Văn Nghệ Dân Gian Của Dân Tộc XINH MUN ở Tỉnh Sơn La - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Báo cáo khoa học
Văn nghệ dân gian của dân tộc XINH MUN ở tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.73 KB, 33 trang )

MỤC LỤCMỞ ĐẦU..............................................................................................................1PHẦN THỨ NHẤT.............................................................................................2KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI,NGUỒN GÓC LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC XINH MUN Ở TỈNH SƠN LA...21.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của dân tộc Xinh Mun ởtỉnh Sơn La....................................................................................................21.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý..........................................................................21.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội...............................................................21.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế.........................................................................21.1.2.2. Đặc điểm về xã hội..........................................................................51.2. Khái quát về tộc danh và nguồn gốc lịch sử của dân tộc Xinh Mun ởtỉnh Sơn La....................................................................................................51.2.1. Dân số, phân bố dân cư, nguồn gốc lịch sử........................................51.2.1.1. Dân số, phân bố dân cư...................................................................51.2.1.2. Nguồn gốc lịch sử............................................................................61.3. Khái quát về đặc điểm văn hóa của dân tộc Xinh Mun ở tỉnh Sơn La.......61.3.1. Văn hóa vật chất.................................................................................61.3.2. Văn hóa tinh thần................................................................................91.3.3. Văn hóa xã hội....................................................................................9PHẦN THỨ HAI...............................................................................................10KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA DÂN TỘCXINH MUN Ở TỈNH SƠN LA........................................................................102.1. Một sô loại hình văn nghệ dân gian.....................................................102.1.1. Nhạc cụ.............................................................................................102.1.2. Múa...................................................................................................112.1.3. Âm nhạc trong sinh hoạt cộng đồng.................................................132.1.4. Vè và hát đố......................................................................................142.2. Giá trị của văn nghệ dân gian đối với dân tộc Xinh Mun trong khotàng văn hóa Việt Nam................................................................................212.2.1. Giá trị lịch sử....................................................................................212.2.2. Giá trị văn hóa..................................................................................222.2.3. Giá trị cố kết cộng đồng...................................................................23PHẦN THỨ BA. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢOTỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦADÂN TỘC XINH MUN..................................................................................243.1. Thực trạng............................................................................................243.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộcXinh Mun....................................................................................................253.2.1. Nâng cao công tác tổ chức quản lý...................................................253.2.2. Khai thác giá trị văn hóa truyền thống.............................................253.2.3. Đẩy mạnh xây dựng chính sách, đầu tư và phát triển các nghệ nhândân gian.......................................................................................................263.2.4. Nâng cao nhận thức của người dân..................................................26KẾT LUẬN........................................................................................................28DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................29PHỤ LỤC...........................................................................................................30MỞ ĐẦUTrải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhautrong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi,giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói,chữ viết và bản sắc văn hóa riêngBản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạtcộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội,các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ,vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần cù chịukhó, thông minh trong sản xuất, với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng, với kẻ thù không khoan nhượng, với con người - nhân hậu vị tha, khiêm nhường... Tất cảnhững đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam.Là sinh viên chuyên ngành Quản lý Văn hóa, trong quá trình học tôi đãđược trang bị những kiến thức chuyên sâu và hiểu rõ về từng vấn đề của các dântộc thiểu số như: kinh tế, trang phục, nhà cửa, ẩm thực, hôn nhân, ma chay, tínngưỡng, văn nghệ dân gian, lễ hội, thiết chế xã hội. Từ đó cho thấy mỗi dân tộcmỗi vùng miền lại có một nét văn hóa đặc trưng riêng giúp tôi hiểu được về đờisống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vàđó cũng nền tảng kiến thức để tôi tìm hiểu sâu hơn về giá trị văn nghệ dân giancủa dân tộc Xinh Mun.Trong bài tiểu luận của tôi tập trung vào nghiên cứu “văn nghệ dân gian”của dân tộc Xinh Mun ở tỉnh Sơn La.1PHẦN THỨ NHẤTKHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI,NGUỒN GÓC LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC XINH MUNỞ TỈNH SƠN LA1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của dân tộc XinhMun ở tỉnh Sơn La1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lýSơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km²chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố.Thành phố Sơn La nằm ở tọa độ 21°15' - 21°31' Bắc và 103°45' - 104°00' Đông,cách Hà Nội khoảng 320 km về phía Tây Bắc. Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái,Điện Biên, Lai Châu, phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, phía tây giápvới tỉnh Điện Biên, phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào),phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc giadài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc.Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàuhương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi nơi đây có 12 dân tộc anh em cùngchung sống đoàn kết. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc khác nhau và có những di sảnvăn hoá truyền thống độc đáo nhưng giữa các dân tộc lại có những nét chung bởisự giao hoà của 12 nền văn hoá. Dân tộc Thái (chiếm 54% dân số), dân tộcMông (chiếm 12% dân số), dân tộc Mường (chiếm 8,4% dân số), dân tộc Dao(chiếm khoảng 2,5% dân số), dân tộc Tày, dân tộc Xinh Mun, dân tộc La Ha,dân tộc Kháng, dân tộc Lào, dân tộc Hoa, dân tộc Khơ Mú.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội1.1.2.1. Đặc điểm về kinh tếTrồng trọt: cây lương thực chính là cây lúa: lúa nếp, lúa tẻ và cây ngô.Dân tộc Xinh Mun trông cây lương thực ở trên nương. Đồng bào chia nươnglàm hai loại dựa vào phương thức canh tác: nương canh tác bằng gậy chọc lỗ,nương canh tác bằng cuốc và nương canh tác bằng cày. Nương canh tác bằng2gậy chọc lỗ thường là nương mới khai phá, trên mặt đất còn nhiều mùn, dùnggậy chọc lỗ để không làm xáo trộn đất, khi gặp mưa, mùn đất ít bị trôi đi, giữđược độ màu mờ lâu hơn cho đất nương.Nương cuốc là nương khi gieo trồng người ta dùng cuốc đê bố từng hố,rồi gieo trồng xuống hố đó. Nương cuốc, thường là nương đã gieo trồng vài bavụ. Trên nương này, lớp mùn trên mặt đất đã bị mưa to rửa trôi đi, cho nên cầncuốc sâu hơn xuống đất để khi gieo trồng, cây có cái “ăn”. Chiếc cuốc dùng đểlàm nương, dân tộc Xinh Mun gọi là tha mứn.Đây là chiếc cuốc có lưỡi dài khoảng 16cm, rộng khoảng 10cm, thuận tiệncho việc canh tác nơi nương dốc, vừa thuận cho việc cuốc hố nho nhỏ để tra hạt,vừa tiện cho việc móc gốc rễ những cây cỏ dại khi làm cỏ cho cây trồng.Nương cày là nương thâm canh, gieo trồng các loại cây lương thực chínhhoặc cây lương thực phụ, các loại đậu đồ. Canh tác trên nương cày, dân tộc XinhMun dùng trâu, hoặc bò làm sức kéo và thực hiện giải pháp kỳ thuật như: bónphân cho cây trồng, tạo bờ cho nương giữ màu khỏi bị trôi nhanh, nhằm bồi bổthêm chất màu mỡ cho đất, để ổn định canh tác lâu dài.Việc thu hoạch lúa, trước đây được thực hiện bằng cách dùng nhíp cắttừng nhánh lúa, hoặc chỉ tuốt lúa bằng tay, về sau đồng bào dùng liềm để gặt.Công việc đập lúa được thực hiện ở ngay trên nương. Trước đây, người ta dùngcác que tre, que gồ đập trực tiêp vào các lượm lúa, vê sau họ dùng néo.Chăn nuôi: dân tộc Xinh Mun chăn nuôi gia súc, gia cầm trong từng giađình. Vật nuôi là những con trâu, bò, lợn, gà, dê. Đồng bào nuôi trâu, bò để kéocày, lấy phân bón ruộng, bán. Trâu, bò thường được coi là một nguồn tài sản củagia đình. Nhà giàu có thường nuôi nhiều trâu, bò. Lợn. gà, dê,… được nuôi đểphục vụ các nghi lễ tôn giáo, kết hợp sử dụng làm thực phẩm trong các dịp lễ tết,hội hè. Trước đây, dân tộc Xinh Mun chủ yếu chăn thả gia súc, gia cầm. Về saudân đã làm chuồng trại cho chúng gần nhà ở. Bên cạnh trồng trọt, công việcchăn nuôi ngày càng được chú ý, có khả năng phát triển.Khai thác tự nhiên: sinh sống ở vùng Tây Bắc, rừng cung cấp cho dân tộcXinh Mun nhiều lâm, thố sản. Dân tộc Xinh Mun thu hái các loại rau rừng,3măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, củ mài,… Công việc thu hái lâm thổ sảnnày diễn ra hàng ngày. Sau mỗi buổi chiều đi làm về chị em phụ nữ thường tranhthủ hái rau, củ rừng về làm thức ăn bữa cơm chiều. Rừng Tây Bắc còn là nơi cónhiều thú rừng to nhỏ khác nhau. Nam giới thường săn bắt các loại thú rừngnhỏ: con cầy, con cáo, con khỉ, hoặc các loại chim muông… Mục đích săn bắt,trước tiên nhằm mục đích bảo vệ mùa màng, sau đó là có thêm thịt cải thiện đờisống. Với các loại thú nhỏ các hình thức săn bắt chủ yếu là dùng các loại bầy.Dân tộc Xinh Mun còn săn bắn các loại thú lớn: hổ, báo, gấu. Đồng bào haydùng hình thức săn rình đối với các loại thú lớn này. Với thú lớn, ngoài mục đíchbảo vệ con người, bảo vệ gia súc, đồng bào còn dùng xương hổ đế nấu cao làmthuốc bổ, lẩy mật gấu để chữa bệnh, khi một nơi nào đó trên cơ thổ người bị vađập mạnh.Ngành nghề thủ công: dân tộc Xinh Mun có một số nghề thủ công nhưnghề đan lát tre, nghề rèn, nghề dệt, nhưng nhìn chung ít phát triển, ở một số bản, người làm nghề rèn, nhưng do bản ít người, nhu cầu rèn ít, cho nên rèn khôngcó cơ hội phát triển. Một số chị em học nghề dệt của người Thái, nhưng rồi cũngkhông phát triển được, vì đồng bào sinh sống trong môi trường xã hội Thái, sảnphẩm dệt của người Thái nhiều, đẹp, bán ở chợ đù thoả mãn nhu cầu về vải chocả dân tộc Xinh Mun cư trú trong vùng. Nghề đan lát mây, tre là phát triển hơncả. Họ đan gùi, đan mâm mây ăn cơm, đan ghế mây ngồi, đan hòm đựng quầnáo…. kỹ thuật đan của đồng bào khá tinh xảo. Đồ đan mây, tre gia dụng củađồng bào được bà con các dân tộc trong vùng ưa thích.Trao đổi, mua bán: sinh sống bằng nền kinh tế tự túc, tự cấp, dân tộcXinh Mun ít tham gia vào hoạt động buôn bán. Vùng dân tộc Xinh Mun cư trúkhông họp chợ. