Văn Minh Ả Rập - Luật Sư Online

Mục lục

Toggle
  • 1. Cơ sở hình thành
    • 1.1. Điều kiện tự nhiên
    • 1.2. Dân cư
  • 2. Quá trình lịch sử
  • 3. Thành tựu văn minh
    • 3.1. Đạo Hồi (Islam)
    • 3.2. Khoa học tự nhiên
    • 3.3.Giáo dục
    • 3.4. Văn học và nghệ thuật

Nền văn minh Ả Rập được hình thành và xây dựng trên những tiêu chí của một tôn giáo – đạo Islam. Ra đời trong thời kỳ trung đại, văn minh Ả Rập là một nền văn minh mang tính chất tổng hợp, là chiếc cầu nối giữa văn minh Phương Đông và văn minh Phương Tây, giữa văn minh cổ đại và văn minh trung đại, giữa văn minh trung đại và văn minh công nghiệp. Những thành tựu của văn minh Ả Rập phát triển khá rực rỡ, góp phần làm phong phú và đa dạng thêm bức tranh đa sắc của văn minh nhân loại.

  • Văn minh Ấn Độ
  • Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
  • Văn minh Ai Cập cổ đại
  • Văn minh Trung Hoa
  • Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại
  • Văn minh Tây Âu trung đại
  • Văn minh công nghiệp
  • Văn minh thế giới thế kỷ XX

1. Cơ sở hình thành

1.1. Điều kiện tự nhiên

– Ả rập nằm ở phía tây của vùng cận đông, với 3 vùng địa hình khá rõ rệt:

+ Vùng ven biển Hồng Hải, là khu vực thuộc đế chế La mã xưa kia, có nhiều thành phố buôn bán sầm uất: Méc ca, Ya sơ rip, …

+ Miền ven biển phía Nam (ngày nay là Yemen), có nhiều đồng cỏ tươi tốt, với nguồn nước thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

+ Khu vực sâu trong bán đảo thỉnh thoảng có những sa ốc, là những trạm dừng chân của các đoàn buôn, còn cư dân ở đây thì chở hàng hay dẫn đường thuê…

– Biên giới Ả rập tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, Ả rập lại nằm ở ngã ba giao lưu đông Tây do đó có điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh xung quanh.

– Ả rập không nhiều khoáng sản, nhưng bù lại , do buôn bán rộng rãi, hơn nữa trong qua trình phát triển do bành trướng mạnh mẽ về lãnh thổ nên có điều kiện bổ sung nhiều tài nguyên khoáng sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế.

Tóm lại: Ả rập có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn minh tòan diện phong phú, lại ra đời muộn do đó có thể kế thừa nhiều thành tựu của các nền văn minh.

1.2. Dân cư

– Tộc người Xêmít (vốn là dân du mục trên sa mac), khi tràn xuống đây đã thích nghi với điều kiện sống, nên nhanh chóng phát triển, họ giỏi về buôn bán và đi chinh phục.

– Cư dân Ả rập theo tập quán tín ngưỡng đa thần, đặc biệt tại các thành phố, có nhiều vị thần do thương nhân các nơi mang đến, do vậy đám tăng lữ sống rất giàu có. Thành phố Mécca là điển hình nhất, nhưng ở đây có một một đền thờ chung của cả bộ lạc.

– Vào thế kỷ VII, do vị trí giao thương quan trọng mà Ả rập trở thành nơi tranh chấp của Ba tư, và Thổ nhĩ kỳ liên tục. Yêu cầu thông nhất bán đảo, chống quân xâm lược Ba tư đã được đặt ra cấp bách.

