọc theo chữ quốc ngữ, đó là "y dài", đối chọi lại với "i ngắn". Người mình quen thấy sao nói vậy, thấy nó dài thì gọi là dài, còn thấy nó ngắn thì gọi là ngắn để phân biệt 2 chữ cái đồng âm dị tự nầy. Người ta từng đặt tên "dê trên" cho "d" và "dê dưới" cho "gi", cũng theo cái thấy “d” viết cao lên trên, và "gi" viết kéo xuống dưới.Y dài, i ngắn gây tranh luận triền miên, cho đến nay vẫn chưa phân thắng bại. Phe tự coi là tiến bộ thì thích dùng i ngắn. Chỉ khi nào kẹt lắm mới dùng y dài. Gặp tên vua Bảo Ðại Vĩnh Thuỵ , gặp tên ca sĩ Thanh Thuý , gặp chức vụ Uỷ viên ... họ mới ráng xài y dài, nghĩa là khi nào kẹt gặp chữ có vần hoà âm họ mới lôi y dài ra chịu trận, còn không thì họ xài tuốt luốt i ngắn hết. Thế kỷ , nước Mỹ, ly tách... họ viết thế kỉ , nước Mĩ, li tách... và còn xác định thẳng rằng viết như vậy mới đúng nữa. Hai trường học ở Thị Xã Long Xuyên mang chung một tên, toạ lạc sát vách nhau, một trường tên là cấp 1 Mỹ Long, còn trường kia tên là cấp 2 Mĩ Long. Sau một thời gian, bị nhiều lời đàm tiếu, nói ra nói vào, những người "cấp tiến" sửa lại là "cấp 2 Mỹ Long".Như vậy, dùng y dài cũng được, mà dùng i ngắn cũng được!Theo tôi, không có luật sử dụng i và y , mà chỉ có một vài qui tắc sử dụng, tuỳ theo suy nghiệm của từng người.Một số nhà ngôn ngữ nói rằng "mỗi âm nên biểu thị bằng 1 ký hiệu (chữ cái) thôi". Vậy i và y đồng âm (phát ra tiếng giống nhau) vậy nên dùng i thôi, dùng chi y cho thêm rắc rối.Có vị còn phát biểu đến chỗ quá trớn, bảo rằng chữ mâi viết mâi cũng đọc ra mây được (đúng với ngôn ngữ học).Thực tế thì không đơn giản như vậy. Bây giờ mà bỏ hẳn y thì chữ Việt sẽ rối loạn. Nói vậy, có nghĩa là không thể lấy i thay cho y được. Có nhiều trường hợp, âm i đứng một mình hay đứng cuối chữ thì viết y hay i đều phát âm giống nhau, vậy viết bằng i thì gọn hơn. Tuy nhiên, tính như vậy cũng chưa hẳn là hay, vì xét về ý nghĩa của từng chữ, thì 2 chữ đồng âm dị nghĩa mà có 2 dạng chữ khác nhau thì hay hơn là đồng âm, đồng tự mà dị nghĩa. Nói cách khác, 2 chữ viết khác nhau, có 2 nghĩa khác nhau hay hơn là 2 chữ giống nhau mà có 2 nghĩa khác nhau.Thí dụ: Viết lý trí và lí nhí. 2 chữ lý , lí (khác mặt chữ, khác nghĩa) thì hay hơn là viết lí trí và lí nhí (giống mặt chữ, khác nghĩa)Giáo Sư Nguyễn Ðình-Hoà không coi y dài là một nguyên âm trong hệ thống mẫu tự quốc ngữ. Có lẽ Gi/s coi y dài chỉ là biến thể của i ngắn.Có người còn "lạc đề" khi tham chiếu văn phạm Anh ngữ, coi y là phụ âm. Tôi nói đó là lạc đề, vì nghiên cứu chữ Việt mà lấy chữ Anh vào, để buộc chữ Việt phải như chữ Anh. Những vị nầy nghiên cứu chữ Việt mà lệ thuộc, chịu