Vật Liệu Composite Là Gì & Ứng Dụng Trong Làm Cửa Composite
Có thể bạn quan tâm
Vài năm gần đây, chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về vật liệu composite, được cho là vật liệu mới của tương lai..
Vậy, vật liệu composite là gì, được tạo thành từ những thành phần nào?
Đối với làm cửa composite, loại vật liệu này có ưu – nhược điểm như thế nào?
Cần lưu ý gì khi làm cửa gỗ nhựa composite?
Bài viết của Nhật Minh sẽ giúp giải đáp cho bạn từ A-Z về loại vật liệu này nhé!
Vật liệu composite là gì?
Bản chất của vật liệu composite
Composite còn được gọi là vật liệu compozit, vật liệu tổng hợp.
Đây là loại vật liệu được tạo thành từ hai hay nhiều nguyên vật liệu có tính chất hoàn toàn khác nhau. Khi những nguyên vật liệu này trộn cùng nhau sẽ tạo nên một loại vật liệu hoàn toàn mới với những tính chất, công năng sử dụng vượt trội so với những vật liệu rời rạc, riêng rẽ ban đầu.
Theo cách hiểu này, những loại vật liệu xây dựng thô sơ xưa kia ông bà ta thường làm (chẳng hạn bùn nhào với rơm rạ để làm vách nhà) chính là một loại vật liệu composite.
Hay như vôi vữa cũng là một loại vật liệu tổng hợp.
Tuy nhiên, định nghĩa và ngành khoa học về vật liệu này chỉ thực sự ra đời từ những năm 1950, khi công nghệ chế tạo tên lửa của Mỹ phát triển.
Vật liệu composite được tạo thành từ những thành phần nào?
Cấu tạo của composite gồm hai loại thành phần chính: Vật liệu cốt lõi và vật liệu nền.
Vật liệu cốt lõi:
Là vật liệu đóng vai trò quan trọng nhất.
+ Chức năng: Giúp composite có những đặc điểm lý tính cần thiết như độ cứng, độ chắc chắn.
+ Phân loại: Có 2 kiểu vật liệu cốt là dạng cốt sợi (sợi thủy tinh, sợi carbon, sợi ceramic…) và dạng cốt hạt (hạt kim loại, hạt đất sét, bột đá, bột gỗ…).
Vật liệu nền:
– Chức năng: Đảm bảo các thành phần cốt bên trong liên kết chặt chẽ với nhau, tạo ra tính nguyên khối và thống nhất cho composite.
– Các dạng vật liệu nền: Nền hữu cơ (nền nhựa), nền kim loại, nền khoáng, nền gốm…
Đặc tính của vật liệu composite
Do được cấu thành bởi 2 loại vật liệu chính như đã nói ở trên, đặc tính của composite được quy định bởi đặc tính của chính 2 loại vật liệu đó.
Đặc tính của vật liệu cốt:
– Có thể chống lại những ảnh hưởng xấu từ hóa chất, môi trường và nhiệt độ (cao hoặc thấp)
– Có thể phân tán tốt vào vật liệu nền (nhờ đó, các thành phần kết dính tốt)
– Dễ gia công
– Thân thiện với môi trường.
Đặc tính của vật liệu nền:
– Là vật liệu kết dính tất cả các thành phần cấu tạo composite
– Bảo vệ vật liệu cốt lõi không bị hư hỏng do tấn công của môi trường.
– Làm cho composite khó bị nứt
– Giúp hạ thấp giá thành thành phẩm mà đem lại nhiều giá trị vượt trội
– Ngoài ra còn có tính cách điện, độ dẻo dai cao…
Phân loại vật liệu composite
Có 2 tiêu chí phân loại vật liệu composite phổ biến: Phân loại theo hình dạng và phân loại theo thành phần & bản chất vật liệu cấu thành.
Phân loại theo hình dạng vật liệu cốt
– Vật liệu composite cốt sợi: Các sản phẩm composite dân dụng thường được chế tạo từ loại vật liệu composite cốt sợi và trên nền nhựa là chủ yếu
– Vật liệu composite cốt hạt: Là loại vật liệu composite trong đó vật liệu tăng cường có dạng hạt. Composite cốt hạt phổ biến là bê tông.
– Vật liệu composite cốt hạt & sợi: Tiêu biểu cho loại vật liệu này là bê tông cốt thép. Trong đó, xi măng được coi là vật liệu nền, được tạo thành từ đá. Vật liệu cốt bao gồm cát vàng và đá dăm (cốt hạt), những thanh thép (cốt sợi).