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống, đồng bào cũng phải bán mộtsố nông, lâm, thổ sản để lấy tiền mua những yếu phẩm như dầu thắp, muối, kim,chỉ thêu, giấy vở cho trẻ em đi học. Dân tộc Xinh Mun đem ra chợ bán gà, măngkhô, măng tươi, nấm hương, mộc nhĩ. Khách mua các hùng nông sản là nhữngthương lái, buôn bán nhỏ lẻ, chạy chợ từ nơi sang nơi khác trong vùng. Chợthường họp theo phiên và thường rất xa nơi đồng bào cư trú.41.1.2.2. Đặc điểm về xã hộiSơn La là một tỉnh miền núi, có 11 đơn vị hành chính (1 thành phố, 10huyện) với 12 dân tộc cùng sinh sống. Dân số của tỉnh, theo số liệu thống kênăm 2006, là trên 1 triệu người. Trong đó, dân số ở khu vực nông thôn là chủyếu, chiếm tỷ trọng 88,7%, khu vực thành thị chiếm 11,3%. Dân số trong độ tuổilao động khoảng 541 ngàn người, chiếm 54% dân số toàn tỉnh. Lao động nông,lâm nghiệp chiếm gần 90% tổng số lao động. Lao động công nghiệp, xây dựng,dịch vụ và chế biến chiếm khoảng 10%.Nhân dân các dân tộc Sơn La có truyền thống cách mạng, đoàn kết, yêunước. Chính trị, trật tự an ninh, quốc phòng trên địa bàn luôn được đảm bảo.Trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề của lao động ở SơnLa còn thấp so với yêu cầu phát triển. Cả tỉnh hiện nay chỉ có 01 trường đại học,01 trường cao đẳng, một số trường trung cấp và trung tâm đào tạo nghề. Do vậy,việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và lao động ở tỉnh phụ thuộc chủ yếuvào các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội và các tỉnh khác. Điều này cũng gâykhó khăn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.1.2. Khái quát về tộc danh và nguồn gốc lịch sử của dân tộc XinhMun ở tỉnh Sơn La1.2.1. Dân số, phân bố dân cư, nguồn gốc lịch sử1.2.1.1. Dân số, phân bố dân cưTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Xinh Mun ở ViệtNam có dân số 23.278 người, có mặt tại 22 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Dântộc Xinh Mun cư trú tập trung tại tỉnh Sơn La (21.288 người, chiếm 91,5% tổngsố dân tộc Xinh Mun tại Việt Nam), Điện Biên (1.926 người), Đồng Nai (10người), Nam Định (10 người), Hà Nội (10 người)... Tại Lào, họ được gọilà người Puộc với dân số khoảng 2.146 người (theo Ethnologue) vào năm 1985.Dân tộc Xinh Mun cư trú ở vùng biên giới Việt – Lào, chủ yếu ở 2 huyệnYên Châu và Sông Mã, ngoài ra còn sống rải rác ở các huyện Mai Sơn, ThuậnChâu, Mường La. Dân tộc Xinh Mun còn có tên gọi là Puộc, Pụa. Tiếng nói dântộc Xinh Mun thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.51.2.1.2. Nguồn gốc lịch sửNgười Xinh-mun đã từng sinh sống lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam.1.3. Khái quát về đặc điểm văn hóa của dân tộc Xinh Mun ở tỉnh Sơn La1.3.1. Văn hóa vật chấtNhà ở: dân tộc Xinh Mun ở nhà sàn. Nguyên vật liệu làm nhà là gỗ, tre,nứa, lá, những nguyên vật liệu này sẵn có ở trong rừng, chỉ mất công vào rừngchọn, chặt lấy, không mất tiền mua. Sau khi chuẩn bị xong nguyên vật liệu làmnhà, khâu quan trọng là chọn đất dựng nhà. Đồng bào chọn đất dựng nhà thôngqua hình thức bói. Trong khi bói dân tộc Xinh Mun làm khò xinh – một que tremỏng, dài khoảng 15 cm. Que tre này được bẻ gập thành từng đoạn, tượng trưngcho linh hồn mỗi thành viên trong gia đình. Sau khi đã chọn được mảnh đất làmnhà, gia chủ buộc khò xinh vào một cọc, rồi cắm cọc đó ở chính giữa nền nhàtương lai. Khi làm xong nhà, trong nghi lễ lên nhà mới, tất cả các thành viêntrong gia đình ngồi trên sàn nhà ăn cơm, phải ngồi ngay đúng phía trên chínhcọc này. Đồng bào tin rằng, ngồi như vậy, con ma trong gia đình mới biết mọingười để che chở. Dân tộc Xinh Mun rất kiêng chọn đất làm nhà trên nền nhàcũ.Ngày khởi công làm cũng được lựa chọn cẩn thận. Theo quan niệm củađồng bào, làm nhà vào ngày nước (thuỷ – các ngày 2, 6, 8, 9 trong tháng) làngày tốt nhất. Người ta kiêng khởi công làm nhà vào ngày lửa (hoả – các ngày 1,7). Đồng bào Xinh Mun cũng ít khi làm nhà vào các ngày 3, 5, 10, vì sợ sau nàysẽ cháy nhà.Khi dựng nhà, dân tộc Xinh Mun rất coi trọng việc dựng “cột chính”, theotập quán, chủ gia đình phải mời ông cậu tới dựng cột này. Trên cột chính, đồngbào treo một số hiện vật như: ta leo, khò xinh, ba, bốn vòng lạt nhỏ (tượng trưngcho tiền bạc); con dao, cái thớt, gói muối (mong muốn sự no đủ)… Có nơi, đồngbào còn buộc ở đầu cột chính cà chiếc cũ của chủ nhà (để báo cho ma bếp biếtngười chủ của gia đình), một vài bông lúa, mai con ba ba (tượng trưng cho âmvật) và một dùi gỗ tròn (tượng trưng cho dương vật). Việc tôn thờ âm, dương vậtphản ánh quan niệm phồn thực, mong muốn sự sinh con đẻ cái, mùa màng tươi6tốt. Ông cậu cũng là người đốt ngọn lửa đầu tiên trên bếp nấu cơm của căn nhàmới. Ngọn lửa ấy được giữ không tắt trong suốt đêm đầu tiên. Hiện nay dân tộcXinh Mun làm mái nhà mai rùa như người Thái Đen. Bố trí nhà của dân tộcXinh Mun bao giờ cũng có một gian là nơi ngủ của khách và con trai chưa vợ.Gian khách còn lại là nơi đặt thờ ma nhà. Các gian khách dành cho sinh hoạt giađình, có bếp riêng.Kỹ thuật làm nhà đơn giản: cột là cây có sẵn ngoãm. chôn cột xuống đất,gác cây que lên, dùng lạt hoặc dây rừng buộc, mái lợp bằng cỏ gianh. Nét đặctrưng của ngôi nhà dân tộc Xinh Mun được thể hiện hình thù của mái. Đó là kiểumái nhà hình mai rùa, gồm hai mái chính và hai mái hồi. Loại mái này cũng gặpở người Thái Đen trong cùng vùng.Trong nghi lễ vào nhà mới, ông cậu không chỉ được mời làm, mà còn làngười nhóm lửa đầu tiên trên chiếc bếp dùng để nấu cơm. Ngọn lửa đó khôngđược để tắt trong suốt đêm cùa buổi lễ. Giữ ngọn lửa cháy liên tục để chứng tỏrằng, ma bếp phải chiến thắng ma rừng.Ăn: dân tộc Xinh Mun ăn cơm nếp, cơm tẻ, thích gia vị cay, uống rượucần, có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen.Trang phục: dân tộc Xinh Mun không phát triển nghề trồng bông dệt vải,cho trang phục của họ bị phụ thuộc vào nguồn vải và thậm chí cả kiểu dángtrang phục của dân tộc cùng sinh sống trong vùng. Vùng Tây Bắc là vùng vănhoá Thái, vì vậy trang phục dân tộc Thái đã ảnh hưởng lớn đến trang phục XinhMun. Chính chị em phụ nữ người dân tộc Xinh Mun dùng trang phục Thái đểmặc. Do vậy, cơ bản trang phục phụ nữ Xinh Mun giống như trang phục chị emphụ nữ Thái trong vùng, tức là cũng mặc váy, xửa cỏm và khăn piêu. Trang phụctruyền thống của phụ nữ Xinh Mun gồm có: khăn, áo, váy, thắt lưng…về cơ bảnkhông khác gì trang phục của phụ nữ Thái Đen.Khăn Phụ nữ Xinh Mun trước đây thường chít khăn vuông bằng vải đenbốn góc có tua chỉ xanh, đỏ. Ngày nay, đa số phụ nữ Xinh Mun đội khăn piêu.Khăn được làm bằng vải bông nhuộm chàm, dài khoảng 150cm, rộng 35 –45cm. Điểm đáng chú ý là piêu được trang trí bằng cút ở bốn góc và cạnh phía7hai đầu khăn. Số cút bao giờ cũng là số lẻ. Mỗi chùm 3 cút gọi là piêu cút xam,chùm 5 cút gọi là piêu cút hả… Đồng bào tin rằng số lẻ là sự chung thuỷ, phụ nữđội khăn có số cút lẻ sẽ chung thuý cả đời với chồng con.