ảnh hương chữ Anh thậm tệ.Tôi để ý thấy có 4 trường hợp y dài thay thế i ngắn:1) Thay i ngắn trong chữ có vần hoà âm. (Bắt buộc phải dùng y dài)Thí dụ: thuỳ (mị), Tuy (nhiên), suy (nghĩ)... (thu+ỳ , tu+y , su+y ...)2) Thay i ngắn khi bán nguyên âm iê đứng đầu chữ.Thí dụ: yết (kiến), yến (tiệc), yên (ổn)... Ta viết iết, iến, iên thì phát âm đã đúng với tiếng nói rồi, nhưng qui tắc quốc ngữ buộc khi bán nguyên âm iê đứng đầu chữ thì i phải thay bằng y.3) thay i ngắn khi vần xuôi có u ráp với vần ngược hoặc vần hợp âm có i.Thí dụ: xuýt (xoa), (họ) huỳnh , (đêm) khuya , khuỷu (tay). Chữ Việt không có vần yt, ynh, ya, yu ..., mà chỉ có vần it, inh, ia, iu ... Khi các vần nầy ráp với vần xuôi có u như xu, hu, khu ... thì i được thay bằng y (xu+ýt , hu+ỳnh , khu+ya , khu+ỷu).4) thay i ngắn khi vần xuôi có u ráp với vần ngược có iê.Thí dụ: tuyết (trắng), (họ) Nguyễn , thuyên chuyển ... Cũng vậy, chữ Việt không có vần yêt, yên ..., mà chỉ có vần iêt , iên ... khi các vần nầy ráp với vần xuôi có u như tu, ngu, thu, chu ... thì i được thay bằng y (tu+yết , Ngu+yễn, thu+yên, chu+yển...)Bây giờ xét qua công dụng của y dài trong việc hình thành chữ viết quốc ngữ đang dùng hiện nay. Nói cách khác, xét về vị trí của y dài trong chữ quốc ngữ, thì y dài có đủ 4 công dụng của 1 nguyên âm:1) Y dài đứng một mình tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.Thí dụ: (Sao) y , ý (kiến)...2) Y dài đứng đầu chữ tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.Thí dụ: (Thương) yêu, (chim) yến...3) Y dài đứng giữa chữ, tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.Thí dụ: (hoa) Quỳnh, (diễn) thuyết, luyện (tập), (họ) Nguyễn...4) Y dài đứng cuối chữ tạo được 1 chữ ghi được 1 lời nói.Thí dụ: ký (sự), (thủ) quỹ , thuỷ (thủ)...Thật là khó khi tranh luận về y dài, i ngắn.Lý giải như cách thứ nhì, phân tích thẳng vào thực tế chữ quốc ngữ đang dùng, thì y dài có 4 công dụng y như các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư , thì nó phải là nguyên âm.Lý giải như cách thứ nhứt, xét đến các qui tắc quốc ngữ trước, để chỉ ra rằng có rất nhiều trường hợp y dài chỉ giữ vai trò thay thế i ngắn mà thôi. Các qui tắc đó có thật, mặc dù hầu hết chúng ta không đọc thấy trong văn kiện hay tài liệu nào. Ta biết theo suy luận hợp lý mà thôi.Dù quả thật như vậy đi nữa, chúng ta cũng không loại hẳn y dài ra khỏi hệ thống mẫu tự quốc ngữ được:1. Không thể lấy i ngắn thay y dài trong các chữ có vần hoà âm được.Thí dụ: Tuy (nhiên), khuy (áo)...2. Không thể lấy i ngắn thay y dài ráp thành vần hợp âm với bán nguyên âm â được.Thí dụ: Ấy (là)..., (hướng) Tây , (đám) mây, thầy (giáo)...3. Không thể lấy i ngắn thay y dài ráp với nguyên âm a để tạo thành 1 vần nghiêng qua âm â.thí dụ: dạy (học), (bái) lạy , hay (giỏi), (số) bảy ...Vậy ta có lối thoát nào cho vấn đề y-dài-i-ngắn được êm dịu không? Nghĩa là có biện luận nào hy vọng thuyết phục được cả đôi bên không?Tôi xin mạo muội nêu ra sau đây đôi điều biện luận về vị trí hay công dụng thực sự của y dài trong chữ quốc ngữ.Ðiều quan trọng bậc nhất là: "Y dài không có chức năng tạo vần ngược, cũng như không có chức năng tạo vần hợp âm".Tất cả các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và bán nguyên âm ă, â, iê, uô, ươ đều ráp được với phần lớn phụ âm để tạo thành vần ngược. Riêng y dài thì không. Chúng ta đâu từng thấy vần ngược yt, yc, yn, ym, ych, ynh, yp ...Các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư đều tạo được vần hợp âm. Riêng y dài thì không. Chúng ta đâu từng thấy vần hợp âm ya, yu.Do vậy, ta có 2 hệ quả sau đây:1) Y dài không có công dụng đứng đầu chữ:(Không tạo ra được vần ngược hay vần hợp âm thì làm sao đứng đầu chữ được?)2) Y dài không có công dụng đứng giữa chữ:(Không tạo ra vần ngược hay vần hợp âm được thì lấy gì để ráp với các phụ âm phía trước để được đứng giữa?)Tuy nhiên, nhóm người sáng tạo chữ quốc ngữ lại đưa ra 2 qui tắc làm cho y dài có cơ hội có được chức năng đứng đầu chữ và đứng giữa chữ. Hai qui tắc đó là:1./ Bán nguyên âm iê khi đứng đầu chữ, thì i ngắn phải được thay thế bằng y dài.Thí dụ: Ðáng lẽ phải viết iết kiến, iến anh, iên ổn... nhưng ta bị qui tắc trên khống chế, nên phải viết yết kiến, yến anh, yên ổn. Trong trường hợp nầy, nếu không có qui tắc trên, ta viết với i ngắn, khi phát âm, các chữ đó cũng cho ra tiếng nói giống hệt như ta viết với y dài, như hiện nay.2./ Vần ngược hay vần hợp âm có i ngắn và vần ngược có bán nguyên âm iê khi ráp với u hay vần xuôi có u thì i ngắn phải được thay thế bằng y dài.Thí dụ: Ðáng lẽ ta phải viết: Uình uịch (u+ình, u+ịch) , họ Huình (hu+ình) , họ Nguiễn (Ngu+iễn ), canh khuia (Khu+ia), khuỉu (khu+ỉu) tay... nhưng ta bị qui tắc trên khống chế, nên phải viết: Uỳnh uỵch, họ Huỳnh, họ Nguyễn, canh khuya, khuỷu tay.Thật ra quốc ngữ đâu có vần ngược ynh, ych, mà chỉ có inh, ich . Quốc ngữ cũng không có vần ngược yên: Nếu có vần yên , thì ta có thể ráp với các phụ âm khác như vầy sao để thành tạo các chữ: tyên (t + yên) , thyên (th + yên), myên (m + yên) ...? Quốc ngữ cũng không có vần hợp âm ya, yu . Nếu có thì ta có thể viết như vầy sao týa (má), (cây) mýa, (cái) dỹa, (xá)-xýu, nýu (kéo)...? Trong trường hợp nầy, nếu không có qui tắc trên, ta viết với i