Phân loại theo thành phần, bản chất vật liệu nền:
– Composite nền kim loại: Là vật liệu tổng hợp được tạo thành từ các vật liệu nền như hợp kim titan, hợp kim nhôm… cùng vật liệu cốt là các sợi kim loại (Bo), sợi khoáng (Si, C)…
– Composite nền khoáng (Phổ biến nhất là Gốm): Vật liệu nền là các sợi kim loại (Bo), hạt gốm (Niton, Cacbua…)
– Composite nền hữu cơ: Là sự kết hợp của các vật liệu nền hữu cơ như cao su, nhựa, nhựa đường, giấy… với cốt sợi kim loại (Bo, Al), sợi khoáng (thủy tinh, carbon…)
Ưu – nhược điểm của vật liệu composite
Ưu điểm
– Khối lượng nhẹ, độ bền cao
– Độ cứng và uốn kéo tốt
– Có khả năng chịu đựng thời tiết (nồm ẩm, lạnh…) mà không bị biến dạng. Có khả năng chống tia UV
– Cách điện và cách nhiệt tốt
– Có khả năng kháng hóa chất và kháng ăn mòn, không cần sơn phủ chống ăn mòn. Dễ bảo quản mà không tốn nhiều công sức và chi phí
– Dễ tạo hình, tạo màu…
– Chi phí sản xuất và chi phí bảo dưỡng không quá cao
– Tuổi thọ sử dụng cao (theo nghiên cứu, thời gian sử dụng dài hơn kim loại và gỗ khoảng từ 2-3 lần)
Vật liệu composite có nhiều đặc tính ưu việt
Nhược điểm
– Khó tái chế, tái sử dụng khi bị hư hỏng
– Giá thành nguyên liệu thô tương đối cao
– Phương pháp gia công tốn nhiều thời gian so với các loại vật liệu khác
– Chất lượng vật liệu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của công nhân
Composite được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Với những ưu điểm trên, composite trở thành loại vật liệu được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống.
Một số ứng dụng cơ bản phải kể đến như:
– Làm vỏ động cơ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ
– Composite còn được sử dụng làm đường ống dẫn nước sạch (loại ống này còn được gọi là ống nhựa cốt sợi thủy tinh)
– Làm ống dẫn nước thải, hóa chất, ống thủy nông, ống dẫn nước nguồn qua các vùng nước bị ngập mặn hay nhiễm phèn. Composite cũng được dùng làm hệ thống ống thoát rác cho các tòa nhà cao tầng, làm thùng rác công cộng.
– Bạn đã nghe đến đá composite nhân tạo? Đây chính là vật liệu nội thất được ứng dụng trong làm mặt bếp đấy!
– Composite còn được dùng làm vỏ bọc các loại bồn, bể, thùng chứa hàng, mặt bàn ghế, trang trí nội thất…
– Trong công nghiệp điện, composite được sử dụng làm hệ thống sứ cách điện, các loại sứ chuỗi, sứ đỡ, sứ cầu giao, sứ trong các bộ thiết bị điện, chống sét, cầu chì…
– Làm ốp xe ô tô, xe máy, xe đạp; làm vỏ tàu thuyền…
– Trám răng thẩm mỹ bằng composite là giải pháp làm đẹp và xử lý các vấn đề răng miệng được ưa chuộng hiện nay
Composite trong sản xuất cửa composite là gì? Ưu – nhược điểm?
Vài năm trở lại đây, cửa composite, hay còn gọi là cửa gỗ nhựa composite, cửa gỗ composite… rất được khách hàng trên cả nước ưa chuộng.
Vậy composite trong sản xuất loại cửa này gồm những thành phần cụ thể nào, có ưu – nhược điểm như thế nào? Mời bạn tiếp tục theo dõi trong phần dưới đây nhé!
Bản chất vật liệu composite làm cửa gỗ nhựa
Vật liệu composite làm cửa composite là WPC (tên tiếng Anh là Wood Plastic Composite).
Bạn có thể tham khảo chi tiết về vật liệu này trong bài viết trên Wikipedia.
Thành phần của WPC, như chính tên gọi của nó gợi ra, bao gồm bột gỗ và bột nhựa (nhựa PVC, nhựa PE). 2 thành phần này được trộn đều, kèm với một số thành phần phụ gia tăng cứng. Khi được nung ở nhiệt độ cao, các hạt nhựa tan chảy, bọc lấy các hạt bột gỗ.
Sau khi được nung chảy, hỗn hợp WPC được dẫn vào khuôn đúc, giảm nhiệt từ từ để chuyển thành thể rắn theo đúng hình dạng mong muốn (ở đây là các cốt cửa).
Như vậy, đây là một loại composite cốt hạt (hạt gỗ và hạt nhựa). Trong đó, bột gỗ đóng vai trò là thành phần cốt lõi và bột nhựa là chất gia cường.
Những cánh cửa composite đẹp như thế này được làm từ vật liệu gỗ nhựa composite, bạn nhé!