Áo của phụ nữ Xinh Mun giống như áo của phụ nữ Thái Đen. Đây là loạiáo ngắn (sửa cỏm khen ten), may bằng vải bông dệt thủ công, thân áo ngắnngang eo, cổ tròn, tay áo bó sát dài tới mắt cá tay, sửa cỏm mở khuy chính giữathân trước. Khuy bằng đồng, nhôm, có khi bằng bạc (mak pém) giống hình conbướm (cáp bửa). Hàng khuy bên phải tượng trưng cho con đực (tở po), hàngkhuy bên trái là con cái (tô me). Mỗi chiếc áo “cỏm” thường có từ 11 – 12 đôi“pém” Đôi khi khuy áo “cỏm” có hình con cà cuống (meng đa), hình con nhện(xính xao) hoặc hình con ve sầu (chắc chắn)… Đặc điểm chính của loại áo nàylà rất ngắn. Khi mặc hở phần thắt lưng bằng lụa tơ tằm, bó sát lấy cơ thể. Chínhnhững đặc điểm này của “áo cỏm” đã tôn thêm vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể ngườiphụ nữ.Váy (xín) của phụ nữ Xinh Mun thường may ngắn hở bắp chân. Váy maybằng vải bông nhuộm chàm, ngày nay thường may bằng vải láng đen, lụa đen…Váy được may kiểu khép kín, chu vi khoảng 100 – 120cm. Cạp váy khoảng 8cmbằng vải hoa hoặc vải khác màu với thân váy. Gấu váy (tin)cao khoảng 3cm, bêntrong nẹp bằng vải đỏ. Ngoài áo, váy, khăn, phụ nữ Xinh Mun còn đẹp vòng tay,vòng cổ, khuyên tai bằng bạc.Trang phục truyền thống của nam giới Xinh Mun có phần hơi đơn giản.Ngoài bộ quần áo mặc hàng ngày, người đàn ông Xinh Mun chỉ có thêm chiếckhăn quấn trên đầu, chiếu túi đeo bên người khi đi nương, xuống chợ. Áo dàingang tới bắp chân, áo được may bằng vài dệt sợi bông, nhuộm chàm, có màuxanh đen, giống chiếc áo dài của đàn ông Thái Đen, Khơ Mú... Thân áo đượcmay thành bốn mảnh, phía sau gồm hai mảnh ghép giữa sống lưng, phía trước làhai mảnh. Cổ tròn, được may thành nẹp ôm xung quanh cổ khi mặc. Dải khuychạy từ cổ xuống áo, qua vai xuống nách và chạy dọc sườn trái xuống ngangthắt lưng. Khi mặc áo này, dân tộc Xinh Mun hay cuốn trên đầu một chiếc khănbằng vải nhuộm chàm, dài khoảng 80cm. Cách quấn khăn của họ cũng giống8người Thái Đen: quấn mỏ rìu quay ra phía trước trán. Quần của đàn ông XinhMun giống quần của nam giới Thái Đen. Quần thường may ngắn trên mắt cátrên, ống rộng, nhuộm tràm. Quần không có cạp để luồn dây lưng mà dùng thắtlưng buộc lại khi mặc.1.3.2. Văn hóa tinh thầnDân tộc Xinh Mun tin vào tín ngưỡng đa thần, quan niệm vạn vật hữulinh, mọi vật kể cả vật vô tri vô giác đều có linh hồn. Con người cũng có linhhồn, do đó sau khi chết đi phải thờ cúng, gọi là thờ cúng tổ tiên.Ma chay: tiếng súng trong nhà báo hiệu có người chết, cùng lúc đó ngườicon trai ném ông đầu rau vào nơi thờ cúng tổ tiên bày tỏ một sự giận giữ truyềnthống. Mọi điều kiêng kỵ hàng ngày của gia đình cũng như của người con rể nayđược huỷ bỏ, người ta nấu cơm trên bếp sưởi, đặt tai ninh theo chiều ngang nhà,con rể lo mọi việc cơm nước. Không dùng quan tài gỗ mà chỉ bó cót. Chọn đấtđào huyệt bằng cách ném trứng trên khu vực định sẵn, trứng vỡ ở đâu thì huyệtđược đặt ở đó. Nhà mồ được làm cẩn thận, có đủ thứ cần thiết tượng trưng chongười chết. Dân tộc Xinh Mun không có tục cải táng và tảo mộ.Thờ cúng: Thờ cúng tổ tiên hai đời, bố mẹ và ông bà. Biểu trưng cho nơithờ tổ tiên là một chiếc xương hàm lợn, ít trầu đựng trên nắp giỏ cơm, ống tređựng nước. Cúng vào các dịp cơm mới, đám cưới, nhà mới. Việc thờ cúng tổtiên, tuỳ nơi, có thể chỉ do anh cả, cũng có thể do các anh em trai cùng đảmnhiệm. Bố mẹ vợ được thờ riêng ở một chiếc lán nhỏ, bên cạnh nhà, cơm nướccúng được nấu ở ngoài nhà. Lễ cúng bản hàng năm rất được coi trọng.1.3.3. Văn hóa xã hộiQuan hệ xã hội: Gia đình nhỏ, phụ quyền là chủ yếu, nhưng những đại giađình gồm ba thế hệ hay các anh em trai đã có vợ vẫn sống chung trong một nhàcòn tồn tại khá đậm nét. Số lượng thành viên trong nhà khoảng 10-15 người,cũng có nhà lên tới 20-30 người. Dân tộc Xinh Mun có nhiều họ nhưng phổ biếnnhất là hai họ: họ Vì và họ Lò9PHẦN THỨ HAIKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦADÂN TỘC XINH MUN Ở TỈNH SƠN LA2.1. Một sô loại hình văn nghệ dân gian2.1.1. Nhạc cụTrong các lễ hội, cuộc vui dân tộc Xinh Mun đều gõ chiêng, đây là loạinhạc cụ mà được dân tộc Xinh Mun sử dụng trong lẽ hội A Ma (lễ hội cầu mùa).Chiêng là nhạc cụ Đông Nam Á thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hìnhtròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa cóhoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) đểđánh chiêng. Chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nócó nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó lan rộng đến Đông Nam Á và nó cũng cóthể được sử dụng trong phần nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng phương Tây.Nghệ nhân chỉnh Chiêng hay người điều khiển giàn Chiêng là một nhạccông giỏi, có khả năng thẩm âm, biết phát hiện và chỉnh sửa thanh âm lạc điệucủa từng Chiêng để đạt được âm thanh chuẩn của cả giàn Chiêng. Nghệ nhânchỉnh Chiêng không chỉ chỉnh âm cho các chiếc Chiêng sai âm, mà còn chỉnhâm cho các giàn Chiêng mới. Nghệ nhân chỉnh Chiêng được coi là báu vật dângian sống, bao hàm tính truyền thống và tính khoa học, không chỉ đơn thuần làmột kỹ thuật viên.Công nhân tạo ra hai loại âm thanh riêng biệt. Một chiêng với một bề mặtphẳng rất rung động ở nhiều chế độ, tạo ra "sự sụp đổ" chứ không phải là mộtghi chép được điều chỉnh. Loại chiêng này đôi khi được gọi là tam - tam để phânbiệt nó với những chú cồng của chú rồng đưa ra một ghi chú được điều chỉnh.Trong các nhóm gamelan Indonesia, một số chiêng cồng kềnh được cố tình thựchiện để tạo ra ngoài một nhịp beat trong khoảng từ 1 đến 5 Hz. Việc sử dụngthuật ngữ "chiêng" cho cả hai loại công cụ này là phổ biến.Trong lễ hội cầu mùa, tiếng chiêng và sáo cùng hòa nhịp tạo âm thanh chomọi người tham gia múa xòe và tăng bu xung quanh cây hoa "xặng bok". Trong10tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, trong sự nồng say của men rượu cần, tinhthần của người dân được thăng hoa, mọi người thả mình theo những điệu múa,trò chơi dân gian rất vui vẻ, diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng dân tộcXinh Mun.2.1.2. MúaLễ hội A Ma (lễ hội cầu mùa) là nét văn hoá tiêu biểu, đặc sắc của đồngbào dân tộc Xinh Mun. Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, trong sự nồngsay của men rượu cần, tinh thần của người dân được thăng hoa, mọi lo toanthường nhật phút chốc tan biến, mọi người thả mình theo những điệu múa, tròchơi dân gian rất vui vẻ, diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng dân tộc XinhMun, mang tính nghệ thuật và giáo dục cao như múa Tăng bu, To luồng, múakéo thuyền… chơi "to miếng" (đấu võ), chơi "giắc klsù" (bắt tổ ong)…Múa Tăng bu – là điệu múa bằng cách nghệ thuật hóa động tác chọc lỗ trahạt trong lao động sản xuất vào điệu múa, những động tác tưởng chừng như khôkhan cứng nhắc nay trở nên uyển chuyển mềm mại và có nhịp điệu hơn. Đâycòn là tiết mục vui chơi thu hút được rất nhiều người tham gia, nhất là các thanhniên nam, nữ. Trong các dịp lễ hội, họ rủ nhau từ các làng bản khác cùng về đâytham gia múa cùng dân bản. Nhiều người đứng nối nhau xếp thành vòng trònlớn, một tay bám lên vai người đi trước, một tay cầm cây tăng bu.Cây tăng bu được làm bằng một đoạn thân cây nứa, có đường kính thânkhoảng từ 4- 6cm, dài khoảng từ 1,4m - 1,6m tùy theo mỗi người. Sau một nhịpdẫn, tất cả mọi người cùng vỗ mạnh cây tăng bu xuống sàn gỗ, tạo nên một dànâm thanh cộng hưởng. Dàn âm thanh này luôn được giữ nhịp rất đều, nhữngngười tham gia múa vừa phải đảm bảo tạo ra âm thanh, vừa bước uyển chuyểntheo nhịp điệu và giữ nhịp cho đều.Sau mấy vòng múa lại xoay chiều di chuyển một lần, cứ như thế vòngmúa tăng bu tạo cho người tham ra một cảm giác đầm ấm, đoàn kết, vui vẻ nhưkhông hề biết dừng lại. Nếu có một thành viên nào muốn nghỉ sẽ tự rời khỏivòng và lập tức có thành viên khác thay thế, vòng múa không bị gián đoạn.Có thể nói phần múa Tăng bu trong chuỗi các tiết mục văn nghệ thể dục,11thể thao, các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội của người Kháng là phần chơihấp dẫn và kéo dài nhất. Đặc biệt các bạn trẻ nam nữ thanh niên tham gia rấtđông vui và kéo dài cho tới tận đêm khuya.Ngày nay, phương thức canh tác theo hình thức chọc lỗ tra hạt vẫn cònphổ biến trong đồng bào các dân tộc thiểu số, vì vậy điệu múa tăng bu mô tảhình ảnh chọc lỗ tra hạt vẫn còn tồn tại trong đời sống văn hóa văn nghệ củađồng bào. Nó như một sản phẩm kết tinh từ sự sáng tạo của đồng bào trong quátrình lao động với một nền tảng âm nhạc dân gian phong phú, đặc sắc. Như vậy,múa tăng bu không còn chỉ hạn chế trong một gia đình hay dòng họ mà nó làngày hội chung của cả bản, cả vùng.Múa Tăng bu đã thể hiện được những nét truyền thống đặc trưng riêngcủa dân tộc Xinh Mun nơi đây, góp phần làm phong phú thêm nền di sản vănhóa của tỉnh Sơn La nói riêng và nền di sản văn hóa Việt Nam nói chung.Ngoài múa Tăng bu dân tộc Xinh Mun còn có điệu múa “xòe họa”. Múaxòe là một sinh hoạt văn hoá đặc sắc, một điệu múa phổ biến trong lễ hội . Múaxòe còn có tên khác là "Xe khăm khen" (múa cầm tay). Múa xòe biểu hiện sựđoàn kết thân thiện gắn bó, có tính tập thể, dân chủ cao, nên mọi người dân tộcXinh Mun đều biết múa xòe và yêu thích nghệ thuật xòe của dân tộc.Vui nhất là "xòe họa", mọi người cầm mảnh vải dài nối tay nhau thànhvòng tròn nhảy "xòe" quanh cây hoa. Vừa xòe họ vừa nhảy, xòe mạnh, nhảy caođược khuyến khích bằng những lời hô "họa, họa". Chỉ khi nào mọi người mệt lử,xòe họa mới dừng. Múa xòe là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc XinhMun trong mỗi dịp hội hè, mỗi động tác, mỗi dáng đi dáng đứng, cách xếp độihình đều là những cung bậc, sắc thái khác nhau mà điệu xòe mang lại.Nhạc cụ chính phục vụ múa xòe là công và cống. Cống là loại trống dàikhoảng 1m, đường kính khoảng 45 cm làm bằng thân cây gỗ đục rỗng, hai đầubọc da trâu hoặc da bò. Công là loại trống dài từ 1,5 – 3 m, đường kính từ 5-7cm, 2 đầu bịt da trâu, bò. Tiếng công trong, gọn, vang xa. Công còn có thể dùngđể báo hiệu khi bản làng có sự việc cần thiết triệu tập dân đến hội họp. Ngoàitiếng công còn có tiếng chiêng vang rộn ràng tạo nên âm thanh lôi cuốn người12xem hào hứng nhập cuộc vui. Tiếng nhạc công, cống, chiêng hòa vang đệm theonhịp 2/4 tạo nên không khí tưng bừng ngày hội bản làng, đặc biệt sự nhún nhảycủa người chơi nhạc tạo nên sự rạo rực, tăng thêm sức sôi động của vòng xòe.Xòe còn là nơi con người gửi gắm tình yêu của đồng bào dân tộc. Khitham gia vòng xòe trai gái được gần nhau, được lựa chọn bạn xòe, là nơi để thểhiện tình cảm riêng tư. Vòng xòe gắn kết tình cảm con người với nhau. Ngườimúa xòe đứng thành vòng tròn nắm tay nhau, thường thì nam, nữ đan xen. Khimúa, nếu vòng đơn thì vòng xòe quay ngược chiều kim đồng hồ, nếu vòng xòekép thì các vòng xòe quay ngược chiều nhau trông đẹp mắt. Một trong nhữngyếu tố thu hút người tham gia vòng xòe là sự dân giã, mộc mạc, dễ múa, dễ hiểuvà sức quyến rũ của nhạc lý.Trong lễ hội Lộc Hoa của dân tộc Xinh Mun, cùng lúc tiệc rượu được bắtđầu là tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng nhạc từ nhạc cụ "bàn sang" nổi lên rộn rã,mọi người nắm tay bắt đầu múa xoè xung quanh cây nêu giữa nhà. Khác với xoèThái êm dịu, nhẹ nhàng, xoè quanh cây nêu lễ hội Lộc hoa rộn ràng, mạnh mẽ,có phần quyết liệt hơn, ồn ã hơn nhiều, xoè múa say sưa, lúc cầm tay nhau, lúcxoè khan, lúc dùng khăn nối vào nhau, tạo thành điệu xoè kéo co. Xoè khoảng 1giờ, tiếng trống tiếng nhạc trầm dần, họ lại mời nhau uống rượu cần, rồi lại tiếptục xoè, hết đợt này đến đợt khác, kéo dài đến lúc phương đông hửng sáng mớikết thúc, mọi người hoan hỉ xuồng cầu thang về nhà, để đến tối hôm sau lại đếndự Lễ hội ở nhà người trong họ hoặc cùng mường cho đến khi hoa ban đã tàn,măng đắng mọc cao.2.1.3. Âm nhạc trong sinh hoạt cộng đồngHát gọi: là làn điệu phổ biến không kém gì khắp xứ, được dùng trongnhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc như các