Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai? Nguồn Gốc, Sự Tích Và Biểu Tượng
Có thể bạn quan tâm
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là một vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ siêu việt và là một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong nghệ thuật và văn học Phật giáo Đại Thừa.
Ngài đại diện cho sự khôn ngoan của Bát Nhã, không bị giới hạn bởi kiến thức hay khái niệm. Trong các phòng thực hành thiền định, thư viện hay phòng nghiên cứu của các tu viện Phật giáo thường có treo hình của Ngài.
Rất đơn giản, Bồ tát là những vị giác ngộ làm việc cho sự giác ngộ của tất cả chúng sinh. Họ nguyện không nhập Niết bàn cho tới khi tất cả chúng sinh đạt được giác ngộ và có thể đạt được Niết bàn cùng nhau. Các vị Bồ Tát trong nghệ thuật và văn học Đại Thừa có biểu tượng, khía cạnh khác nhau và hoạt động cho sự giác ngộ khác nhau.
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là ai?
Văn Thù Sư Lợi (tiếng Phạn: Manjushri – Manjusri) là Bồ Tát đại diện cho trí tuệ của chư Phật, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và Đại Thế Chí Bồ Tát (Bồ Tát Kim Cương Thủ trong Tây Tạng – Vajrapani), là một trong ba người bảo vệ gia đình.
Gia đình mà Bồ Tát bảo vệ được gọi là gia đình Tathagata (tiếng Pali), bao gồm vị Phật lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) và những người đã giác ngộ.
“Tathagata” có nghĩa là “Người đó đã đi đến Niết bàn”, “người đã chết như thế” ( tathā-gata ) hoặc “người đã đến như vậy” (tathā-āgata ). Điều này được giải thích như là Tathāgata vượt khỏi tất cả những gì đang đến và đi, vượt khỏi tất cả các hiện tượng chuyển tiếp. Đây là một danh từ của Đức Phật
Trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Ngài được coi như một vị thần thiền định. Tên tiếng Phạn “Manjushri” có thể dịch là “vinh quang ngọt ngào”, “vinh quang nhẹ nhàng” hoặc “Hoàng tử Manjushri”. Văn Thù Sư Lợi là một trong những vị Bồ tát rất được tôn trọng trong Phật giáo Trung Quốc, và Phật giáo Tây Tạng, tuy nhiên trong Phật giáo Nguyên Thuỷ thì không được biết đến.
Các học giả đã xác định Văn Thù Sư Lợi là Bồ tát lâu đời nhất và quan trọng nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Ở Trung Quốc, Phật tử gọi Ngài là Wenshu và ngọn núi thiêng liêng mà Ngài cư ngụ là WuTaiSan ở tỉnh Sơn Tây, một trong 4 ngọn núi cổ kính của Trung Hoa.
Nguồn gốc
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi lần đầu tiên xuất hiện trong các kinh điển Đại Thừa, đặc biệt là Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), cũng như Bát Nhã Ba La Mật (Prajna Paramamita Sutra). Ngài được biết đến ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 4, và vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6, Ngài đã trở thành một trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo.
Mặc dù Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát không xuất hiện trong kinh điển Pali, nhưng một số học giả liên kết Ngài với Pancasikha, một nhạc sĩ xuất hiện trong Digha-nikaya của kinh điển Pali.
Ngài là một vị thần quan trọng trong tantra của Tây Tạng, những người thực hành thiền định. Cùng với sự khôn ngoan, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi còn liên quan thơ văn, thuyết trình và viết.
Hình tượng Văn Thù Sư Lợi
Giống như hầu hết các hình tượng Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi trên hoa sen, bởi vì hoa sen sinh ra từ bùn hôi tanh mà vẫn đẹp và toả hương thơm, nên nó được coi là đại diện cho sự tinh khiết của trí tuệ, có thể tồn tại giữa ảo tưởng mà không bị ảnh hưởng.
