Văn Minh Lưỡng Hà Cổ đại - Luật Sư Online

Mục lục

Toggle
  • 1. Cơ sở hình thành nền văn minh Lưỡng Hà
    • 1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
    • 1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của văn minh Lưỡng Hà
  • 2. Trình độ kinh tế và chế độ chính trị
    • 2.1. Trình độ kinh tế
    • 2.2. Chế độ chính trị và Bộ luật Hamurabi
  • 3. Những thành tựu về văn minh
    • 3.1. Tín ngưỡng
    • 3.2. Chữ viết
    • 3.3. Văn học nghệ thuật
    • 3.4. Thành tựu khoa học tự nhiên

Lịch sử Lưỡng Hà cổ đại là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Thành tựu văn minh Lưỡng Hà cổ đại đạt được cũng chính là sự tổng hợp những thành tựu của người Sumer, Akkad, Babylone, Chaldee… Trong đó, người Sumer là tộc người xây dựng nên những quốc gia đầu tiên và cũng là những người đặt nền móng xây dựng nền văn minh Lưỡng Hà. Văn minh Lưỡng Hà thực sự đã có những ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến văn hóa của các quốc gia Tây Á khác, đặc biệt là Hy-La cổ đại.

  • Văn minh Ấn Độ
  • Văn minh Ai Cập cổ đại
  • Văn minh Ả Rập
  • Văn minh Trung Hoa
  • Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại
  • Văn minh Tây Âu trung đại
  • Văn minh công nghiệp
  • Văn minh thế giới thế kỷ XX

1. Cơ sở hình thành nền văn minh Lưỡng Hà

1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

– Cùng với niên đại hình thành nền văn minh Ai Cập, ở khu vực Tây Á, có nhiều quốc gia cổ xuất hiện như Lưỡng Hà, Babylon, Axiri, Phênêxi, Palextin… Trong đó, Lưỡng Hà có trình độ phát triển về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa cao hơn cả.

– Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai con sông: sông Tigrơ và Ơphơrat, phía Bắc của Lưỡng Hà ngăn cách với các bộ lạc người phương Bắc, bởi đường biên giới tự nhiên là dãy núi Acmênia, phía Tây là sa mạc Xiri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là vịnh Ba Tư.

– Lưỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Sông Tigrơ và Ơphơrat hàng năm trữ nước tưới mát cho dải đất mênh mông này… Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp phát triển, cư dân biết dùng bò để cày ruộng, làm đồ gốm bằng bàn xoay, làm hệ thống thủy nông tưới nước cho đồng ruộng. Những cây trồng chính là nho, ô liu, đại mạch và nhiều loại hoa quả khác. Do vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế thương nghiệp là một nét đặc trưng trong sự phát triển của nền kinh tế ở Lưỡng Hà.

– Đây còn là điệu kiện thuận lợi cho sự thiên di, cư tụ của cộng đồng dân cư. Cư dân đầu tiên đến định cư ở Lưỡng Hà là người Xume (đến vào thiên niên kỉ IV) và người Xêmít (đến muộn hơn vào đầu thiên niên kỉ III). Ngoài ra còn có những bộ lạc xung quanh di cư đến. Qua hàng ngàn năm lịch sử, họ đã cùng lao động, đấu tranh, xây dựng nên một quốc gia mạnh nhất Tây Á.

1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của văn minh Lưỡng Hà

Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, bước phát triển của văn minh Lưỡng Hà khác hẳn với văn minh Ai Cập, có thể khái quát thành các giai đoạn chính sau đây.

– Thời kì xuất hiện các quốc gia cổ Xume và Atcat

– Thời kì vương quốc cổ Babylon

– Thời kì vương quốc Tân Babylon

2. Trình độ kinh tế và chế độ chính trị

Văn minh Lưỡng Hà cổ đại

2.1. Trình độ kinh tế

– Nền tảng kinh tế của Lưỡng Hà là nông nghiệp và chăn nuôi…

– Nghề thủ công phát triển mạnh: dệt, đồ da, rèn, đóng thuyền, chế tạo vũ khí.

– Thương nghiệp khá phát triển, Babylon sớm trở thành trung tâm thương mại cho cả vùng Tây Á.

2.2. Chế độ chính trị và Bộ luật Hamurabi

– Chế độ chính trị: Ngay khi mới ra đời nhà nước của người Xume được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế. Đến thời kì vương quốc Babylon thì chế độ chính trị được hoàn thiện, đặc biệt dưới vương triều Hamurabi. Triều Hamurabi đã soạn thảo bộ luật Hamurabi với 282 điều được khắc trên đá bazan cao 2,25m, rộng 2m.

– Bộ luật Hamurabi gồm 3 phần: phần mở đầu nội dung và kết luận

Nội dung có các điểm chính sau:

  • Quy định hình phạt về các tội vu cáo, trộm cắp, gây thương tích hay làm chết người và những hành vi gây rối loạn trong xã hội.
  • Quy định về quyền lợi của những người đóng góp nghĩa vụ quân sự, trong đó đề cập đến tù binh hoặc người không hoàn thành nhiệm vụ quân đội.
  • Quy định về thu sản phẩm của các thành phần dân cư trong xã hội, trong đó chú trọng đến những người canh tác ruộng đất công.
  • Quy định về vay nợ và không trả nợ.
  • Quy định về buôn bán.
  • Quy định về hôn nhân và gia đình trong đó nói tới quyền thừa kế tài sản.
  • Ngoài ra còn có những quy định về xử phạt, mức trả công cho người chữa bệnh, thuê mướn…

Bộ luật Hamurabi là bộ luật thành văn cổ nhất, hoàn chỉnh nhất của các quốc gia cổ đại phương Đông nói chung và khu vực Tây Á nói riêng.