ngắn, khi phát âm, các chữ đó cũng cho ra tiếng nói giống hệt như ta viết với y dài, như hiện nay.Vậy thì, nếu ta vẫn còn công nhận 2 qui tắc trên trong việc sử dụng y dài đứng đầu chữ và đứng giữa chữ, thì y dài có đủ tiêu chuẩn (có 4 chức năng để thành tạo chữ như kể ở trên) để được coi là nguyên âm như những nguyên âm khác.Theo tôi, 2 qui tắc trên không cần thiết, nó chỉ tạo thêm ngoại lệ vô ích, vì không cần lấy y dài thay i ngắn, mà chữ viết với i ngắn, khi phát âm cũng chẳng khác biệt với chữ viết với y dài.Còn nếu ta gạt bỏ 2 qui tắc trên, thì y dài chỉ còn có 2 công dụng trong việc thành tạo chữ: đứng một mình và đứng sau cùng để thành tạo chữ. Theo tôi, chỉ 1 công dụng "đứng một mình" mà thành tạo được một chữ ghi được một lời nói thôi cũng đủ để y dài được coi là nguyên âm rồi. Các bán nguyên âm ă, â, iê, uô, ươ không có chức năng tiên quyết nầy.Bỏ 2 qui tắc trên, ta xoá bớt được ngoại lệ cho i ngắn, y dài. Mà cái gì "ít ngoại lệ chừng nào thì lại hay và tốt chừng nấy" .Người xưa ỡm ờ, vừa bóp xiết, giới hạn chức năng của y , lại vừa mở cửa ngách cho y thoát ra, nên gây phiền phức, gây tranh luận trong đám con cháu về chuyện y-dài-i-ngắn triền miên, chưa biết đến bao giờ mới dứt.Cho đến nay chưa có cơ quan hay cá nhân nào đủ uy tín định đặt được qui tắc sử dụng "i" ngắn, "y" dài. Phần lớn đang sử dụng theo nếp cũ, coi y dài có 4 công dụng tạo chữ như các nguyên âm khác. Họ dùng y dài nhiều bình thường. Một số khác, được đào tạo từ miền Bắc, và một số ít theo thời, ở miền Nam, lại sử dụng rất ít y dài. Lúc nào kẹt lắm, khi dùng i ngắn mà không thể phát âm ra đúng tiếng nói, thì họ mới dùng đến y dài. Ngoài những chữ có vần hoà âm cần y dài, họ cũng không thể dùng i ngắn trong các chữ có vần ay hay ây. Câu nói "Miền Tây, dân cày cấy mà hát hò rất hay", đâu có ai viết là "Miền Tâi , dân cài cấi mà hát hò rất hai".Similar topics
Similar topics
» Phân biệt chữ Hán và chữ Nôm» Vấn đề phân biệt chữ Hán Việt» VUI123 HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỂ PHÂN BIỆT NHÀ CÁI LÔ ĐỀ LỪA ĐẢO» Những Điều Cần Biết Về Du Học Phần Lan 2021» Phân biệt những chữ tương đồngDecember 2024
Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 |
Calendar
Most Viewed Topics
Tổng hợp bản đồ và NPC thu thập |
Các quy ước màu dây trong cáp usb |
Danh sách các ca khúc Audition thep bpm |
Danh sách tất cả các bộ phim về Bao Thanh Thiên |
Ghi chữ màu trong Võ Lâm Truyền Kỳ II |
[List] Các ca khúc game thủ Audition không thể nào quên |
Mật tịch tân thủ |
Học Hán Nôm cơ bản |
Ruột bút chì có độc không? |
[tool site] Trang web gõ tiếng Trung online |