Ưu – nhược điểm của vật liệu composite WPC trong làm cửa gỗ nhựa
Do được tạo thành từ 2 thành phần chính là bột gỗ và bột nhựa, cửa composite sẽ mang được những đặc trưng chủ yếu từ 2 loại vật liệu này.
Ưu điểm của vật liệu gỗ nhựa WPC trong làm cửa?
– Chống nước tuyệt đối. Do đó cửa composite là loại cửa được các kiến trúc sư khuyên nên dùng nhất cho cửa nhà vệ sinh, cửa nhà tắm
– Không bị cong vênh, trương nở, co ngót, mối mọt. Nhờ vậy, cửa nhựa gỗ khắc phục được hết tất cả những yếu điểm nói trên của cửa gỗ tự nhiên
– Trọng lượng nhẹ. Giảm thiểu nỗi lo cửa sệ cánh sau cánh sau một thời gian sử dụng
– Dễ dàng tạo dáng cho cánh cửa (cánh phẳng, dập huỳnh, soi chỉ, trổ ô kính…)
– Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
– Sản phẩm không chứa Formaldehyde và những chất độc hại cho sức khỏe và môi trường
Nhược điểm vật liệu gỗ nhựa:
– Độ cứng chắc không thể so được với cửa gỗ tự nhiên hay cửa thép vân gỗ, dễ bị biến dạng khi chịu tác động của ngoại lực.
+ Đây là lý do cửa composite được khuyến khích không nên làm cho vị trí cửa đại (cửa chính, cửa mặt tiền) vì tính an toàn kém, khả năng bảo vệ không cao
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tổng quan về cửa composite
Lưu ý khi làm cửa composite
Như trên đã nói, chất lượng vật liệu composite phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của công nhân.
Điều này lý giải cho việc trên thị trường hiện có nhiều đơn vị làm cửa gỗ nhựa composite nhưng chất lượng mỗi nơi một khác.
Mặt khác, chất lượng cửa cũng phụ thuộc vào một số thành phần phụ gia được cho vào trong quá trình sản xuất (ví dụ bột đá).
Tỷ lệ những thành phần này quá cao khiến cho cốt cửa giòn, dễ vỡ. Biểu hiện dễ thấy nhất là nhìn mặt cắt cánh sẽ thấy những lỗ nhỏ li ti, lỗ chỗ.
Trái lại, tại những đơn vị sản xuất uy tín, mặt cắt cánh rất mịn.
Buồn nỗi là khi đã làm thành bộ cửa hoàn thiện, bạn không thể biết được cốt bên trong thực sự thế nào. Vì thế, giải pháp tốt nhất là hãy tìm đến những đơn vị uy tín để được cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, đúng giá thành.
Trên đây là những thông tin tổng quan và chi tiết về vật liệu composite & ứng dụng của vật liệu gỗ nhựa trong sản xuất cửa nhựa gỗ.
Nếu có những thắc mắc cần được giải đáp, comment xuống phía dưới và Nhật Minh giải đáp giúp bạn.
Còn nếu bạn cần được tư vấn cửa composite, liên hệ ngay Hotline 098.466.1297 / 0968.568.733 để được tư vấn nhé!
Họ tên (*) Email (*) Số điện thoại (*) Yêu cầu của bạn
Bài viết liên quan:
- Các loại cửa giả gỗ: Ưu-nhược điểm và ứng dụng
- Kinh nghiệm lựa chọn cửa phòng ngủ đẹp, hợp phong thủy
- Cửa vệ sinh nên làm bằng chất liệu gì bền đẹp?
- Top 3 loại cửa vân gỗ cao cấp tốt nhất trên thị trường
- Ưu Nhược Điểm Cửa Nhựa Composite I Cửa Gỗ Nhựa
Từ khóa » Bột Nhựa Composite
-
Combo 1kg Nhựa Composite + 500gr Bột đá Tặng Xúc Tác ... - Shopee
-
Nhựa Composite Lỏng, Vật Liệu Composite: Keo Composite, Sợi ...
-
Bột đá Composite Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Combo 1kg Nhựa Composite + 500gr Bột đá Tặng Xúc Tác Làm ...
-
Bột Đá – Phụ Gia Chất Độn Cho Nhựa Composite
-
Nhựa Composite Là Gì? Nhựa Composite Có Tái Chế Được Không?
-
Bột đá CaCO3 - Phụ Gia Sản Xuất Nhựa Composite
-
Hướng Dẫn Cách Pha Chế Nhựa Composite Lỏng đúng Chuẩn
-
Bột đá Trắng Siêu Mịn Chất độn Cho Ngành Composite - Buffa Mineral
-
Cách Pha Chế Nhựa Composite đúng Cách, Chuẩn Mực Nhất
-
NHỰA COMPOSITE - POLYESTER - Hóa Chất Long Vũ
-
Đưa Bột Gỗ Thành Vật Liệu Composite Thân Thiện Với Môi Trường