Văn Miếu Xích Đằng – Wikipedia Tiếng Việt

Văn miếu Xích Đằng
Di tích quốc gia
Nghi môn Văn miếu Xích Đằng
Thờ phụng
Vạn thế sư biểu
Khổng Tử
551 TCN – 479 TCN
Văn Trinh Công
Chu Văn An
1292 – 1370
Thông tin miếu
Địa chỉViệt Nam thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
Tọa độ20°39′43″B 106°2′56″Đ / 20,66194°B 106,04889°Đ / 20.66194; 106.04889
Thành lập1832
Tôn tạo1839
Lễ hội4 - 5 tháng Giêng âm lịch
Map
Di tích quốc gia
Quần thể di tích Văn miếu Xích Đằng
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận1992
  • x
  • t
  • s

Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào khoảng năm 1701,[1] hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Văn miếu thờ Khổng Tử người sáng lập đạo Nho và thờ Vạn thế sư biểu Chu Văn An - nhà sư phạm tài năng đức độ thời Trần.[2]

Xưa kia, Văn Miếu là nơi tổ chức các cuộc thi Hương và sát hạch thí sinh đi dự kì thi Hương. Vào mỗi dịp xuân thu nhị kỳ, nơi đây còn tổ chức tế lễ. Chủ tế là các quan đầu tỉnh cùng chức sắc, nho sinh. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi bình văn, thơ của nho sĩ yêu nước.[3]

Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng, xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.

Hệ thống quần thể di tích Văn miếu Xích Đằng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử năm 1992.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xây dựng từ cuối thời Lê - thế kỷ 17 (khoảng năm 1701) và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 (Kỉ Hợi - 1839) trên nền của ngôi chùa cổ Nguyệt Đường[3][4], xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.[1]

Dấu tích còn lại đến ngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.

Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh ủy Hưng Yên.

Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt trước nhà tiền tế thuộc khu nội tự

Mặt tiền Văn miếu quay hướng Nam, nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng giống cổng Văn miếu - Quốc Tử Giám.

Khuôn viên Văn miếu rộng 6.000 m2, bao gồm các công trình kiến trúc tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dải vũ, khu chính và khu tháp thờ. Tam quan Văn miếu xây dựng theo kiến trúc "chồng diêm hai tầng tám mái". Đây là công trình kiến trúc đặc sắc vẫn giữ nguyên vẹn từ khi xây dựng và còn được lấy làm biểu tượng tỉnh Hưng Yên.[1]

Phía trong cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh[1] cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy này hiện nay được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên.

Khu nội tự có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam (三), bao gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Toàn bộ khu nội tự Văn miếu tỏa sáng bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim.

Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệp ốc".

  • Khánh đá Khánh đá
  • Hữu vu Hữu vu

Hiện vật

[sửa | sửa mã nguồn]
Một trong 9 tấm bia đá

Hiện vật còn lại của Văn miếu hiện nay là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (phủ Tiên Hưng trước kia thuộc Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình).

Các huyện có người đỗ đạt cao như Văn Giang, Ân Thi, Yên Mỹ, văn Lâm, Kim Động, trong có một số dòng họ khoa bảng tiêu biểu như họ Dương ở Lạc Đạo, Văn Lâm có 9 vị, họ Hoàng ở Thổ Hoàng, Ân Thi có 10 vị, họ Lê ở Liêu Xá, Yên Mỹ có 6 vị.[3]

Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ, đời Trần, Trạng nguyên Nguyễn Kỳ người xã Bình Dân, huyện Khoái Châu, triều Mạc. Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn miếu xưa kia có 2 mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10/2 và ngày 10/8 âm lịch hàng năm. Cứ vào các ngày trọng hội, các vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.[1]

