Vầu đắng (vầu Lá Nhỏ) Là Một Loại Tre Với Nhiều Giá Trị Thực Tế
Có thể bạn quan tâm
Những điều cần biết về Vầu đắng một giống tre với nhiều giá trị thực tế. Vầu đắng (Indosasa amabilis McClure) là loài tiêu biểu cho nhóm tre không gai mọc tản có kích thước thân lớn ở Việt nam. Vầu đắng có trong rừng tự nhiên thứ sinh vùng Trung tâm Bắc Bộ và phụ cận với khả năng phục hồi nhanh sau khi bị tác động.
Đặc điểm nhận biết
Vầu đắng (Indosasa amabilis McClure) là loại tre không có gai. Mọc phân tán đơn độc từng cây riêng rẻ. Kích thước cây trung bình: Thân tre cao 17m, thẳng đứng, đường kính 10 cm, lóng dài 35cm, vách thân dày 1cm. Thân tre tươi có trọng lượng 30kg – Đây là loài điển hình cho nhóm tre mọc tản có kích thước thân to ở nước ta. Phần thân Vầu không có cành thì tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân Vầu có cành thường có vết lõm dọc dóng, vòng đốt phình to nổi gờ cao ngoài lớp vỏ.
Thân Vầu non màu xanh và có lông, thịt trắng. Thân già màu xanh xám, có địa y loang lổ, thịt hơi chuyển sang màu hồng. Cành cây thường có từ 1/2 thân trở về phía ngọn. Mỗi đốt của thân cây có 3 cành, cành to ở giữa, 2 cành nhỏ bằng nhau mọc hai bên cành to. Lá màu xanh sẫm hình mũi giáo, đầu vuốt nhọn, đuôi tù, dài 32cm, rộng 4 cm. Thân mo hình chuông, đỉnh nhô cao, đầy hơi xoè rộng. Mặt trong nhẵn, mặt ngoài có nhiều lông nhung màu tím sẽ sớm rụng khi lá mo chết. Lá mo hình mũi giáo. Tai mo thoái hoá thành một hàng lông. Thìa lìa là một đường gờ, xẻ răng như lông, sớm rụng. La mo sớm rụng, khi cây măng tỏa đuôi én thì mo trên thân cũng rụng gần hết.
Đặc tính sinh học, sinh thái học
Điều kiện tự nhiên
Khí hậu ít nóng, mưa nhiều, độ ẩm trong không khí cao. Hàng năm nhiệt độ bình quân từ 21-22 độ C, lượng mưa trên 1600mm (Bắc Quang – Hà Giang tới 4730mm), độ ẩm không khí 85-95%.
Địa hình đồi núi lớn có thể bị chia cắt địa hình thành thung lũng, độ dốc khoảng 30 độ. Độ cao so với mặt biển thường là 700m đến 1200m.
Đất hình thành từ những loại đá phiến, phong hóa tương đối thấp. Thành phần cơ giới là đất thịt có lẫn đá với nhau. Tầng đất thường sâu từ khoảng 50-80cm. Đất thường có màu nâu vàng, pH (KCl) = 3,2 – 4,6, C/N = 8,3 – 9,9, mùn đất tổng số (%) = 0,7 – 4,4, đạm tổng số (%) = 0,08 – 0,32.
Đặc điểm quần thể, sinh sản, sinh trưởng và phát triển
Rừng Vầu đắng là loại rừng thứ sinh hình thành sau khi những khu rừng gỗ nguyên sinh bị phá hại. Tuỳ trạng thái rừng là hỗn giao với cây gỗ hay thuần loại. Là mới phục hồi hay đã qua khai thác gỗ hoặc rừng tự nhiên ổn định mà mật độ cây trên 1 héc ta biến động từ 1300 đến 6000 cây. Tỷ lệ cây già ở rừng ổn định thường gấp hơn 2 lần ở rừng mới phục hồi và ngược lại tỷ lệ cây non ở rừng già chỉ bằng 1/4 ở rừng đã phục hồi. Vầu đắng có khả năng chịu bóng mát, ưa ẩm. Vầu đắng sinh trưởng tốt ở rừng có cây gỗ ở tầng trên, sườn âm, chân đồi hoặc theo những khe núi. Ở những nơi rừng thưa thớt, nhiều ánh sáng Vầu đắng sinh trưởng có vẻ kém hơn.
Có hàng ngàn ha rừng Vầu đắng trong tự nhiên thuần loại hoặc hỗn giao với nhiều loại cây gỗ. Gặp nhiều nhất là cây trong họ Đậu (Leguminosae), họ Re (Lauraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae). Dưới tán rừng Vầu đắng ổn định thường gặp các loài cây ưa ẩm và ưa bóng như (Homalomena occulta (Lour.) Schott), Sa nhân (Amomum villosum Lour.). Đặc biệt cây Lá dong (Phrynium placentarium (Lour.) Merr.) như là cây chỉ thị cho đất rừng Vầu đắng. Nơi nào Lá dong mọc tốt thì ở đấy rừng Vầu đắng cũng phát triển rất tốt. Thực vật ngoại tầng cũng khá phổ biến là Song mây (Calamus spp.).
Vầu đắng ra hoa đầu cành, bông chét dài tới 10cm mang nhiều hoa nhỏ. Hoa kết hạt nảy mầm cho một thế hệ mới nhưng chúng ta vẫn chưa theo dõi được quá trình phát triển của cây tái sinh từ hạt. Sau khi ra hoa thì cây Vầu sẽ chết. Vầu đắng cũng có thể ra hoa lẻ tẻ nhưng thường ra hoa rồi chết hàng loạt. Vào những năm 70 hầu hết Vầu đắng ra hoa rồi chết. Chu kỳ ra hoa chưa được theo dõi nhưng theo người dân thì cũng khá dài, khoảng trên 50 năm cây Vầu mới cho hoa.
