Về Bắc Ninh Ghé Thăm Làng Gốm Phù Lãng - Lữ Hành Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những tấm áo tứ thân gắn với hình ảnh liền anh liền chị trong những làn điệu quan họ tha thiết, ngọt ngào. Về vùng đất Kinh Bắc, du khách còn được khám phá và chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm đẹp và độc đáo tại làng gốm Phù Lãng.
- Ghé thăm cây đa 13 gốc Hải Phòng với tuổi đời hơn 300 năm
- Hồ Đồng Chanh Lương Sơn Hoà Bình - điểm dã ngoại đẹp tựa 'Thuỵ Sĩ thu nhỏ'
- Điểm danh các địa điểm du lịch Cẩm Thuỷ Thanh Hóa mang nét đặc trưng
- Lịch sử của làng gốm Phù Lãng
- Quy trình tạo ra một sản phẩm gốm tại làng gốm Phù Lãng
- Khám phá nét đẹp của làng gốm Phù Lãng
Lịch sử của làng gốm Phù Lãng
Làng gốm Phù Lãng là một trong những làng gốm truyền thống nổi tiếng trong cả nước. Làng gốm thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km. Để đến thăm làng gốm bạn có thể chọn những phương tiện khác nhau cho chuyến hành trình của mình. Từ Hà Nội có thể đi xe máy theo quốc lộ 5 rồi rẽ lên đường 1A mới. Tới bùng binh cầu vượt ở Bắc Ninh thì rẽ phải theo đường đi Phả Lại, tiếp đó bạn đi xuống một con đường làng nhỏ qua chợ Châu Cầu chừng 5 - 10 phút là tới. Ngoài ra, du khách còn có thể đi xe bus số 54 từ Long Biên về thành phố Bắc Ninh rồi tiếp tục bắt xe Bắc Ninh - Sao Đỏ sẽ về qua làng gốm Phù Lãng.
Làng gốm Phù Lãng đã có lịch sử hình thành và phát triển vô cùng lâu đờiTheo sử sách ghi lại, ông tổ nghề của làng gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử sang Trung Quốc. Ông học được nghề làm gốm và về truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này được truyền cho dân cư đôi bờ sông Lục Đầu, sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thế kỷ 13( thời nhà Trần) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, vẫn còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 - 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng nâu...
Check - in tại làng gốm Phù LãngQuy trình tạo ra một sản phẩm gốm tại làng gốm Phù Lãng
Làng gốm Phù Lãng ra đời cách đây hơn 700 năm, nổi tiếng với các sản phẩm đồ gia dụng như vại, ấm, nồi, chum, chậu hoa, đôn cảnh, ... Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhờ bắt nhịp được với thị hiếu của thị trường, người làng Phù Lãng đã tìm ra hướng đi mới cho sự phát triển của làng nghề. Đó chính là việc phát triển dòng sản phẩm gốm mỹ nghệ. Gốm Phù Lãng tập trung vào ba loại hình: - Gốm dùng trong tín ngưỡng như: lư hương, đài thờ, đỉnh... - Gốm gia dụng: lọ, bình, chum, vại, ống điếu... - Gốm trang trí: bình, ấm hình thú, chậu hoa...
Các nghệ nhân đang trang trí hoa văn trên các sản phẩm gốmNguyên liệu để tạo ra các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt, trải qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công. Cũng như nhiều làng gốm truyền thống khác như Bát Tràng (Gia Lâm), Thổ Hà (Việt Yên) phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay, hoạt động xung quanh bàn xoay có 3 người, trong đó có một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay, và một người chạy ngoài. Đối với sản phẩm có kích thước nhỏ, cần có 2 người tạo sản phẩm: một người chuốt và một người vần bàn.
Gốm được tạo hình thủ công tỉ mỉ và cẩn thậnSản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay không thấy dính, lúc ấy người thợ tiến hành thúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, để cho ráo. Lúc này nếu thấy trên sản phẩm có vết rạn nứt thì sẽ vá lại bằng đất mịn và nát. Bước cuối cùng để hoàn thành sản phẩm là ve, nạo. Sau đó, sản phẩm được tráng một lớp men lên. Chất liệu làm men tráng gồm có: tro cây rừng, vôi sống, vôi ống nghiền nát, bùn phù sa trắng. Bốn nguyên liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định, rồi chế thành một chất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, những sản phẩm đều có màu trắng đục.