cuộc vui gặp gỡ, trong xòe vòng...Nhạc điệu của khắp chiêu gần với khắp xứ, tính chất vui vẻ, trong sáng.Hát ru: chứa đựng những tình cảm tha thiết của người mẹ, lời ru ngọtngào như dòng sữa mẹ đối với con yêu. Dân tộc Xinh Mun ru con bên nôi trênnhà sàn, nhưng cũng có lúc đặt trẻ vào địu đeo ở trên lưng theo mẹ ra nương rẫy.Hát giao duyên: là hình thức sinh hoạt âm nhạc dành cho trai gái đến tuổi13trưởng thành tìm hiểu nhau. Có nhiều hình thức hát giao duyên khác nhau tùytheo hoàn cảnh và mục đích. Đây là một làn điệu thông dụng nhất trong các lànđiệu hát của dân tộc Xinh Mun. Tức là một làn điệu dân ca mà trai gái dùng đểtỏ tình, dùng để hát đối đáp, nên làn điệu này không một người nào không biếthát, đặc biệt các cô gái lại là người hát hay hơn cả. Phần lời vừa trữ tình, vừalãng mạn, đôi khi nó được giao thoa với làn điệu kháy mua (tình yêu nảy nởtrong lao động)Hát trên nương: là làn điệu phần lớn dùng để tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp.Ở Sơn La người dân trên đường đi đến nương ruộng, hay đi về thường hát mộtmình hoặc thổi khèn bè, pí pặp. Đôi lúc cũng được dùng trên nương ruộng, khichăn trâu, khi trên chòi canh lúa. Có những lúc vào đêm canh khuya, các chàngtrai mang khèn bè đi đến các bản xa có bạn gái để tìm hiểu. Khi họ đi qua nhữngcánh đồng, làng bản bồng bềnh trong sương, trong ánh trăng trên núi cao, họ đãứng tác ra những bài hát trữ tình (hoặc dựa trên lời cổ có sẵn).Trong những năm gần đây, do sự thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội,sự phát triển của công nghệ thông tin khiến văn hóa cổ truyền Sơn La nói riêngvà âm nhạc dân gian nói chung đang ngày càng bị thất truyền. Một số lễ hội chỉcòn lại trong ký ức của người già, lớp trẻ hầu như ít để ý đến dân ca, dân nhạccủa dân tộc mình. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian nóichung và âm nhạc dân gian Xinh Mun ở Sơn La nói riêng là một việc làm hếtsức cần thiết và cấp bách. Việc làm này cần sự quan tâm của nhiều người trongcộng đồng và các cơ quan ban ngành. Tuy nhiên cần phải có một phương hướngthống nhất, một biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề nêu trên.2.1.4. Vè và hát đốCũng như nhiều dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam dân tộcXinh Mun cũng có một nền văn hóa dân gian rất phong phú mang đậm dấu ấnbản sắc riêng của dân tộc tiếng thơm truyền và được nhắc đến nhiều nhất là múavà truyện thơ. Tất nhiên vè và hát đố cũng là một mảng đóng góp vào kho tàngvăn hóa dân gian phong phú đó.Trên thực tế vè và hát đố hầu như không được lưu lại trên các văn bản viết14mà chỉ được lưu truyền theo con đường truyền khẩu nên rất dễ bị mai một vàtam sao thất bản. Vì thế quá trình sưu tầm biên dịch hát vè và hát đố đòi hỏingười làm thực sự phải có lòng tâm huyết với văn hoá dân tộc và tính kiên trì cốgắng càng hạn chế được nhiều sai sót càng tốt.Trước tiên là nói về vè. Tựa như vè của dân tộc Kinh nội dung trong vècủa dân tộc Xinh Mun thường nói về những gì gần gũi thân thuộc diễn ra trongcuộc sống hàng ngày. Ngôn từ được sử dụng trong vè thì mộc mạc giản đơnkhông cầu kỳ thuận vần có nhịp điệu vì thế rất dễ thuộc và nhớ lâu.Nội dung vè của dân tộc Xinh Mun đề cập đến là hết sức đa dạng phongphú phản ánh đầy đủ muôn mặt cuộc sống. Qua vè ta có thể bắt gặp những hìnhảnh đầy thân quen về tự nhiên xung quanh đó là hoa là quả là cá.Ví dụ:- Hoa màu hồng hoa đàoHoa thành kíp hoa sổHoa người thương hoa sen...- Quả có gai quả mítQuả chỉ trời quả ớtQuả đỏ máu củ nâuQuả có sừng củ ấu...- Cá mí vào đóCá giếc vào vợtCá vá cắn câuCá chày mắc lưới...Là những lời động viên nhau cùng chăm chỉ lao động sản xuất:- Trồng cây trồng ven rừngTrồng cây trồng ven suốiGái tay xinh cầm cuốc đi vunVun xong rồi lại xớiXới cho cây trồng nở lá chồi non.Hay là những câu vè đọc vui trong ngày tết:15- Hoa mận trắngHoa đào tươiGõ chiêng cồng xuân tết mới vui.Hoặc là hình ảnh con người phải đối mặt đấu tranh với thiên nhiên thú dữđể bảo tồn cuộc sống:- Cây bương tương đầu hổCây giang phang đầu hổCây vầu đập đầu hổCây nứa cứa đầu hổ...Nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là những bài vè mang nội dung giễu cợtnhững thói hư tật xấu lười lao động tham ăn ở bẩn ... mà ta vẫn thường bắt gặphàng ngày trong cuộc sống. Đó cũng chính là những lời góp ý giúp mọi ngườinhận thức ra và điều chỉnh sửa chữa những tật xấu của bản thân để mà sống tốthơn.Vè chế giễu kẻ lười biếng:- Lười chẳng làm việcCơm hết canh hếtNhai không mỏi hàmPhơi ngửa nhìn trời.Vè chế giễu kẻ tham ăn:- Ăn nhiều bụng căng hết cỡNgồi đánh đàn nom như bụng bà chửa...Vè chế giễu kẻ ở bẩn:- Phân lợn bếtPhân gà bôiPhân hươu khôĐến tận xa vẫn thối.Vè chế giễu những gia đình đẻ nhiều đẻ dày:- Bố nhà mẹ cửaCon đống con đàn16Nhiều con lười nhác...Không chỉ vậy nội dung vè của dân tộc Xinh Mun còn trực diện chế giễucả cường quyền đương thời và những người hành nghề tín ngưỡng Then Một.Đối với cường quyền thì vè không hề che giấu cảm xúc cứ thế thể hiệnmột thái độ chế giễu rất gay gắt quyết liệt thẳng băng dám so sánh mồm miệngtạo với mồm chó mắt tạo với mắt cú vọ diều hâu. Và đồng thời khuyên con cháukhông nên quan hệ với nhà quan nhà tạo. Điều này không phải là ngẫu nhiên vôcớ chỉ để đùa vui mà nó chính là kết quả được sinh ra từ ý thức muốn phảnkháng lại cường quyền đương thời của đồng bào Xinh Mun.Vè chế giễu quan tạo- Mồm tạo như mồm chóMắt cú vọ diều hâuDặn đời con đời cháuĐừng đến nhà quanĐừng van nhờ tạo.Vè chế giễu quan lính tây:- Chú dê con đội mũ chóp nhọnChóp nhọn là nhà tạoMặt méo xệch là lũ quan tây.Còn đối với những người hành nghề tín ngưỡng Then Một thì thái độ củavè phản ứng chế giễu nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên khi đọc lên người nghe vẫn cảmnhận thấy được những ý ngầm cười nhạo thâm thuý. Then mang tiếng là tài giỏiđấy có thể giao tiếp với thần linh với hồn vía người đã khuất đoán biết trướcđược nhiều sự việc đấy nhưng có mỗi cái lối đường đồi đường gianh quen thuộcđể đi mà Then đi cũng lạc. Như thế thì còn kém cỏi hơn cả những người bìnhthường ấy chứ. Một cũng vậy nổi tiếng là tài bắt ma trừ quỷ vậy mà hìnhảnh Một lại