Vật Lí 11/Chương 1/Bài 5 | Kiến Thức Wiki | Fandom
Có thể bạn quan tâm
Vật lí 11 |
Điện thế - Hiệu điện thế
Mục lục
- 1 Điện thế
- 2 Định nghĩa
- 3 Đơn vị điện thế
- 4 Đặc điểm của hiệu điện thế
- 5 Hiệu điện thế
- 6 Định nghĩa
- 7 Đo hiệu điện thế
- 8 Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường
Điện thế[]
Trong công thức tính thế năng của một điện tích q tại một điểm M trong điện trường WM = VMq thì hệ số VM không phụ thuộc q, mà chỉ phụ thuộc điện trường tại M. Nó đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng của điện tích q. Ta gọi nó là điện thế tại M :
Định nghĩa[]
Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi đặt nó tại một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q :
Đơn vị điện thế[]
Đơn vị điện thế là Vôn, kí hiệu là V.
Trong công thức (5.1), nếu q = 1 C, AM∞ = 1J thì VM = 1 V.
Đặc điểm của hiệu điện thế[]
Điện thế là đại lượng số. Trong công thức , VM=AM∞q vì q > 0 nên nếu
AM∞ > 0 thì VM > 0. Nếu AM∞ < 0 thì VM < 0.
Điện thế của đất và của một điểm ở vô cực thường lấy bằng 0. (Vđất = 0).
Hiệu điện thế[]
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là hiệu điện thế giữa VM và VN.
UMN = VM – VN. (5.3)
Định nghĩa[]
Từ công thức (5.2) ta suy ra :
Mặt khác ta có thể viết AM∞ =AMN + AN∞ Kết quả thu được: (5.3)
Vậy hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của M và N và độ lớn của q.
Đơn vị hiệu điện thế cũng là Vôn. Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm mà nếu di chuyển điện tích q = 1 C từ điểm nọ đến điểm kia thì lực điện sinh công là 1 J.
Đo hiệu điện thế[]
Người ta đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế.
Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường[]
Xét hai điểm M và N trên một đường sức điện của một điện trường đều. Nếu di chuyển một điện tích q trên một đường thẳng MN thì công của lực điện sẽ là : AMN = qEd với d = MN. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N sẽ là: hay (5.4) Công thức này cho thấy tại sao ta lại dùng đơn vị của cường độ điện trường là Vôn trên mét (V/m).
Từ khóa » Gọi Wm Là Thế Năng điện Tại M Q
-
Gọi WM, WN Là Thế Năng Của điện Tích Q Trong điện Trường Tại M, N
-
Điện Thế Hiệu điện Thế - Khái Niệm Và Công Thức Chi Tiết
-
Giải Bài Tập Vật Lý 11 Bài 4: Công Của Lực điện
-
Chương I: Điện Thế Là Gì? Khái Niệm điện áp (hiệu điện Thế)
-
Công Của Lực điện, Thế Năng Của Một điện Tích Trong điện Trường ...
-
Công Của Lực điện, Hiệu điện Thế ( Vật Lý 11 Nâng Cao) - Kiến Guru
-
Biểu Thức Nào Sau đây Xác định Thế Năng Của Một điện Tích điểm Q ...
-
Lý Thuyết Về điện Thế - Hiệu điện Thế | SGK Vật Lí Lớp 11
-
Thế Năng Là Gì? Công Thức Tính Thế Năng Trọng Trường Và ... - Marathon
-
Nếu Sự Phụ Thuộc Của Thế Năng Wm Vào điện Tích Q
-
Thế Năng Của Một Electron Tại điểm M Trong điện Trường Của Một đi
-
Tổng Hợp Kiến Thức Và Bài Tập Về Công Của Lực điện - Thietbikythuat