Most active topics
[JX2] SHARE SERVER JX2-2014 MOD & MIX - TAM QUÂN ĐẠI CHIẾN |
Nhà Cái Casino có can thiệp vào các trò máy xèng trực tuyến hay không |
Danh sách tất cả các bộ phim về Bao Thanh Thiên |
Hoàn trả mỗi tuần, nhận ngay 200$ tại Live Casino House |
Giới thiệu Luky Wheel - Vòng quay may mắn tại SBOBET |
0-10级怪物分布一览无余 |
Test background messenge |
Việt Giản Tự - Phiên bản nguyên âm phức |
Sách giáo khoa tiểu học cũ - nơi lưu giữ từng trang ký ức |
Tân Việt Ký Tự |
Keywords
- Miso88
- slots
- cách_bắt_cầu_xóc_đĩa_online
- web_casino
- Joker
- microgaming
- chơi_tài_xỉu_online
- số
- phân_biệt_d
- Abortion
- VIET138
- xóc_đĩa_online
- Neymar
- search
- 1
- mua_thẻ_cào_mọi_lúc_mọi_nơi
- tiếng_nghi_lộc
- y
- xóc_đĩa_trực_tuyến
- xổ_số_45s
- Thành
- livestream
- baccarat_trực_tuyến
- giọng_nghi_lộc
- chơi_xổ_số_online
- xổ_số_siêu_tốc
Comments
Chọn Diễn Đàn||--Bảng tin| |--Thông báo| |--Tin tức| |--Jáo zục| |--Chính trị| |--Ban Khoa học Tự nhiên| |--Toán học| | |--Đại số và giải tích| | |--Hình học| | | |--Vật lí| |--Hóa học| |--Sinh học| |--Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn| |--Ngữ văn| |--Lịch sử| |--Địa lí| |--Ngôn ngữ học| |--Việt ngữ| | |--Chữ Khoa Đẩu| | |--Chữ Nôm| | |--Việt Giản tự| | |--Việt Nam học| | |--Việt ngữ tân tự| | | |--Ngoại ngữ| | |--Anh ngữ| | | |--Tài liệu| | | |--Kinh nghiệm| | | |--Tản mạn| | | | | |--Nhật ngữ| | | |--Tài liệu| | | |--Kinh nghiệm| | | |--Từ vựng| | | |--Văn hóa Nhật| | | |--Tản mạn| | | | | |--Tiếng Hàn| | |--Hoa ngữ| | |--Tiếng Đức| | |--Quốc tế ngữ| | |--Ngôn ngữ khác| | |--Học bổng - Du học| | |--Việc làm dịch thuật| | |--Trung tâm ngoại ngữ| | | |--Sign language| |--Lập trình| |--Môn học khác| |--Nhân tướng học| |--Tâm linh| |--Dịch học| |--Triết học| |--Văn hóa - Xã hội| |--Công zân & Xã hội| | |--Xã hội học| | | |--Chung| | | |--Ja đình| | | |--Công sở| | | | | |--Tông giáo| | | |--Phật giáo| | | |--Công giáo| | | |--Tông giáo khác| | | | | |--Đạo đức - Lối sống| | |--Luật học| | |--Tâm lí học| | | |--An ninh - Quốc fòng| |--Kinh tế - Tài chính| |--Kinh doanh| |--Đầu tư| |--Tín dụng| |--Dịch vụ| |--Tiền điện tử| |--Câu chuyện| |--Công nghệ thông tin| |--Sản phẩm điện tử| | |--Tin tức sản phẩm điện tử công nghệ| | |--Mobile phone| | | |--Thủ thuật| | | |--Review| | | |--Hỏi đáp| | | | | |--Computer| | | |--Thủ thuật phần mềm| | | |--Thủ thuật phần cứng| | | |--Hỏi đáp| | | | | |--Thiết bị khác| | | |--Tin học| | |--Đồ họa| | |--Tin học văn phòng| | |--Mạng - Quản trị mạng| | |--Tổng quan| | |--Chủ đề khác| | | |--Tự động hóa| |--Kĩ thuật| |--Kĩ thuật - Công nghệ| |--Xây