Ngài mặc một chiếc khăn choàng trắng, đôi khi là màu xanh lá cây, và đội vương miện bằng đá quý. Tám hình tượng của Bát Thánh Kiết Tường cũng được thể hiện trong một số tranh vẽ của Trung Hoa hiển thị xung quanh Ngài.
Biểu tượng đặc biệt nhất của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là thanh kiếm đang cháy trên tay phải của Ngài. Thanh gươm tượng trưng cho khả năng của tâm trí vượt qua những ảo tưởng và đau khổ trong cuộc sống.
Trong tay trái của Bồ tát là biểu tượng khá đặc trưng được giữ ngang ngực: hoa sen và mang một quyển sách. Quyển sách này được cho là Bát Nhã Ba La Mật, cùng với cử chỉ giảng dạy (Vitarka Mudra) tượng trưng cho sự dạy dỗ hoàn hảo.
Chúng ta cũng có thể bắt gặp hình tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên lưng một con sư tử xanh, và sư tử đứng 4 chân trên hoa sen. Biểu tượng cuỡi trên lưng sư tử có ý nghĩa là, thông qua thiền định, một tâm trí hoang dã cũng có thể trở nên bình tĩnh.
Trong nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản và Trung Quốc, thanh kiếm của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi thường được thay thế bằng một cây bút, đặc biệt là các minh họa của cuộc thảo luận về kinh điển Duy-Ma-Cật (Vimalakirti Sutra) của Ngài với Vimalakirti.
Sự tích Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Theo truyền thuyết, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi có nhiệm vụ chinh phục Yama, chúa tể của cái chết. Người ta nói rằng trong một cơn thịnh nộ Yama đe dọa sẽ tiêu diệt tất cả những người Tây Tạng. Người dân Tây Tạng, với hy vọng cứu vãn đất nước họ, đã kêu gọi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo vệ họ khỏi cơn thịnh nộ của Yama.
Bồ tát sau đó được cho là đã đi đến địa ngục để tìm kiếm và thuần hoá Yama. Khi gặp Yama, Bồ tát đã hoá thành hình thức Yamantaka. Yamantaka mang hình dạng giống như Yama, với tám đầu và rất nhiều chân. Mỗi đầu và chi được cho là đại diện cho sự huy động toàn bộ sức mạnh giác ngộ của một người cần để đối đầu với cái chết. Để đối đầu với cái chết, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đã thể hiện cái chết, nhưng ở mức độ to lớn hơn.
Yama đã sợ hãi với phiên bản phóng đại của mình và do đó hắn đã bị đánh bại. Bởi vì truyền thuyết này, thông qua hình ảnh của Yamantaka, nhiều người mong muốn phát triển một ý chí mạnh mẽ để đối mặt với cái chết, không còn sợ hãi hay trốn tránh nữa. Sự khôn ngoan của giác ngộ đã làm giảm bớt sự sợ hãi này.
Một sự tích khác về Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là truyền thuyết về sự ra đời của Ngài. Người ta nói rằng Đức Phật đã tạo ra một tia vàng phát ra từ đầu. Tia này xuyên qua một gốc cây gần đó, và từ cây nở ra hoa sen, trong đó trung tâm Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã được sinh ra. Bởi vì Ngài được sinh ra khi không có mẹ và cha, nên Ngài được coi là không bị ô nhiễm bởi thế giới chung quanh.
Cách thờ cúng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát tại gia
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đại diện cho ngọn đèn trí tuệ soi sáng tâm trí của chúng sinh, giúp họ nhận ra bản chất thật của thực tại. Do đó, nếu Phật tử nào thỉnh tượng Ngài về thờ tại gia thì sẽ lĩnh hội được trí tuệ này, biết điều đúng – sai, phải – trái, hướng thiện giúp đời.
Người nào một lòng thành kính tu tập, tạc dựng, tôn tượng Văn Thù Sư Lợi thì sẽ tránh xa phiền não, chư thiên hoan hỷ ủng hộ, phước báu gia tăng và tiến một bước dài trên con đường giác ngộ giải thoát.
Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu tượng Văn Thù Sư Lợi với các chất liệu khác nhau như: đồng, gỗ, gốm sứ, composite hay tranh thêu… Phật tử nên chọn hình dạng và chất liệu phù hợp để thỉnh tượng Ngài về thờ trong nhà.
Trước khi thỉnh tôn tượng Ngài về thì phải vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn và chọn ngày tốt để an vị. Bàn thờ Phật tại nhà của gia chủ cũng phải được lau dọn sạch sẽ, bài trí trang nghiêm, và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để dâng cúng. Khi thỉnh tôn tượng Văn Thù Sư Lợi về thờ tại gia rồi thì gia chủ phải quyết tâm tu hành, tụng kinh, niệm Phật… nghiền ngẫm chân lý Phật để phát triển tuệ minh dưới sự soi sáng của Ngài. Không phải cứ thỉnh về đốt nhang ngày 3 bữa là xong.
Thần chú Văn Thù Sư Lợi
OM AH RA PA TSA NA DHI – OM A RA PA CA NA DHIH
Trái tim của bạn là một đĩa mặt trăng và ở trung tâm của nó là từ Dhih thẳng đứng. Xung quanh là những âm tiết Om A Ra Pa Ca Na theo chiều kim đồng hồ.
Ánh sáng phát ra từ Dhih và các âm tiết thần chú sẽ lấp đầy cơ thể của bạn và làm sạch tất cả các nghiệp xấu, xoá bỏ những ảo tưởng phát sinh từ vô minh. Bóng tối của sự thiếu hiểu biết sẽ bị đẩy lùi bởi ánh sáng của trí tuệ hoàn hảo, chiếu sáng tất cả các sự vật hiện tượng.
Om A Ra Pa Ca Na Dhih là một trong những thần chú Phật giáo được sử dụng rất nhiều trong các thực hành thiền định của người Tây Tạng. Thần chú Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vững bước trên con đường giác ngộ.
Thần chú OM AH RA PA TSA NA DHI nên được niệm nhiều lần trong ngày. Nếu bạn niệm thần chú hàng ngày, thực sự tập trung, thì trí tuệ của bạn có thể cải thiện trong vòng một tháng. Trong một tháng, bạn có thể cảm nhận sự khác biệt về trí thông minh của mình, vì lúc đó trí tuệ của bạn thực sự mở rộng. Đây là thần chú vĩ đại của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Một số hình ảnh đẹp của Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Hoa Sen Phật – Ảnh yulokod.ca
Related posts:
- Phật A Di Đà là ai? Cõi Tây phương cực lạc như thế nào?
- Ý nghĩa của bố thí ba la mật trong đạo Phật
- Tìm hiểu thiền công án của Trung Quốc
- Các vị Phật phổ biến trong Phật giáo
Từ khóa » Hình Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
-
Thâm ý Qua Hình Tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi - .vn
-
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai? - .vn
-
Một Số Hình Văn Thù Bồ Tát Bạn Nên Xem - Hình ảnh Phật đẹp Nhất
-
Văn Thù Sự Lợi Bồ Tát | Buddha ý Tưởng | Tất, Vans, Hình - Pinterest
-
Hình Văn Thù Bồ Tát, Tranh Văn Thù Sự Lợi Bồ Tát, Van Thu Bo Tat
-
TOP 75+ Hình ảnh Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đẹp Nhất 2021.
-
Văn-thù-sư-lợi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai? - Sống Đẹp
-
TUYỆT ĐẸP – 65+ Hình ảnh Phật Văn Thù Bồ Tát đẹp Nhất Năm 2022.
-
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Và 25 Hạnh Nguyện Của Ngài - Trầm Tuệ
-
Văn Thù Bồ Tát & Thần Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Khonoithatdep
-
Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Home | Facebook
-
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Chốn Thiêng