Đây là bước rất khó, vì vậy đòi hỏi nghệ nhân phải có nhiều kinh nghiệmSau khi đã được tráng men và phơi khô, gốm được xếp thành từng chồng để đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian của lòng lò. Muốn vậy người thợ thủ công phải xếp chậu nhỏ trong chậu to, hàng bé nằm trong hàng lớn… Cứ như thế, sản phẩm được xếp tận nóc lò. Cách xếp hàng này có tác dụng là tất cả các khoảng trống trong lò đều có sản phẩm. Thời gian đun lò kéo dài 12 giờ.
Khám phá nét đẹp của làng gốm Phù Lãng
Những sản phẩm gốm của làng Phù Lãng không chỉ đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương mà còn góp phần tạo nên nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Kinh Bắc.
Làng gốm Phù Lãng là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của miền đất quan họKhác với những làng gốm khác, sản phẩm gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn màu da lươn trông vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Thêm nữa, nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc nhưng chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Phương pháp độc đáo mới lạ giúp tạo ra các sản phẩm gốm cực kì bắt mắtVới lòng yêu nghề, sức sáng tạo, trên chất cốt truyền thống, họ đã vẽ lên một diện mạo hoàn toàn mới cho sản phẩm truyền thống bằng cách thay đổi kiểu dáng và thêm vào họa tiết, hoa văn trang trí trên sản phẩm. Có rất nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người sử dụng như: đèn, bình hoa, đôn, phù điêu, … Đặc biệt, những chiếc lọ trang trí có sự kết hợp giữa gốm và gỗ đang rất thịnh hành.
Tranh gốm nổi tiếng làng Phù Lãng được làm thủ côngMột sản phẩm bạn không thể bỏ qua khi đến với làng gốm Phù Lãng, đó chính là dòng tranh gốm. Nhờ sự khéo tay, tinh tế và tỉ mỉ của người thợ gốm đã tạo nên những bức tranh vô cùng sống động. Để tạo nên một bức tranh gốm cần trải qua nhiều công đoạn từ dàn đất, tạo hình, cắt tranh, phơi tranh, nung, ghép tranh… Riêng với tranh gốm thì phải nung bằng lò ga cho bức tranh đất “chín” đều, không bị cong, vênh, tránh bụi, bẩn hay cháy đen.
Sự tỉ mỉ, tinh tế của những người thợ lành nghề đã tạo nên tác phẩm tuyệt đẹpXem thêm các tour du lịch khám phá miền Bắc giá hấp dẫn tại đây |
Thật đáng tiếc khi bạn ghé thăm làng gốm Phù Lãng mà không mua cho mình những bức tranh gốm để trang trí cho không gian gia đình mình cũng như làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Hiện nay, các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng không chỉ xuất hiện ở các thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu đi các nước khác như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… với các sản phẩm phong phú đa dạng.
Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Từ khóa » địa Chỉ Bạn Gốm Phù Lãng ở Hà Nội
-
Mua Sản Phẩm Gốm Phù Lãng Tại Hà Nội Ở Đâu ? Hỏi Đáp Gốm Xưa
-
đại Lý Gốm Phù Lãng Tại Hà Nội
-
Gốm Phù Lãng
-
Cửa Hàng Báu Loan - Sản Phẩm Làng Gốm Phù Lãng - Logo Diachiso
-
Gốm Phù Lãng - Sản Phẩm đồ Gốm Nổi Tiếng Khắp Vùng Quê Kinh Bắc
-
Gốm Xưa Phù Lãng - Home | Facebook
-
Gốm Xưa Phù Lãng - Posts | Facebook
-
Gốm Phù Lãng: Mộc Mạc Hồn Quê Giữa Phố Thị - VOV Giao Thông
-
Làng Gốm Phù Lãng - Địa điểm Tham Quan Cuối Tuần Ngay Gần Hà Nội
-
Dạo Phù Lãng Mua Gốm Trang Trí Nhà - AFamily
-
Làng Gốm Phù Lãng Cổ, Phấn Trung, Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh
-
Làng Gốm Phù Lãng
-
Đặc Sắc Làng Nghề Gốm Phù Lãng
-
Làng Gốm Phù Lãng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bao Giờ Gốm Phù Lãng “xuất Ngoại”? - Báo Biên Phòng
-
Đặc Sắc Làng Gốm Phù Lãng
-
Nỗi Niềm Gốm Phù Lãng - Báo Nhân Dân
-
Làng Gốm Phù Lãng Với Diện Mạo Mới | Đặc Sản địa Phương