Vạn Hạnh Và Lý Công Uẩn (Nguyễn Khôi)

Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn

Nguyễn Khôi

http://sachhiem.net/VANHOC/NGKHOI/NgKhoi03.php

16 tháng 2, 2010

Với Lý Công Uẩn (sau này là Vua Thuận Thiên , Thái Tổ nhà Lý) thì Thiền Sư Vạn Hạnh đích thực là thầy học (có thể là cha dẻ) ngừoi đã dạy dỗ, dìu dắt, tiến cử vào làm Quan với Vua Lê Đại Hành , làm tới Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (như chức bộ trưởng Quốc phòng- tổng tư lệnh quân đội) để rồi đến lúc “ tật Lê chìm bể Bắc, hạt Lý mọc trời Nam” lên ngôi Hoàng Đế.

Ngày từ buổi đầu, ở Viện Cảm tuyền (ở Chùa Lục Tổ) nơi Thiền Sư Lý Khánh Văn đang nuôi và dạy Lý Công Uẩn (lúc còn trẻ thơ), Sư Vạn Hạnh thấy khen rằng: “ Đây là người phi thường sau khi lớn lên tất có thể giải quyết rối rắm (cho đời) mà làm Minh Chúa của Thiên hạ”.

Sư Vạn Hạnh quả là một vị Quốc Sư có con mắt tinh đời (con mắt của nhà tướng số), tiên tri “trông mặt mà bắt hình dong” kỳ tài là vậy

Sau này nhà thơ Huy Cận, sau 985 năm đã có bài thơ “mắt Lý Công Uẩn” như một sự tiếp nối của hai thầy trò (cha con) nhà Lý.

Mắt chứa không gian – chứa thời gian

Nhìn trước nghìn năm – mắt địa bàn

Vạn dặm phù sa bồi lịch sử

Dời Đô, dất nước đã sang trang.

Vĩ nhân, Thánh nhân hơn người đời bình thường là có con mắt nhìn thấu tương lai là vậy. (Đời bây giờ có Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng có nhiều dự báo như thế).

tượng Sư Vạn Hạnh (ảnh TVHS) - tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội

Sư Vạn Hạnh và Sư Lý Khánh Văn là hai anh em ruột lên sự giao lưu đi lại giữa hai chùa Lục Tổ, chùa Tiêu ở cùng trong 1 vùng cách nhau độ hơn 3 cây số (trong Hương, rồi là châu Cổ Pháp, ;là thường xuyên.ở chùa Lục tổ có viện Cảm Tuyền 1 loại trường học thời bấy giờ để dạy con em trong vùng (có Lý Công Uẩn) học ở đấy.

Vào thời điểm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi một loạt các “điềm” xấu tốt đã xuất hiện. Sử sách đã chép ; “ bấy giờ Ngoạ Triều bạo ngược, Trời và người đều chán. Lý Công Uẩn lúc ấy làm Thân Vệ chưa nhận truyền ngôi. Trong khoảng thời gian này, những điềm đan xem như chó trắng ở Viện Cảm Tuyền, chùa Ứng Thiên Tâm (1 tên khác của chùa Dận) lông trên lưng chó hiện thành chữ Thiên Tử (vua). Sét đánh vào cây Gạo (ở thôn Đình Sấm, hương Cổ Pháp) để lại bài văn (Thụ căn diểu diểu …). Ở xung quanh mộ Hiển Khánh Vương (cha Lý Công Uẩn) đêm có nghe tiếng đọc tụng (sấm thi). Cây đa ở chùa Song Lâm (làng Nành).có sâu ăn vào vỏ cây hằn lên thành chữ Quốc. Ấy, đại khái, những việc này (điềm báo) tùy theo nơi tai nghe mắt thấy. Sư dã xét bàn, mỗi điều đều hợp với điềm Lệ diệt Lý hưng”

Cái điềm sinh chó trắng có chữ Thiên Tử trên lưng ứng với Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (cầm tinh con chó) Đại Việt Sử ký toàn thư cũng chép “…kẻ thức giả nói: bởi đó là cái điềm của người sinh năm Tuất sẽ làm Thiên Tử”. đến lúc ấy, Vua sinh năm Giáp Tuất mà làm Thiên Tử, quả đúng’’.