dựng| |--Điện nước| |--Ẩm thực| |--Cắt may| |--Handmade| |--Cây cảnh - Hoa| |--Mẹo vặt| |--Làm đẹp| |--Sức khỏe| |--Thể thao - Ngệ thuật - Jải trí| |--Thể thao| | |--Võ thuật| | |--Hiphop| | |--Packour| | |--Yoga| | |--Bóng đá| | |--Cờ vua| | |--Cờ tướng| | |--Cờ vây| | |--Thẻ bài| | |--Bộ môn khác| | | |--Nghệ thuật| | |--Kiến trúc - Trang trí| | |--Điêu khắc| | |--Hội họa - Nhiếp ảnh - Đồ họa| | |--Âm nhạc| | | |--Songs| | | |--Sáo| | | |--Harmonica| | | |--Violin| | | |--Piano| | | |--Guitar| | | |--Thể loại khác| | | |--Nhạc đạo| | | |--Nhạc chế| | | | | |--Văn chương| | | |--Tiểu thuyết| | | |--Manga| | | |--Thơ| | | |--Tiếu lâm - Ngụ ngôn| | | | | |--Sân khấu| | |--Điện ảnh| | |--Môn nghệ thuật thứ 8| | |--Nhiếp ảnh| | |--Môn nghệ thuật khác| | | |--Giải trí| | |--Trò chơi| | | |--Audition| | | |--Võ Lâm 2| | | |--Trò khác| | | | | |--Ảo thuật| | |--Cá cược| | |--Loại hình giải trí khác| | | |--Tán gẫu| |--Chia sẻ| |--Phần mềm| |--Web App| |--SEO| |--Kinh nghiệm học tập| |--Sách điện tử| |--Links| |--Ý tưởng| |--Hình ảnh| |--Khác| |--Quảng cáo| |--Nhãn hiệu| |--Dịch vụ| |--Chưa phân loại| |--Lưu trữ |--Basket |--Bài nháp |--Bình luậnHôm nay: 21st December 2024, 20:56- Free forum | Invision | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
- Geek | Super User | date | 書法字典 | Slide share | Học | SOF | Sosub | Time | Giáo dục | 詞典網 | Tên người | CPKB | StudyJapanese | 萌典 | Dictionary | Oxford | Cambridge | wikihow | Youglish | Tên người | Chính phủ | Violet | Âm lịx | C Việt | Từ điển wiki | Học tại nhà | lyric | Zịx nhạc | Bài dịch | Type Racer | Đọc | Hán điển | 古漢文 | 漢文解字 | Đếm từ | Từ điển tiếng Việt | Tạp chí triết học | Chữ Việt | Ngôn ngữ | Vneconomy | Bách Khoa Tri Thức | Web trẻ thơ | Khoa học | Trường WWW | VSL-Dict | Code.org | Wiki Hán Nôm | Chữ Nôm | Từ điển Hán Việt
Từ khóa » Khi Nào Dùng Y Dài
-
Quy Tắc Chính Tả I Và Y - Cách Viết "y" Dài, "i" Ngắn Trong Tiếng Việt
-
Vấn đề Phân Biệt Viết I (ngắn) Và Y (dài) - USSH
-
Khi Nào Thì Viết I Ngắn, Khi Nào Thì Viết Y Dài?
-
Tiếng Việt: Khi Nào Dùng I, Khi Nào Dùng Y?
-
Hệ Lụy Từ Nhiều Thập Niên Tranh Cãi Y, I - Báo Tuổi Trẻ
-
Quy Tắc Viết "i" Ngắn, "y" Dài - Facebook
-
QUY TẮC Y DÀI Và I NGẮN TRONG TIẾNG VIỆT - Goc Nho San Truong
-
Bàn Tiếp Về Chuyện I Ngắn Y Dài - KHOA NGÔN NGỮ HỌC
-
Phân Biệt Cách Dùng “I”- I Ngắn Và “Y”- Y Dài - Soạn Bài Online
-
Y Dài - Wiktionary Tiếng Việt
-
Quy Tắc Trong Y (Dài) Và I (Ngắn) Trong Tiếng Việt - Song Nhị
-
Chính Tả Tiếng Việt - Chuyện I Ngắn Y Dài - Ô-Hay.Vn
-
Chữ I Và Y Trong Chính Tả Tiếng Việt - Linhnam
-
Viết I Hay Viết Y? - Ngôn Ngữ Việt Nam