– Tóm lại: Bộ luật Hamurabi đã phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong vương quốc cổ Babylon. Bộ luật không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lí mà còn có giá trị tư liệu cho thế giới nghiên cứu về vương quốc này.

3. Những thành tựu về văn minh

3.1. Tín ngưỡng

– Người Lưỡng Hà tôn thờ những vị thần riêng liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và những hiện tượng thiên nhiên gắn liền với cuộc sống gần gũi thường ngày như: thần Mặt Trời (Samat), thần Đất (Enlin), thần Ái Tình (Istaro), thần Mẹ (Ihana), Thần Biển (Ea)…

– Người ta còn xây dựng nhiều đền, miếu thờ thần do các tăng lữ tiến hành nhiều nghi lễ rất phức tạp. Người Xume (Lưỡng Hà) không quan niệm mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác sau khi chết như người Ai Cập.

3.2. Chữ viết

– Đầu thiên niên kỉ III TCN, người Xume (Lưỡng Hà) đã sáng tạo ra chữ viết theo kiểu chữ tượng hình. Sau đó, chữ viết ngày càng đơn giản hóa, gọn nhẹ và chỉ ghi lại những nét đặc trưng, tạo thành hệ thống chữ tượng hình.

– Các văn bản thời xưa của vùng Tây Á dùng loại chữ viết này để ghi lại tình hình sinh hoạt kinh tế, xã hội cũng như những diễn biến chính trị thời đó. Đây là nguồn tư liệu lớn có giá trị.

3.3. Văn học nghệ thuật

– Văn học: bao gồm hai loại là văn học dân gian, truyền miệng và thơ ca.

+ Nội dung của các dòng văn học này chủ yếu phản ánh tín ngưỡng và cuộc sống hằng ngày của nhân dân lao động. Điển hình là hai tập trường ca: thi phẩm Enuma Elet và anh hùng ca Gimgamet.

+ Ngoài hai nội dung chủ yếu trên, văn học thời kì này còn phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tự nhiên và con người, cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên để bảo tồn sự sống, chống hạn hán, lũ lụt để bảo vệ cuộc sống yên bình.

– Nghệ thuật: Người Lưỡng Hà đã xây dựng được các cung điện, đền, miếu lớn ở hai trung tâm lớn là Xume và Atcat và các thành bang Ua, Kit… đạt trình độ kiến trúc cao.

– Một trong những công trình kiến trúc cao được đánh giá là vườn treo Babylon – đây là một trong bảy kì quan của thế giới.

– Do có điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị và vị trí địa lí nên thành Babylon đã trờ thành trung tâm sầm uất phồn thịnh. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử. Đến đầu thế kỉ VII TCN dưới triều đại vua Nabucodonossor (604-561 TCN), Babylon được hồi sinh. Vườn treo Babylon là một khuôn viên hình vuông, cấu trúc kiểu dốc bậc, các tầng hiên xếp chồng lên nhau và toàn bộ công trình cao tới 77m, có 4 tầng, mỗi tầng là một vườn cây. Mặt bằng của mỗi tầng được lát bằng những phiến đá to rất khít phủ một lớp cói mỏng, đổ đất lên để trồng cây. Đây là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo, cung điện của nhà vua và vườn treo tạo thành một quần thể kiến trúc hùng vĩ. Nhưng toàn bộ công trình đã bị tàn phá, chôn vùi dưới những lớp đất sâu.

3.4. Thành tựu khoa học tự nhiên

– Về toán học: Do nhu cầu của việc đo đạc ruộng bậc thang, đào đắp kênh tưới, xây dựng cung điện, cư dân Lưỡng Hà đã biết đến những con số và đưa ra công thức tính diện tích các hình. Họ lấy số 5 làm số trung gian để đếm số hạng thấp hoặc cao hơn 5. Dùng cơ số 60 (nay vẫn dùng trong hệ thống đo thời gian: giờ, phút, giây) phép khai căn, lấy dấu tròn để chỉ độ. Khi đo đạc người ta biết dùng số = 3 để tính diện tích và chu vi hình tròn, biết tính hình tròn của tam giác vuông.

– Thiên văn học: Người Babylon đã khám phá ra 5 hành tinh của mặt trời (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Hải vương tinh), biết gần đúng quỹ đạo của các hành tinh, nghiên cứu hiện tượng sao chổi, sao băng, nhật thực, nguyệt thực, động đất, tính lịch theo mặt trăng: một năm có 12 tháng, xen kẽ một tháng đủ, một tháng thiếu, tổng cộng là 354 ngày. Dùng ánh mặt trời và nước chảy để đoán giờ.

– Về y học: chữa nhiều bệnh về tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, đau mắt. Hình thành nhiều ngành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu. Tuy nhiên, do tín ngưỡng ma thuật rất nhiều, hiện nay còn lưu lại ảnh thần bảo hộ y học, biểu tượng con rắn quấn quanh chiếc gậy./.

Nguồn: Luật sư Online – iluatsu.com

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » Những Thành Tựu Nền Văn Minh Lưỡng Hà