Văn Minh Ai Cập Cổ đại - Luật Sư Online
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- 1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập
- 2. Sơ lược các thời kỳ lịch sử Ai Cập
- 3. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội
- 3.1. Trình độ phát triển kinh tế
- 3.2. Tổ chức nhà nước và sự phân hóa xã hội
- 4. Những thành tựu văn minh
- 4.1. Tín ngưỡng
- 4.2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- 4.3. Chữ viết và văn học
- 4.4. Khoa học tự nhiên
Quốc gia Ai Cập cổ đại đã suy vong từ lâu, văn minh Ai Cập cổ đại đã suy tàn nhưng những thành tựu về văn hóa, khoa học, tư tưởng mà người Ai Cập cổ đại đạt được trên vùng thung lũng sông Nile là những đóng góp hết sức quý báu vào kho tàng chung của loài người. Gần 5.000 năm trôi qua, nhưng hào quang văn minh sông Nile vẫn tiếp tục tỏa sáng.
- Văn minh Ấn Độ
- Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
- Văn minh Ả Rập
- Văn minh Trung Hoa
- Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại
- Văn minh Tây Âu trung đại
- Văn minh công nghiệp
- Văn minh thế giới thế kỷ XX
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập
– Địa hình Ai Cập được chia làm hai khu vực rõ rệt là thượng và hạ Ai Cập. Thượng Ai Cập là dãy thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá; hạ Ai Cập là vùng châu thổ đồng bằng sông Nile. Lãnh thổ Ai Cập hầu như bị đóng kín, phía Tây giáp sa mạc Libi, phía Đông là Hồng Hải, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Nam giáp sa mạc Nubi và Êtiôpia.
– Cách đây khoảng 12.000 năm, trên lưu vực châu thổ sông Nile, đã có những nhóm người sinh sống. Cư dân Ai Cập cổ bao gôm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á đến. Họ quần tụ lại cùng tồn tại và trở thành chủ nhân của nền văn minh rực rỡ ở phương Đông – văn minh Ai Cập.
– Sông Nile là một trong những con sông lớn nhất thế giới (6.700 km), phần chảy qua Ai Cập là 700 km. Sông Nile có nguồn nước giàu phù sa, bồi đắp nên những vùng đất màu mỡ… Lưu vực sông còn có một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là cây Papyrut. Sông Nile còn cung cấp một lượng thủy sản phong phú và là huyết mạch giao thông quan trọng. Vì vậy có thể coi Ai Cập chính là “tặng vật của sông Nile”…
2. Sơ lược các thời kỳ lịch sử Ai Cập
– Lịch sử Ai Cập có thể chia 5 thời kỳ với sự tồn tại của 30 vương triều:
- Thời kỳ tạo vương quốc (3200-3000 năm TCN)
- Thời kỳ cổ vương quốc (3000-2200 năm TCN)
- Thời kỳ trung vương quốc (2200-1570 năm TCN)
- Thời kỳ tân vương quốc (1570-1100 năm TCN)
- Thời kỳ hậu vương quốc (1100-31 năm TCN)
– Ai Cập trở thành một tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã (31 năm TCN – 177 năm SCN)
3. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội
3.1. Trình độ phát triển kinh tế
Nông nghiệp: trồng trọt ngũ cốc, nho và cây ăn quả, chăn nuôi. Công cụ sản xuất bằng kim loại, dùng bò để kéo cày. Mở rộng và củng cố các công trình thủy lợi.
Thủ công nghiệp sớm phát triển thành các nghề làm đồ da, đồ gốm, dệt, thuộc da, chế tạo thủy tinh, đóng thuyền, ướp xác, rèn đồ kim loại, chế tạo vũ khí.
3.2. Tổ chức nhà nước và sự phân hóa xã hội
– Nhà nước Ai Cập cổ đại theo chế độ quân chủ chuyên chế, vua (Pharaon) được thành thánh hóa, đứng đầu nhà nước và tôn giáo, nắm cả vương quyền và thần quyền.