Ở Trung Quốc và Việt Nam ta (cũng như nhiều nước trên thế giới) cái chuyện sấm vĩ kiểu này xưa nay vẫn được lan truyền khá thú vị “sấm” nhiều khi là do người đời sau đặt ra như là “để hợp pháp hóa” khẳng định một sự kiện có thật đã được tiền định (trời làm ra thế) để củng cố một niềm tin đích thực. Các bài sấm thi mà người ta nghĩ là do Sư Vạn Hạnh sang tác nhằm tạo dư luận, phò Lý Công Uẩn xây dựng sự nghiệp Đế Vương đã bắt nguồn từ Sư Định Không và Sư La Quí (đất Cổ Pháp sẽ sinh ra một vị Đế Vương đủ sức làm chủ đất nước không còn bị ngoại bang đô hộ và làm cho Phật giáo (Quốc giáo) hưng thịnh.

Quan điểm chính trị của Sư Vạn Hạnh (Thầy của Lý Công Uẩn) là rất rõ ràng. Đó là phải đấu tranh giành được Tổ quốc độc lập, quan điểm chi phối đã gần 300 năm phất triển của lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam cho đến hôm nay có lẽ vẫn là còn nguyên giá trị.

Sử sách còn chép lại: Ngày Lý Thái Tổ lên ngôi, Sư Vạn Hạnh đang ở chùa Đà (chùa Lục Tồ) linh tính đã biết trước, gọi 2 Vương chú Bác của Lý Công Uẩn tới nói: Thiên tử (Ngoạ Triều) đã băng, Lý Thân Vệ đang ở nhà (Hoa Lư). Tay chân họ Lý túc trực trong thành (Hoa Lư) lên tới số nghìn.

Nội trong ngày Thân Vệ ắt sẽ được thiên hạ Bèn yết bảng ở đường cái nói rằng.

Cây Lê chìm bể Bắc

Chồi Lý mọc trời Nam

Bốn phương gươm giáo lặng

Tám cõi được bình an.

(Tật lê trầm bắc thủy

Lý tử thọ Nam thiên

Tứ phương qua can tỉnh

Bát biểu hạ bình yên).

Hai vương nghe Sư nói, rất sợ, sai người đi hỏi, quả đúng như Sư đã nói.

Qua đó cho thấy việc Lý Công Uẩn lên ngôi Vua là sự sắp dặt công phu của thầy (cha đẻ) mình và đấy là niêm hạnh phúc nhất của Sư Vạn Hạnh, nó đặt hy vọng của không biết bao nhiêu vị Thiền Sư, tiền bối (đất nước độc lập, Phật pháp hưng thịnh).

Sử sách thời Tiền Lê còn ghi: Sau khi Đại Hành hoàng Đế băng, Trung Tông (Long Việt) vâng lên chiếu lên nối ngôi, Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì tình anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp ban đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông (vừa lên ngôi được 3 ngày). Bầy tôi đều chạy trốn , duy có Điện tiền Quân là Lý Công Uẩn ôm xác (Vua Trung Tông) mà khóc, Vua (Ngoạ Triều), khen (Công Uẩn) là người,trung nghĩa, trọng dụng. Chính vì thế có lần ăn quả Khế thấy hột mận (chữ Lý có nghĩa là cây mận) tuy đã từng được nghe lời sấm vĩ (cây Lê chìm bể Bắc, chồi Lý mọc trời Nam…” Vua (Ngoạ Triều) đã ngầm tìm người họ Lý giết đi, thế mà Công Uẩn ở ngay bên cạnh, rốt cuộc cũng không ngờ.Đến khi Ngoạ Triều băng (do ốm liệt gường, chết tại Điện ngủ), Vua nối ngôi còn bé, Công Uẩn (tả điện tiền chỉ huy sứ) cùng với Nguyến Đê – Hữu điẹn tiền chỉ huy sứ, mỗi người được đem 500 quân Tùy Long vào làm túc vệ (bảo vệ ấu chúa) khi ấy Lý Công Uẩn 36 tuổi ; trong cung lúc ấy có Chi Hầu Đào Cam Mộc do biết Lý Công Uẩn muốn lên ngôi, bèn bóng gió nói khích rằng: mới rồi chúa thượng u tối bạo ngược, phần nhiều làm việc bất nghĩa, Trời chán ghét cái Đức ấy, nên không cho sống lâu, con nối thơ ấu chưa cáng đáng nổi những khó khăn ; cơ sự rắc rối, Trăm quan không ưa, dân đen ngao ngán, đi tìm chân chúa. Thân Vệ sao không nhân lúc này, vận dụng mưu cao, ra quyết định sáng suốt, xa thì theo dấu chân Vua Thang Vua Vũ, gần thì noi việc Dương (thị) – Lê (Hoàn), trên thuận lòng trời dưới theo ý dân ? Sao mà còn khư khư ôm lấy cái điển tiết chăng ?