– Năm 610 Môhamét đã bắt đầu truyền bá đạo Hồi thờ Thánh Ala, chủ trương thành lập đạo quân Thánh chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Nhiều bộ lạc trong các sa ốc, quý tộc các thành phố cũng bắt đầu hưởng ứng đông đảo. Sự thành lập nhà nước Ả rập thống nhất đã trở thành hiện thực, trong hoàn cảnh đó quý tộc Méc ca đề nghị thương lượng với Mô ha met về việc hợp nhất. Kết quả là năm 630, nhà nước Ả rập thống nhất đã ra đời. Ả rập bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

2. Quá trình lịch sử

– Từ thế kỷ VII-VIII là thời kỳ củng cố và hoàn thiện nhà nước, đấy là thời kỳ Ả rập thu nhận các thành tựu văn minh từ bên ngoài vào, hay còn gọi là thời kỳ biên dịch.

– Từ thế kỷ IX-XIII là thời kỳ Ả rập phát triển lên đến đỉnh cao, lãnh thổ vắt qua 3 châu Á-Âu-Phi, nền kinh tế hết sức phát triển, Đạo hồi truyền bá rộng rãi, về phương diện văn minh, là thời kỳ Ả rập kế thừa và ra sức sáng tạo những thành tựu văn minh.

– Năm 1258, Ả rập bị Mông cổ chinh phục, nền văn minh Ả rập tàn lụi.

3. Thành tựu văn minh

Văn minh Ả Rập

3.1. Đạo Hồi (Islam)

– Đạo Islam, tôn giáo của sự thuận tòng tuyệt đối, do Môhamét sáng lập. – Ngoài những điểm tương đồng với các tôn giáo khác: quan niệm về Thiên đường, địa ngục, sự giải thoát, những điều cấm kị…đạo hồi có những điểm rất đặc sắc.

– Kinh Koran vừa là Thánh kinh vừa là bộ Bách khoa toàn thư về đất nước Ả Rập gồm 30 quyển với 6236 câu thơ, viết bằng tiếng 11 Ả rập rất trau chuốt, dễ thuộc dễ nhớ, và vì Đạo Hồi được truyền bá rộng rãi nên ngôn ngữ Ả Rập cũng được phổ biến ở những nơi mà đạo Hồi có mặt.

– Có Lục tin (Tin Chân Thánh, Thiên sứ, Sứ giả, Kinh thánh, Tiền định, Kiếp sau) và Ngũ trụ (Niệm (Jihat), Lễ (Salaat), Trai (Ramadan), Khóa (Sakiat), Triều (Hajat).

+ Tin chân thánh: Chỉ tin duy nhất một thánh Ala. Ngoài thánh Ala, không công nhận một đấng thiêng liêng nào khác.

+ Tin thiên sứ: Theo kinh Koran thì thiên sứ do thánh Ala tạo ra từ ánh sáng . Có nhiều thiên sứ, mỗi thiên sứ cai quản về một công việc, và ghi chép về tất cả những hành vi tốt, xấu của con người.

+ Tin kinh điển: Bộ kinh điển duy nhất đáng tin, lấy đó làm thước đo mọi sự việc, đó là kinh Koran.

+ Tin sứ giả: Mohamet là sứ giả của thánh Ala phái xuống để truyền giảng những điều dạy của thánh Ala. Mọi điều truyền giảng của Môhamet đều là chân lí.

+ Tin tiền định: Các tín đồ của đạo Hồi tin rằng số phận của mỗi con người đều do thánh Ala an bài, con người không thể cưỡng lại được, đó là định mệnh.

+ Tin kiếp sau: Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, sau khi chết đi con người sẽ sống ở một thế giới khác và chịu sự phán xét của thánh Ala vào ngày tận thế.

– Là tôn giáo không thờ ảnh tượng, không hàng giáo phẩm (chỉ có các Imâm xướng lễ), đề cao nam giới do đó có những quy định thể hiện nam tính; để râu dài, quan niệm âm nhạc và phụ nữ là cám dỗ nên quy định phụ nữ che mặt khi ra đường và nhạc cụ đơn điệu, không vẽ hình người nhất là phụ nữ…

3.2. Khoa học tự nhiên

Người Hồi giáo quan niệm khám phá khoa học là đang đi trên con đường của Thánh A la, do đó khoa học rất được đề cao.