– Xã hội: Tầng lớp thống trị là giai cấp chủ nô (vua, quý tộc, tăng lữ) nắm quyền lực kinh tế, chính trị và có địa vị ưu đãi, có quyền sở hữu nhiều ruộng đất và nô lệ.Những người bị trị bao gồm: nông dân, thợ thủ công, nô lệ.
4. Những thành tựu văn minh
4.1. Tín ngưỡng
– Sùng bái động vật: Người Ai Cập từ xã xưa đa thờ cúng rất nhiều thần. Mỗi bộ lạc có thần riêng, đó là những con vật gần gũi với người, biểu tượng cho sự tươi tốt, sinh sản và mạnh mẽ như: thần Bò Cái, thần Chim Ưng, thần Diều Hâu, thần Ong…
– Đến thời kì quốc gia thống nhất: ngoài các thần địa phương còn xuất hiện thần chính của các trung tâm lớn. Người Ai Cập thờ thần Ra, thánh Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon, thần Osiris, …
– Trong đó thần Osiris được thờ cúng phổ biến nhất. Hằng năm, lễ cúng thần Osiris được tổ chức kéo dài 28 ngày với lễ cày ruộng, lễ gieo hạt.
– Người Ai Cập tin rằng linh hồn là bất tử, việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn và xác. Chính vì vậy, khi con người chết đi, cần phải giữ lại xác đó.
4.2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
– Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Ai Cập thời cổ đại đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc như kim tự tháp, các thành phố cổ và đền đài, tạo dựng các Pharaon, thần linh và cột đá.
– Kim tự tháp là thành tựu nổi bật nhất của kiến trúc Ai Cập cổ đại. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được 138 kim tự tháp, chủ yếu là khu vực ở phía Bắc Ai Cập gần thủ đô Cairô nằm ở phía Tây sông Nile.
Người khởi công xây dựng kim tự tháp đầu tiên là Inhôtép từ vương triều III. Tháp này được xây dựng ở Saquran cao 60m, đáy hình chữ nhật 120m x 106m, xung quanh có điện thờ.
Từ vương triều IV, kim tự tháp được xây dựng nhiều hơn, có quy mô và kết cấu hoàn chỉnh, kỹ thuật tinh xảo và nghệ thuật trang trí đạt đến trình độ cao: như tháp Guizet, mỗi cạnh khoảng 157m, cao 102m; tháp Kêphren cao 134m, mỗi cạnh khoảng 215m.
Nổi bật nhất là kim tự tháp Kêốp, cao 148m, cạnh 270m, tốn khoảng 23 triệu phiến đá và phải mất 30 năm mới xây dựng xong.
– Điêu khắc, người Ai Cập cũng đạt trình độ cao, đặc biệt là khắc tượng Spinx (Nhân sư) ở tháp Kêphren, đầu người mình sư tử, cao 20m, dài 46m.
– Các công trình kim tự tháp, điêu khắc, kiến trúc đều là kết quả của quá trình la động và đỉnh cao sáng tạo của con người ở lưu vực sông Nile.
4.3. Chữ viết và văn học
Chữ viết
Chữ viết Ai Cập ra đời cuối thiên niên kỷ IV TCN, ban đầu là chữ tượng hình gồm các kí hiệu được vạch trên bãi cát, trên tảng đá, lá cây và mảnh xương. Trong quá trình sử dụng người Ai Cập đã cải tiến chữ viết cho đơn giản, hệ thống chữ viết Ai Cập gồm 700 kí hiệu, 21 dấu hiệu chỉ phụ âm. Hiện nay chữ viết được lưu lại nhiều nhất ở trong văn bản tôn giáo, được khắc trên các phiến đá, hành lang, lăng mộ của vua, ghi chép các nghi lễ, cách thức sinh hoạt của các Pharaon và các tầng lớp cận thần.