được thể hiện giống như một kẻ bất tài chỉ biết phồng mồm thổi bậtlên những tiếng kèn "phò phí ủn u" góp vui.Mức độ vè cười chế giễu châm biếm Then Một nhẹ nhàng là thế. Nhưngnếu đem ra xem xét trong bối cảnh thời điểm mà tín ngưỡng Then Mo (Một)17đang rất được tin tưởng và coi trọng gia đình nào xảy ra chuyện xấu hoặc cóngười ốm cũng đều mời Then Mo đến hành lễ thì mới thấy việc dám đặt vè chếgiễu Then Mo cũng đã là việc làm táo bạo.Vè chế giễu Then:- Then tướng lên núi caoThen tụng vào đồi trọcThen già leo đồi gianhTìm đường về chẳng được.Vè chế giễu Một:- Một lào thổi kènPhò phí ủn uBói áo hành lễMa nào làm cho.Tuy mang những giá trị thực tế như vậy. Nhưng rất tiếc kể cả vào nhữngquãng thời gian mà vè được cho là đang lưu truyền thịnh hành nhất thì vùngkhông gian phổ biến vè của dân tộc Xinh Mun vẫn rất bó hẹp. Nhiều bài vè chỉxuất hiện ở trong khu vực một mường thậm chí chỉ là một bản. Điều này có thểdo hai nguyên nhân chủ yếu:- Giao thông ở miền núi trước đây rất khó khăn nên việc giao lưu văn hoábị hạn chế. Việc phổ biến lan rộng vè bằng con đường truyền khẩu lại càng bịhạn chế hơn.- Nội dung mà vè đề cập đến không mang tính khái quát tổng hợp mà chỉmang tính cục bộ phản ánh những sự việc xảy ra của riêng địa phương nên khóđược người dân ở địa phương khác tiếp nhận vì không hiểu.Về phần câu đố của dân tộc Xinh Mun mới nghe qua các câu đố thoạttưởng là giản đơn. Nhưng thực chất nó đã được dân tộc Xinh Mun tổng hợp đúckết từ khả năng quan sát các sự vật các hiện tượng của cuộc sống xung quanh.Và sau đó nó được trí tưởng tượng của con người vận dụng linh hoạt để sáng tạora trò chơi câu đố giúp nâng cao đời sống tinh thần trong sinh hoạt văn hóa cộngđồng. Đồng thời còn giúp cho con người ta rèn luyện thói quen tư duy nhanh18nhạy trong quan sát phán đoán.Có thể đó là câu đố về những đồ vật thường dùng trong gia đình:Ví dụ:- Liếm ra ngoài liếm vào trongĐau bụng nằm vào nơi xó cửa?(Chiếc chổi).Có thể đó những câu đố về hiện tượng tự nhiên:- Không gõ cũng kêu?(Trời sấm).Có thể đó là những câu đố về cây cỏ côn trùng loài vật thậm chí là cảnhững thứ quả đặc hữu địa phương mà khi đố thì chỉ có những người sống ở địaphương mới hiểu:- Gà mái to năm cánh một chân?(Quả sổ).- Hôn hoa rồi hôn láHôn lá rồi hôn cành?(Con bướm)Cũng có thể đó là những câu đố liên quan đến công việc lao động sản xuấtthường ngày:- Càng đập càng trònCàng gẩy càng béo?(Đập bông và bật bông).Đối với những câu những câu đố dễ người nghe đố nghe xong là đoán rangay. Nhưng cũng có những câu đố hóc búa đầy sáng tạo khiến người giải đốphải vò đầu bứt tai và chịu bó tay. Và nhiều khi câu đố được đưa ra vừa lắt léolại vừa kèm theo cả chất thơ trong đó. Chính cái chất thơ này đã tăng thêm khảnăng đánh lừa dẫn người giải đố lạc vào mê cung mơ hồ khó đoán. Cho đến khiđược nghe giải đố rồi thì thích thú bật cười lên vui vẻ.Ví dụ:- Tròn lông lốc anh ơi19Tròn be bé anh ơiNgủ cạnh người thương ngủ không được bởi nóHát cạnh người thương hát không hay bởi nó?(Củ khoai sọ nướng)Nhưng thú vị nhất là phải kể đến những câu hát đố. Một sự kết hợp tuyệtvời giữa lời đố và dân ca. Làn điệu dân ca đã chắp thêm cánh nâng cao thêm giátrị giải trí cho câu đố. Trí tưởng tượng suy đoán của con người được hòa lẫn vàovới sự lãng mạn bay bổng của cung bậc giai điệu thanh âm. Ví dụ:- Lá đường xa gọi lá gì?Lá đường xa gọi lá đaLá rộn ràng thăm người tình phương xa lá gì?Lá rộn ràng thăm người tình phương xa lá thư... anh à!Vè và hát đố không bị giới hạn về không gian và thời gian. Nó có thểđược diễn vào bất kể thời điểm nào trong ngày buổi sáng buổi trưa buổi tối vàolúc đang lao động hay tranh thủ giải lao giúp giải toả bớt phần nào nỗi mệt nhọctrong những giờ lao động hoặc là vào những buổi lễ vào các buổi sinh hoạt vănhoá đông người vừa nhằm để vui chơi giải trí vừa để tăng cường mối quan hệhiểu biết trong cộng đồng. Và trong những buổi sinh hoạt văn hoá cộng đồng đóhoặc trong những buổi hát đối trao duyên trai gái tuổi đang yêu đã dùng hát đốnhư một cây cầu nối để tìm hiểu tâm hồn của nhau thử thách khám phá khả năngtri thức của nhau xem có phải là người thông minh hoạt bát hay không xứngđáng để mình trọn đời cùng đắp xây tổ ấm hay không? Vâng hát đố chính là mộtngười làm mối tài hoa giúp kết đôi lứa cho những trái tim đang yêu.Tóm lại thông qua quá trình tìm hiểu vè và hát đố của dân tộc Xinh Munta rất dễ dàng nhận thấy. Trong khi các câu vè ngoài việc miêu tả thế giới tựnhiên còn có thể được sử dụng như một thứ vũ khí văn hóa để đấu tranh vớinhững mặt xấu trong xã hội thì các câu đố lại hoàn toàn nghiêng về mặt giải trítinh thần giáo dục nâng cao khả năng phán đoán. Cả hai đều được sáng tác dựatrên tư duy nhận thức riêng của dân tộc về tự nhiên xã hội. Ngôn từ sử dụng đểchuyển tải nội dung của vè câu đố thì không cao siêu cầu kỳ mà mộc mạc gần20gũi với tất cả mọi người. Và cả hai đã có thời rất phổ biến thịnh hành trong sinhhoạt văn hoá dân gian của đồng bào dân tộc Xinh Mun.Tuy nhiên thật đáng tiếc: những vè và câu đố dân tộc Xinh Mun sưu tầmđược đều đã có tuổi từ cách đây hàng mấy chục năm. Hầu như không thấy vè vàcâu đố mới được sáng tác. Đọc vè và giải trí bằng câu đố giờ không còn là nétsinh hoạt văn hoá phổ biến như trước đây nữa. Quá trình sưu tầm tư liệu khônghề dễ dàng. Số người còn nhớ được vè và câu đố rất ít và đều từ tầm tuổi trungniên trở lên. Hỏi đến những người trẻ thì hầu như không ai biết. Vì vậy nguy cơvè, câu đố của dân tộc Xinh Mun dần dần bị mai một theo thời gian rồi sau đấyhoàn toàn bị biến mất hẳn là rất cao.Có thể nói cho đến nay vè và câu đố đã đóng góp một phần giá trị cho nhucầu sinh hoạt văn hoá tinh thần hàng ngày của đồng bào Xinh Mun. Về sau nàytrong xu thế thay đổi ngày càng phát triển đi lên của kinh tế nhu cầu và cáchthức hưởng thụ văn hoá tinh thần của con người trong xã hội chắc chắn cũng đổithay theo. Ngày nay cùng với việc một số thói quen sinh hoạt văn hoá xưa cũ bịvứt vỏ thay đổi theo nhu cầu thì những câu hát đố những câu vè cùng với sinhhoạt hát vè hát đố không còn xuất hiện trong các hoạt động văn hoá tinh thầnthường ngày của đồng bào nữa. Nhưng thiết nghĩ việc sưu tầm và lưu trữ lạithậm chí là thực hiện những công trình nghiên cứu sâu về hát đố bài vè một loạihình sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian từng một thời là nguồn vốn sản phẩmvăn hoá gắn bó thân thiết với cuộc sống của đồng bào Xinh Mun để nó không bịlãng quên bị mai một bị biến mất hoàn toàn cũng là điều đáng quan tâm và nênlàm.2.2. Giá trị của văn nghệ dân gian đối với dân tộc Xinh Mun trongkho tàng văn hóa Việt Nam.2.2.1. Giá trị lịch sửVăn nghệ dân gian là điểm hội tụ của nhiều thế hệ thuộc cộng đồng dântộc Xinh Mun. Thông qua các làn điệu dân ca, các điệu múa hay là các tínngưỡng dân gian, chúng ta thấy được quá trình phát triến của tộc người qua cácthời kỳ lịch sử. Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, giáo dục tính nhân văn,21khơi dậy giá trị tiềm ấn của văn hóa làng bản và là điếm hội tụ có nhiều giá trịlịch sử của làng và của tộc người.Các câu ca dao hay các làn điệu múa được lưu truyền từ thế hệ nay sangthế hệ khác, gắn liền với công lao to lớn của vị nhân thần đã có công lao xâydựng quê hương, các vị tướng đã có công đánh giặc giữ làng và các vị thần phùhộ để cho nghề nông, làm rẫy phát triển.Thông qua các nghi thức, các hình thứcdiễn xướng, các trò chơi truyền thống, có thế thấy được lịch sử phát triến củamột làng quê từ xa xưa đến hiện đại, qua đó giáo dục truyền thống và tinh thầncố kết cộng đồng bền chặt.Đến với văn nghệ dân gian của dân tộc Xinh Mun, người xem không chỉđược chứng kiến các nghi thức về một hệ thống lễ với những động tác thuầnthục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao, mà còn có dịp cảm nhậnđược mối quan hệ hai chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng; quákhứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyềnthống yêu làng, yêu nước được gìn giữ như một tài sản văn hóa cố kết cộngđồng của đồng bào dân tộc Xinh Mun ở các tỉnh khu vực phía Bắc nước ta.2.2.2. Giá trị văn hóaVăn nghệ dân gian của dân tộc Xinh Mun là nơi giao lưu giữa các loạihình văn hóa dân gian, từ các nghi lễ các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian,nghệ thuật biểu diễn. Văn nghệ dân gian trở thành bức tranh mô tả tương đốitoàn diện đời sống văn hóa của dân tộc Xinh Mun các tỉnh vùng Tây Bắc, trởthành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một nămlàm lụng vất vả trên nương rẫy.Việc tổ chức các loại hình sinh hoạt dân gian là dịp để mọi người nghỉngơi và đoàn tụ gia đình, gạt bỏ các điều ác để hướng tới cái thiện, làm tan đinhững nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hàng ngày để có sự thanhthản. Đồng thời qua đó răn dạy, nhắc nhở con cháu nhớ ơn và tôn kính các vịthánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng, bảo vệ bản làng, quê hương.Đối với đồng bào dân tộc Xinh Mun ở tỉnh Sơn La, do địa bàn cư trú cũngnhư lịch sử quần cư, hiện nay dân tộc Xinh Mun không còn sống tập trung ở một22nơi, một khu vực cố định mà họ còn sống sang các tỉnh khác trong khu vực TâyBắc và họ sống xen kẽ cùng với các dân tộc anh em khác. Qua đó, họ vừa có cơhội giao lưu, đoàn kết, gắn bó hơn với các dân tộc khác, các tỉnh khác lân cận, từđó tạo sự giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống2.2.3. Giá trị cố kết cộng đồngĐoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của các dân tộc cần được phát huytrong cuộc sống hôm nay. Chính vì vậy, Đảng ta luôn xác định: “ Vấn đề dân tộcvà đoàn kết dân tộc là vấn đề cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ cấpbách của cách mạng Việt Nam” và yêu cầu phải “thực hiện tốt chính sách dântộc trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”,đồng thời xác định thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàndân và cả hệ thống chính trị trong cả nước. Các địa phương, các tỉnh, ngoài việcthực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc còn triển khai tốt việc kết nghĩagiữa các cơ quan, đơn vị với các địa bàn dân tộc thiểu số để giúp đồng bào pháttriển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, củng cố quốc phòng.Chúng ta khắc ghi lời Bác về tình đoàn kết giữa các dân tộc: “Đồng bàoKinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xê Đăng hay Ba Na và cácdân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúngta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn,núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.23

Tài liệu liên quan

  • Nguyễn ĐÌnh Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc (tiết 2) Nguyễn ĐÌnh Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc (tiết 2)
    • 4
    • 2
    • 7
  • NĐC ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc NĐC ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc
    • 16
    • 480
    • 0
  • Dân tộc Xinh Mun, dân tộc Si La, Dân tộc Chu Ru Dân tộc Xinh Mun, dân tộc Si La, Dân tộc Chu Ru
    • 7
    • 435
    • 0
  • Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng
    • 149
    • 1
    • 3
  • Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về bài nghị luận Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về bài nghị luận "Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trên bài trời văn nghệ dân tộc" của Phạm Văn Đồng.
    • 2
    • 1
    • 9
  • Báo cáo Báo cáo "Văn hoá dân tộc Mông - Dao ở Lào Cai được phản ánh qua ngữ nghĩa của các địa danh hành chính gốc Hán " docx
    • 9
    • 444
    • 2
  • luận văn thạc sĩ Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp
    • 108
    • 762
    • 0
  • Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc
    • 99
    • 505
    • 1
  • LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx
    • 103
    • 663
    • 5
  • Những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho đồng bào các dân tộc ít người ở tỉnh Gia Lai đến năm 2010 Những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho đồng bào các dân tộc ít người ở tỉnh Gia Lai đến năm 2010
    • 118
    • 402
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(490.19 KB - 33 trang) - Văn nghệ dân gian của dân tộc XINH MUN ở tỉnh Sơn La Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dân Tộc Si Mun