– Toán học: kế thừa sâu sắc toán học Ấn độ, Hy-La nhưng sáng tạo thêm phép lượng giác, giải phương trình bậc 3, 4.

– Vật lý: cũng kế thừa sâu sắc các thành tựu Hy-La và Ấn độ, nhưng tập hợp thành công trình chuyên về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh sáng qua gương cầu lồi lõm.

– Hóa học: có các thành tựu điều chế a xit từ dấm thực vật, chế rượu Rum từ mía, chế tạo nồi chưng nước tinh khiết, đặc biệt ngành giả kim thuật.

– Thiên văn: do đời sống du mục nên người Ả rập có điều kiện quan sát bầu trời, hơn nữa do yêu cầu của việc hành lễ đạo Hồi, nên có rất nhiều thành tựu: Hồ sơ về 5015 ngôi sao, 47 chòm sao, gia thuyết trái đất tròn với chu vi 35 vạn km, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ, trên trái đất có 7 miền khí hậu.

– Y học: là quốc gia có sự nghiệp y tế tiến tiến nhất thời trung đại: nhiều khoa, bộ môn: tây y, nội khoa, ngoại khoa, dược khoa, dưỡng sinh, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu. Có hệ thống y tế cộng đồng, y tế từ thiện…

3.3.Giáo dục

Với quan niệm giáo dục là để mở rộng tri thức đưa các tín đồ bước trên con đường của Thánh A la, người Ả rập rất coi trọng các nhà khoa học, nhà giáo “ Mực của các nhà bác học cũng linh thiêng như máu của các chiến binh”, công việc biên dịch cũng rất được đề cao, đặc biệt Ả rập đã mời rất nhiều nhà bác học, giáo sư phương Tây sang dạy tại các trường đại học.

Vì vậy nền giáo dục Ả rập có những thành tựu vô cùng rực rỡ: hệ thống giáo dục từ tiểu học lên đến đại học, học toàn diện, có nhiều mô hình dạy học, trên đế quốc Ả rập có nhiều trường Đại học lớn giống như các viện đại học: Batđa, Coócđôba, Cai rô…

3.4. Văn học và nghệ thuật

Văn học:

– Do có sự kế thừa tinh hoa văn học Đông Tây, lại có điều kiện kinh tế hơn nữa chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giao nên văn học Ả rập rất đặc sắc.

– Kinh Cô ran là một tác phẩm văn học đồ sộ kết tinh tài hoa trí tuệ người Ả rập, là một công trình đồ sộ về lịch sử Ả rập, trong đó có nhiều câu chuyện dân gian, truyền thuyết, ngụ ngôn…

– Nghìn lẻ một đêm (264 câu chuyện) là công trình đồ sộ của biết bao nhiêu văn nhân nghệ sĩ, với nhiều thể loại, đề cập đến mọi hạng người, có giá trị giáo dục cao, là nguồn chất liệu phong phú cho các loại hình sân khấu và nghệ thuật. (1001 còn chứa đựng một tính chất toán học dí dỏm, nó chia hết cho cả 7, 11, và 13 ; đó là những số nguyên tố)

Nghệ thuật:

– Đặc sắc nhất là dệt thảm len, thảm nhung với trung tâm là Ba tư (Iran ngày nay), tuy chỉ trang trí họa tiết hoa văn cây 12 là và chữ Hồi giáo cách điệu nhưng không thể bắt chước được.

– Hội họa và âm nhạc tuy đơn điệu nhưng cũng có nét riêng nên vẫn rất quyến rũ và hấp dẫn.

– Kiến trúc mang đậm chất men tôn giáo: xây dựng theo triết lỳ Hồi giáo (Vòm củhành, hình móng ngựa cách điệu, vành trăng lưỡi liềm, triết lý số 4, thoáng đạt, ở trung tâm có nguồn nước…), các công trình Thánh thất, Thánh đường, cung điện lộng lẫy, hoàn mỹ đến từng chi tiết./.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » Tiểu Luận Văn Minh ả Rập