Văn Hóa 'giàu Ngữ Cảnh' (High Context Culture) Là Gì? Đặc điểm Chung

Văn hóa 'giàu ngữ cảnh' (High Context Culture) là gì? Đặc điểm chung - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Jamiluddin Nur

Văn hóa "giàu ngữ cảnh"

Khái niệm

Văn hóa giàu ngữ cảnh trong tiếng Anh là high context culture.

Văn hóa giàu ngữ cảnh là một thuật ngữ được nhà nhân chủng học Edward T. Hall sử dụng để mô tả phong cách giao tiếp của một nền văn hóa.

Văn hóa giàu ngữ cảnh là những nền văn hóa trong đó các qui tắc giao tiếp chủ yếu được truyền tải thông qua việc sử dụng các yếu tố theo ngữ cảnh (như là ngôn ngữ cơ thể, trạng thái của một người và ngữ điệu của giọng nói) và không được ngụ ý một cách rõ ràng.

Điều này trái ngược với văn hóa nghèo ngữ cảnh, trong đó thông tin được truyền đạt chủ yếu thông qua ngôn ngữ và các qui luật được nêu ra một cách rõ ràng.

Cần lưu ý một điều quan trọng là không có một nền văn hóa nào là hoàn toàn giàu ngữ cảnh hay nghèo ngữ cảnh. Vì mọi xã hội đều bao hàm ít nhất một số thành phần có cả hai loại ngữ cảnh. Ví dụ, trong khi Mỹ là một nền văn hóa nghèo ngữ cảnh thì các cuộc họp mặt gia đình (vốn phổ biến trong văn hóa Mỹ) lại có xu hướng giàu ngữ cảnh.

Đặc điểm của nền văn hóa giàu ngữ cảnh

Thành viên của các nền văn hóa giàu ngữ cảnh thường có mối quan hệ chặt chẽ và tiếp diễn trong một thời gian dài. Kết quả của những năm tháng tương tác với nhau, mọi người biết các qui tắc, cách nghĩ và cách cư xử là gì, vì vậy các qui tắc không nhất thiết phải được nêu rõ ràng. Điều này khiến các nền văn hóa giàu ngữ cảnh khó điều hướng cho những người không hiểu được các qui tắc bất thành văn của văn hóa.

Một nền văn hóa giàu ngữ cảnh là một nền văn hóa tập thể. Có nghĩa là cá tính của các thành viên phần lớn được hình thành từ tập thể, ví dụ như gia đình hoặc nơi làm việc. Văn hóa giàu ngữ cảnh cũng coi trọng mối quan hệ hòa hợp trong tập thể hơn là thành tích cá nhân.

Do đó, các nền văn hóa giàu ngữ cảnh có xu hướng phục vụ cho sự phát triển và thúc đẩy các nhóm người có cùng chung quyền lợi. Đó là những tập thể họ thuộc về và luôn trung thành, bao gồm gia đình, nền văn hóa và các hội đoàn tôn giáo. Thành viên của

Một số đặc điểm chung của các nền văn hóa giàu ngữ cảnh:

- Chủ yếu sử dụng các phương pháp phi ngôn ngữ để chuyển tiếp thông tin có ý nghĩa trong các cuộc hội thoại, chẳng hạn như nét mặt, cử động mắt và giọng nói, có xu hướng sử dụng cách nói giảm nói tránh.

- Tình huống, con người và các yếu tố phi ngôn ngữ quan trọng hơn các từ ngữ thực tế được truyền đạt.

- Cách giao tiếp gián tiếp và giữ thể diện, trong đó phải thể hiện được sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau, thường chú ý để không làm người khác cảm thấy bối rối hoặc bị xúc phạm

- Việc thể hiện sự mất kiên nhẫn, chán nản, khó chịu hay bực tức thường không tạo được sự thiện cảm và bị coi là vô lễ

- Làm việc nhóm là cách ưa thích để giải quyết các vấn đề và học hỏi thêm cái mới

- Các thành viên của nền văn hóa nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa các cá nhân.

- Niềm tin phải được phát triển trước khi những giao dịch kinh doanh có thể bắt đầu.

Các khu vực có nền văn hóa giàu ngữ cảnh: Nhật Bản và các nước khác ở châu Á; Brazil và các quốc gia khác nằm ở Nam Mỹ; các nhóm bộ lạc châu Phi và hầu hết các quốc gia nằm ở châu Phi; phần lớn Trung Đông, bao gồm cả Iraq và Iran.

(Theo Study.com)

Từ khóa » High Context Là Gì