Vật Lý 9 Bài 41: Quan Hệ Giữa Góc Tới Và Góc Khúc Xạ

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Chương 3: Quang Học Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Chương 3: Quang Học

Vật lý 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Vật lý 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ

Vật lý 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Vật lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì

Vật lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

Vật lý 9 Bài 46: Thực hành Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ

Vật lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Vật lý 9 Bài 48: Mắt

Vật lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Vật lý 9 Bài 50: Kính lúp

Vật lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học

Vật lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Vật lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng

Vật lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu

Vật lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

Vật lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Vật lý 9 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD

Vật lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới

2.2. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

2.3. Phương pháp giải

3. Bài tập minh hoạ

4. Luyện tập bài 41 Vật lý 9

4.1. Trắc nghiệm 

4.2. Bài tập SGK & Nâng cao

5. Hỏi đáp Bài 41 Chương 3 Vật lý 9

Tóm tắt bài

2.1. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới

  • Khi tia sáng đi từ không khí sang thủy tinh:

    • Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

    • Góc tới tăng (giảm) góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

  • Mở rộng

    • Người ta đã làm nhiều TN về hiện tượng khúc xạ. Khi chiếu ánh sáng từ không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau như thạch anh, nước đá, rượu, dầu.người ta đều thấy kết luận trên vẫn đúng.​

2.2. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

  • Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.

  • Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm) theo.

  • Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

2.3. Phương pháp giải:

2.3.1. Cách vẽ tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

  • Tiến hành theo các bước:

    • Vẽ tia tới, xác định điểm tới là giao điểm giữa tia tới và mặt phân cách giữa hai môi trường.

    • Vẽ pháp tuyến là đoạn thẳng vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.

    • Vẽ tia khúc xạ nằm ở bên kia pháp tuyến (không cần độ chính xác cao) như sau:

      • Khi tia sáng truyền từ không khí vào môi trường trong suốt rắn, lỏng…thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

      • Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt rắn, lỏng… vào không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

2.3.2. Sự thay đổi của góc khúc xạ theo góc tới

  • Dựa vào mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ:

    • Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm) theo.

    • Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

Bài 1

Chiếu một tia sáng từ trong nước ra không khí, với góc tới bằng 300 thì góc khúc xạ sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Góc khúc xạ lớn hơn 300.

Vì: Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.

Bài 2

Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

Hướng dẫn giải:

Hai lần khúc xạ vì khúc xạ lần thứ nhất từ nước qua thành thủy tinh, khúc xạ lần thứ hai từ thành thủy tinh qua không khí đến mắt.

4. Luyện tập Bài 41 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ  cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới
  • Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
  • Phương pháp giải bài tập Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ 

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì:

    • A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
    • B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
    • C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
    • D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
  • Câu 2:

    Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xuyên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

    • A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
    • B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
    • C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
    • D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 111 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 111 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 112 SGK Vật lý 9

Bài tập C4 trang 112 SGK Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 41 Chương 3 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Góc Tới Và Góc Khúc Xạ