Lý Công Uẩn tuy trong bụng hài lòng về lời nói đó, nhưng còn ngờ có mưu gian., mới vờ mắng Cam Mộc răng: “ Sao ông dám nói những lời như vậy ? ta phải bắt nộp cho triều đình”Cam Mộc chậm rãi đáp: tôi thấy thiên thời và nhân sự như vậy nên mới dám trình ra, nay muốn bắt nộp triều đinh, thực không sợ chết !” Công Uẩn nói: “ta sao lỡ tố cáo ông, nhưng sợ lời kia để lộ ra thì 2 ta cùng bị giết”. Cam Mộc lại bảo Lý Công Uẩn: “Người trong nước đều nói họ Lý đáng thay họ Lê, lời sấm đã thành sự thật, không thể giấu được, chuyển họa thành phúc là lúc này đây ; Thân Vệ còn ngờ chăng ?” Công Uẩn nói ! Ta xem chí công ông không khác ý Vạn Hạnh,

quả như lời nói ấy, có kế sách gì không ? Cam Mộc rằng: “nay đang lúc trăm họ mệt mỏi, dân không chịu noi lệnh trên, Thân Vệ nếu lấy ân đức mà vỗ về, họ sẽ vui vẻ đi theo như nước dồn về chỗ trũng, ai có thể chặn được”. Cam Mộc biết có sự gấp gáp, để chậm e sinh biến, bất lợi, ông nói với khanh sĩ trong Triều, ngày hôm đó cũng họp ở triều đường, bàn rằng: nay muôn triều người có lòng khác, dưới trên bỏ Đức, người ta oán tiên Vương hà khắc bạo.ngược, không muốn theo tự quân (Vua còn bé nối dõi) mà chỉ muốn suy tôn Thân Vệ, bọn ta không nhân lúc này lập Thân Vệ làm Thiên Tử, nếu bất chợt có biến, thì có giữ được đầu cổ của mình không ?Do thế, họ cùng nhau dìu Công Uẩn lên làm chính Điện, lập làm Thiên tử. Khi lên ngôi trăm quan ở dưới sân rồng đều sụp lạy, trong ngoài đều hô “vạn tuế” tiếng vang khắp cả triều đình.

Như vậy là (ta thấy) việc lên ngôi của Lý Công Uẩn: 3 nhân vật có vai trò quyết định là Thiền Sư Van Hạnh, Chi Hậu Đào Cam Mộc và Hữu điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đê. (1)

Với Vạn Hạnh, có lẽ: ngày lên ngôi của Lý Công Uẩn là ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời Sư sau bao nhiêu năm đấu tranh, nó thỏa mãn được nguyện vọng của Sư, cũng như của biết bao nhiêu vị Thiền sư tiền bối (đât nước được đôc lập, Vua ta làm chủ nước ta, Phật giáo cũng được phát triển và hưng thịnh cùng đất nước) – Phật giáo không thể phát triển bên ngoài dân tộc và càng không thể hưng thịnh khi dân tộc mất chủ quyền. Nói như nhà Sử học Tiến sỹ Lê Mạnh Phát ; “ việc Vạn Hạnh phấn đấu đẻ yểm trợ và tạo điều kiện cho Lý Công Uẩn làm chủ đất nước thể hiện quan điểm chính trị (nêu ở trên) là rất tiến bộ. Quan điểm chính trị này có thể nói đã chi phối 300 năm phát triển lịch sử tư tưởng và văn học việt nam…

(1). Nguyễn Đê là con trai của Định Quốc Công Nguyễn Bậc. Khi Nguyễn Bậc bị Lê Hoàn giết còn đang du học ở Bác Giang, Ông là bạn thân của Lý Công Uẩn, sau được Vua Lê phong tước ngang với Lý Công Uẩn (hữu Thân Vệ). Con cháu sau này truyền đến Hoài đạo hiếu Vũ Vương Nguyễn Nộn, tổ tiên của dòng họ Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Miêu (các Chúa Nguyễn và Vua Gia Long). Truyền thuyết ở Hoa Lư thì: Lý Công Uẩn là con rể của Dương Thái Hậu (Vân Nga) _ Hoàng Hậu của 2 Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. 29 năm sau khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế thì lịch sử Đại Việt ta đã diễn lại một cách tương tự: Lý Công Uẩn cũng như Lê Hoàn là những Ông « Vua bầu» (do Triều Đình suy tôn).

Nguyễn Khôi

Từ khóa » Cha Của Lý Công Uẩn Là Ai