Ngày nay, vào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổ chức sinh hoạt văn hóa, đó là tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Đặc biệt vào 2 ngày mùng 4-5 tết âm lịch, tại văn miếu Xích Đằng còn diễn ra ngày hội xin chữ. Tại đây, các ông đồ viết chữ thư pháp Hán theo yêu cầu (tương tự ngày xin chữ ở văn miếu Quốc Tử Giám-Hà Nội).[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f “Văn miếu Xích Đằng, niềm tự hào của người Hưng Yên”.
  2. ^ https://web.archive.org/web/20190125184511/http://baodulich.net.vn/Van-mieu-Xich-DangHung-Yen-03-8960.html. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2019. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ a b c https://web.archive.org/web/20190125183319/http://thoibaovietlangnghe.com.vn/van-hoa/van-mieu-xich-dang-hung-yen-ton-vinh-van-hien-va-truyen-thong-hieu-hoc.html8592. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2019. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/van-mieu-xich-dang-bieu-tuong-tinh-than-hieu-hoc-cua-nguoi-hung-yen.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bia Văn miếu Hưng Yên - Viện nghiên cứu Hán Nôm Lưu trữ 2013-12-24 tại Wayback Machine
  • Văn Miếu Xích Đằng trên Báo Hưng Yên[liên kết hỏng]
  • Văn Miếu Xích Đằng trên trang web tỉnh Hưng Yên Lưu trữ 2009-07-20 tại Wayback Machine
  • Văn miếu Hưng Yên trên trang của Tổng cục du lịch[liên kết hỏng]
  • x
  • t
  • s
Đền tại Việt Nam
Bắc bộ
  • An Sinh
  • An Xá
  • Bà Chúa Kho (BN)
  • Bà Chúa Kho (HN)
  • Bà Chúa Kho (HY)
  • Bách Linh
  • Bạch Mã
  • Bảo Hà
  • Bia
  • Cấm
  • Cửa Ông
  • Dạ Trạch
  • Dầm
  • Đinh Tiên Hoàng
  • Đoan
  • Đô
  • Đồng Xâm
  • Đuổm
  • Hai Bà Trưng
    • Đồng Nhân
    • Hạ Lôi
  • Hát Môn
  • Đền Hùng
  • Kiếp Bạc
  • Kim Liên
  • Kỳ Cùng
  • Lăng
  • Lê Đại Hành
  • Linh Tiên
  • Lương Xâm
  • Lý Quốc Sư
  • Mao Điền
  • Mẫu
    • Âu Cơ
    • Bát Tràng
    • Lào Cai
  • Mây
  • Ngọc Sơn
  • Phủ Dầy
  • Phù Đổng
  • Phụ Quốc
  • Phủ Tây Hồ
  • Quán Thánh
  • Quảng Phúc
  • Quốc Tử Giám
  • Sóc
  • Thánh Mẫu
  • Thánh Nguyễn
  • Thượng (LC)
  • Tiên La
  • Trần (NĐ)
  • Trần (TB)
  • Trần Thương
  • Tranh
  • Trù Mật
  • Vạn Kiếp
  • Vân Luông
  • Vân Thị
  • Voi Phục
  • Vực Vông
  • Xích Đằng
  • Xưa
  • Bà Chúa Me
Bắc Trung bộ
  • Bà Hải
  • Bà Triệu
  • Cuông
  • Thượng (NA)
  • Đông Hải
  • Đức Hoàng
  • Khai Long
  • Lê Hoàn
  • Miếu Ao
  • Nhà Bà
  • Ông Hoàng Mười
  • Quả Sơn
  • Văn miếu Huế
Nam Trung bộ
  • Bùi Thị Xuân
  • Đào Duy Từ
  • Diên Khánh
  • Lương Văn Chánh
  • Mỹ Sơn
  • Tăng Bạt Hổ
  • Trần Quý Cáp
  • Trường An
  • Đền thờ Trương Định
  • Đền Dinh đô Quan Hoàng Mười
Nam Bộ
  • Bác Hồ (Long Mỹ)
  • Cao Lãnh
  • Châu Văn Liêm
  • Công Thần Vĩnh Long
  • Dinh Cô
  • Đức Thánh Trần (Long Hà)
  • Đức Thánh Trần (Tây Ninh)
  • Hải Thượng Lãn Ông
  • Hiển Trung
  • Kiến An
  • Lệ Châu
  • Nguyễn Hữu Cảnh
  • Nguyễn Tri Phương
  • Phật mẫu (Trảng Bàng)
  • Phật mẫu (Trường Hòa)
  • Thần An Lợi
  • Trấn Biên
  • Trần Hưng Đạo (Bến Củi)
  • Trần Hưng Đạo (Bình Long)
  • Trần Hưng Đạo (Tp.HCM)
  • Trần Quang Diệu (Phước Long)
  • Trần Văn Thành
  • Văn Thánh Vĩnh Long
  • Đền thờ Vua Hùng
    • Phú Riềng
    • Thảo Cầm Viên TP. HCM
    • Thới Bình
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm

Từ khóa » Giới Thiệu Về Văn Miếu Xích đằng