Văn Hóa ứng Xử Của Người Miền Nam Mà Bất Kỳ Ai Cũng Nên Biết

Văn hoá ứng xử người Bắc nên biết khi chuyển vào sống ở miền Nam, các mẹ thấy có đúng không ạ? Thời gian gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những ý kiến than phiền liên quan tới văn hoá ứng xử của người miền Bắc. Là một người miền Nam, mình xin phép được soạn ra một cẩm nang nhỏ để người miền Bắc có thể tham khảo và có lối ứng xử phù hợp hơn, giúp người miền Nam giảm bớt ác cảm đối với người miền Bắc. (dĩ nhiên đây chỉ là khuyến nghị, nếu các bạn cảm thấy khó làm quá thì có thể chọn phương án không vào miền Nam). – Bạn không nên xưng ông mày, bố mày với bất cứ ai, kể cả với người miền Bắc ở miền Nam giống như bạn, kiểu xưng hô đó không gây được thiện cảm với người miền Nam. – Khi gặp ai đó, nếu chưa chắc chắn họ nhỏ tuổi hơn bạn, nên gọi bằng anh hoặc chị, nếu đối phương cũng gọi lại bạn bằng anh/chị, đó là lịch sự, xã giao kiểu miền Nam, bạn nên xưng hô lại bằng anh/chị tiếp, đừng thấy người khác gọi mình bằng anh mà gọi ngay họ là em, đó là phép lịch sự ở miền Nam. – Nếu bạn là nam, gặp nam giới nhỏ tuổi hơn, gọi là “em” sẽ tạo được thiện cảm hơn kêu bằng “chú”, người miền Nam không thích kiểu “anh nói cho chú mày biết nhé!”. – Bạn nên tập cảm ơn và xin lỗi theo phản xạ, điều đó không làm cho vị thế của bạn thấp xuống, nó chỉ giúp bạn lịch sự và văn minh hơn. – Bạn nên tôn trọng người làm dịch vụ, sẽ rất nực cười nếu ở quê nhà, các bạn được phục vụ kém, vào miền Nam được phục vụ tốt hơn và bạn nhân cơ hội đó bắt chẹt người phục vụ để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân hay vì lý do gì khác. – Người miền Nam không phân biệt nghề nghiệp, sang hèn, người thợ cơ khí hay nhân viên văn phòng cũng đều bình đẳng như nhau. Nếu bạn vào đây với tâm thế khinh thường người miền Nam, bạn sẽ chỉ có thể sống trong phạm vi họ hàng, bạn bè của bạn, chứ rất khó tận hưởng được hết vẻ đẹp, tinh thần của Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. – Đi ngoài đường, khi thấy ai chưa đá chống xe, nếu được, bạn nên nhắc nhở họ, đó là văn hoá miền Nam. – Đi đường gặp người té xe, nếu thuận tiện, bạn nên dừng xe, khoá lại và giúp đỡ người bị nạn, nếu không có ai giúp, người đó sẽ không được ai giúp, người giúp đó có thể là bạn, giúp cho đời một chút sẽ khiến bạn thêm nhẹ nhàng vì đã làm được một điều tốt. – Bạn nên nói chuyện vừa đủ nghe, việc ăn to nói lớn, oang oang như ở quê nhà sẽ không tạo được thiện cảm, đặc biệt là ở nơi công cộng, không phải ai cũng có nhu cầu nghe về các dự án mấy ngàn cây vàng, mấy trăm tỷ của bạn. -Nếu được, nên học các từ vựng của miền Nam, như nón thay cho mũ, dư thay cho thừa, muỗng thay cho thìa, không nên gọi ngôi ba số nhiều là bọn này bọn kia, người miền Nam cũng không mấy thiện cảm về cái đó. – Đừng đội nón cối, biểu tượng này không gây ấn tượng gì đặc biệt ngoài sự chê cười mà người miền Nam dành cho bạn. – Khi tới nhà bạn bè người miền Nam chơi, nếu được mời ăn cơm, bạn hãy ăn uống một cách tự nhiên, người miền Nam mời ăn cơm là mời thật chứ không phải mời lơi. – Ở ngã tư, bạn nhớ dừng đèn đỏ, ra đường nhớ đội nón bảo hiểm đầy đủ, ở đây người chạy xe đầu trần bị coi như sinh vật lạ chứ không phải như ở Hà Nội, tất nhiên nếu bố bạn hoặc chú bác của bạn có phạm vi ảnh hưởng đến miền Nam thì bạn có thể bỏ qua điều này. – Khi làm bất cứ điều gì phạm pháp, hãy nghĩ tới gia đình bạn, quê hương bạn, và vùng đất Bắc Kỳ của bạn. Người Hàn Quốc cũng đã phải chế tài các địa phương miền Bắc với danh sách rất chi tiết nên bạn cần phải thận trọng với những gì mình làm. – Hãy thân thiện, cởi mở, thành thật với người xung quanh, nếu cảm thấy không an toàn với chính người Bắc, bạn hãy chơi với người Nam và tập sống cho giống họ. – Sài Gòn là đất tứ xứ, cư dân phức tạp, đừng thấy cướp giật ở Sài Gòn rồi so sánh nó với nét yên bình ở quê của bạn, nếu Sài Gòn cũng yên bình thì nó có phải là nơi lý tưởng để kiếm sống, khiến biết bao nhiêu người đã đổ về đây học hành rồi ở lại? – Hãy coi người miền Nam ngang hàng, bình đẳng với bạn, các bạn không phải là tổ tiên của người miền Nam, tổ tiên người miền Nam đã từng sống gần với tổ tiên của các bạn nhưng vì hoàn cảnh họ đã vào miền Trung rồi sau đó con cháu họ mới vào miền Nam, kết hợp với người Khmer và người Hoa Minh Hương để tạo ra người miền Nam. Nếu tổ tiên của các bạn cũng đi theo tổ tiên của tôi thì bây giờ các bạn đã ở đâu đó Đồng Tháp, Cà Mau, Tiền Giang hay Sài Gòn chứ không phải là một công dân mới của thành phố lớn nhất nước. – Khi bạn tranh cãi một vấn đề gì đó, cần hiểu lý lẽ và có điểm dừng, tật xấu nhất của các bạn là khi tranh cãi thì muốn thắng cho bằng được, bất chấp lý lẽ, nhiều khi sẵn sàng bịa chuyện, nói dối để đạt được mục đích. – Cảm ơn là đủ, không cần thiết phải “cho em/anh/chị/bác xin” sau khi nhận được một cái gì từ ai đó, bớt khách sáo sẽ thoải mái hơn. Share hộ cái! Xem clip: Nguồn: http://gdhd.net.vn/van-hoa-ung-xu-khi-nguoi-bac-khi-chuyen-vao-song-o-mien-nam.htm

Từ khóa » Cách Nói Chuyện Của Người Miền Nam