– Cuối thế kỉ XVIII, người Pháp phát hiện một tấm đá ở ngoại vi thành Roset, tả ngạn sông Nile. Trên phiến đá dài 112cm, rộng 71cm có rất nhiều loại chữ khác nhau.
– Năm 1790, sau nhiều đợt khám phá của các nhà khoa học Anh và Pháp, người ta mới lập được hệ thống phương pháp đọc chữ tượng hình Ai Cập.
Văn học
Trong hàng ngàn năm phát triển lịch sử, cư dân Ai Cập đã sáng tạo ra nền văn học phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Những tác phẩm thơ ca, 6 truyện kể đều tập trung phản ánh hiện thực xã hội.
4.4. Khoa học tự nhiên
Về số học
Thời trung vương quốc, người Ai Cập đã tìm ra hệ số đếm cơ số 10, cách giải phương trình bậc nhất.
Về hình học
Người Ai Cập đã biết tính diện tích tam giác, tứ giác, tính thể tích tháp đáy hình vuông, biết số = 3,1416…
Thiên văn học
Dân cư khu vực sông Nile đã phát hiện nhiều vì sao (Bắc Đẩu, Thiên Lang…), lập ra lịch, một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng. Ngày nay, bằng phương tiện đo chính xác, người ta thấy các thi hài của các Pharaon trong kim tự tháp đều được đặt cho mặt hướng về sao Bắc Đẩu, sai số không quá vài phút.
Về Y học
Từ thời cổ vương quốc, người Ai Cập đã hiểu biết về cấu tạo cơ thể con người tìm các loại thuốc chữa bệnh và thuật ướp xác. Các thi hài của Pharaon còn được lưu lại đến ngày nay là thành tựu của ngành y học Ai Cập. Sách thuốc (Papyrus Medical) được biên soạn khoảng năm 1500 – 1450 TCN.
Những giá trị tri thức của cư dân sông Nile được lưu giữ bảo tồn trong thư viện của Alexandroa. Có hơn 50.000 cuốn sách, gồm đủ các lĩnh vực đã được các nhà khoa học sưu tầm và bảo quản. Đó là kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của nhân dân Ai Cập mà còn là di sản của văn hóa nhân loại./.
Nguồn: Luật sư Online – iluatsu.com
Chia sẻ bài viết:- Share on Facebook
Từ khóa » Tóm Tắt Nền Văn Minh Ai Cập Cổ đại
-
Văn Minh Ai Cập - Những ảnh Hưởng Xuyên Không Gian Và Thời Gian
-
Ai Cập Cổ đại – Wikipedia Tiếng Việt
-
[Slide Tóm Tắt] Những Thành Tựu Văn Minh Ai Cập Cổ đại
-
Văn Minh Ai Cập Cổ đại | Multi Art World
-
Tóm Tắt: Lịch Sử Ai Cập Cổ đại - Cái Nôi Của Nền Văn Minh Nhân Loại
-
Nền Văn Minh Ai Cập Cổ đại điều Kiện Hình Thành Phát Triển
-
Tiểu Luận - Văn Minh Ai Cập Cổ đại - Thế Giới Luật
-
Tiểu Luận: Thành Tựu Nền Văn Minh Ai Cập Pptx - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ai Câp - Cái Nôi Văn Minh Nhân Loại | SAIGON TRAVEL Co.,Ltd
-
VĂN+MINH+AI+CẬP-+SV- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI 1 - StuDocu
-
Văn Hóa Của Ai Cập Cổ đại: Tóm Tắt Về Kiến Trúc Và Văn Học
-
[PDF] LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
-
Cơ Sở Hình Thành Và Thành Tựu Cơ Bản Của Văn Minh Ai Cập
-
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Tóm Tắt Ai Cập, Lưỡng Hà - Tailieunhanh