Thân ngầm thường bò lan ở độ sâu 20-30cm có chỗ chồi cả lên mặt đất. Hàng năm thân ngầm sinh trưởng từ tháng 6 đến tháng 11. Mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Măng lên khỏi mặt đất đến lúc định hình từ tháng 2 đến tháng 5. Như vậy mùa măng Vầu đắng là mùa khô, đầu mùa mưa (khác với các loài cây tre mọc cụm mùa măng thường vào mùa mưa). Măng tuy đã lên khỏi mặt đất nhưng chỉ sống được 50% để phát triển thành cây. Số măng chết thường ở độ cao dưới 1m. Chính vì thế, có thể khai thác 1/2 số măng để làm rau ăn mà không ảnh hưởng gì đến rừng Vầu.
Vầu đắng 1-2 năm là tuổi non, 3-4 năm là tuổi vừa, từ 5 năm trở lên là già. Tuổi thọ không quá 10 năm. Tuổi khai thác là trên 4 năm.
Rừng Vầu đắng có khả năng phục hồi nhanh về số lượng (cây/ha). Sau khi bị tác động nhưng đường kính thì phục hồi rất chậm chạp.
Vùng phân bố
Cây vầu đắng mọc tự nhiên trong thiên nhiên và có nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên. Cũng có và có thể phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá.
Giá trị sử dụng
Gỗ Vầu đắng có tỷ lệ Xenlulo 43%, Lignin 25%, Pentosan 16%. Sợi thường có chiều dài 2,726 mm chiều rộng 22,7m, vách tế bào dày 10,34m. So với một số loài tre khác thì Vầu đắng có tỷ lệ thành phần Xenlulo hơi thấp. Ngược lại tỷ lệ Lignin và Pentosan lại cao hơn.
Vầu đắng được dùng làm nguyên liệu sản xuất đũa xuất khẩu. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là trong xây dựng các công trình. Tre Trúc Thái Dương đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu tre trúc uy tín tại TPHCM.
Măng Vầu đắng là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Thường được ăn tươi nhưng cũng có thể muối chua hoặc phơi khô. Măng đầu mùa thường ngọt, măng cuối vụ có vị đắng nhẫn.
Trồng vầu đắng và khai thác cây
Gây trồng:
Theo kinh nghiệm của nhân dân và kết quả thăm dò gây trồng. Thì có thể trồng Vầu đắng bằng giống thân khí sinh 1 tuổi có mang cành lá và một đoạn thân ngầm 50-80cm. Thời gian trồng tốt nhất vào đầu mùa xuân. Tỷ lệ sống đạt 80-90% và phát triển mạnh.
Thông thường chỉ cần bảo vệ măng, ngăn chặn sâu bệnh phá hoại, giữ rừng. Khai thác hợp lý thì rừng Vầu đắng sẽ phát triển nhanh.
Xem thêm: Cây Luồng: đặc điểm, ứng dụng, kỹ thuật trồng và khai thác.
Khai thác:
Nếu chúng ta chăm sóc rừng Vầu đúng kỹ thuật. Thì chúng ta có thể khai thác 1/3 số cây hiện có, chu kỳ 4 năm. Có thể áp dụng công thức: chặt 1/2 số cây hiện có, chu kỳ 4 năm cho lần chặt đầu tiên rừng Vầu đắng ổn định trong tự nhiên có mật độ 6000 cây/ha và tỷ lệ cây già 60-70%.
Kết luận
Vầu đắng là một trong những loại cây mang lại nhiều giá trị kinh tế cao cho người dân. Được ứng dụng nhiều trong xây dựng, sản xuất giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thi công công trình tre trúc, cung cấp thực phẩm cho con người.
Các bạn có nhu cầu tìm hiểu cũng như sử dụng Vầu đắng thì xin đừng ngần ngại liên hệ với Tre Trúc Thái Dương. Nhân viên chúng tôi sẽ tư vấn tận tình và cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết nhất đến tất cả các bạn.
Nguồn: Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Đánh giáTừ khóa » Hinh Anh Cay Vầu
-
Xứ Sở Cây Vầu Ra Những Củ Măng To Bự, Hễ Nghe Tiếng Sấm Là đắng
-
Cây Vầu đắng - Cây Hàng Rào - Cây Công Trình
-
Độc đáo Lọ Hoa Làm Từ Cây Măng Vầu - Dân Sinh
-
Phát Triển Cây Vầu Theo Hướng Bền Vững - Báo Thanh Hóa
-
Trồng Cây Vầu, Hướng Thoát Nghèo Của Người Dân Yên Khương
-
Người Dân Quan Sơn Giảm Nghèo Nhờ Trồng Cây Vầu
-
Cây Vầu đắng Trên Vùng đất Yên Khương | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Măng Vầu, đặc Sản Núi Rừng - Nông Sản Việt
-
Mùa Vầu Xứ Tuyên
-
Kỹ Thuật Trồng Vầu đắng - Hội Nông Dân Tỉnh Bắc Kan
-
Rừng Vầu ở Xứ Sở Tây Bắc
-
Nhân Dân Xã Yên Thắng đang Chăm Sóc Rừng Vầu Của Gia đình
-
Huyện Biên Giới Quan Sơn được Thiên Nhiên Ban Tặng Cho Diện Tích ...